Đánh giá trường tiểu học đông la

Hà Nội: Phụ huynh ấm lòng vì chính sách học phí năm học 2021- 2022

Một trong những nỗi lo thường trực của phụ huynh vào đầu năm học mới là các khoản phí phải đóng góp để đảm bảo cho con được học tập.

Các tác giả khi viết SGK đều có sự kế thừa

Góp ý cho sách giáo khoa [SGK] là cần thiết, nhưng phải có trao đổi, làm rõ vì có một số thông tin thiếu chính xác, thậm chí là bịa hoàn toàn. 

Đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá học sinh: Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới

Không công thức hay theo khuôn mẫu, cách kiểm tra, đ.ánh giá học sinh đã và đang được giáo viên áp dụng linh hoạt; nhất là với giáo viên dạy lớp 1 – năm đầu tiên thực hiện Chương tr...

Buổi học đầu tiên của học sinh lớp 1 mới ra sao?

Với tiết học hôm nay, tôi đã thay đổi nhiều về phương pháp dạy học, tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh tự khám phá kiến thức, làm quen với bạn, tự tin giao tiếp.

Xong lớp 1 mà chưa đọc thông, viết thạo coi như chưa được giáo dục

Học sinh lớp 1 vào đầu năm chưa biết đọc viết đến hết năm học vẫn chưa biết đọc thông viết thạo, thì coi như là chưa được giáo dục và như thế là lãng phí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễ...

Những năm gần đây, bình quân mỗi năm xảy ra  gần 3.000 vụ bạo lực trẻ em trong gia đình. Đó là con số thống kê các vụ việc bị phát hiện đưa ra ánh sáng, bị xử lí còn con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều.

Em Bùi Thị Phương Thảo - Trường tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng: Em thấy vẫn còn tình trạng bạo lực gia đình với trẻ em, ví dụ như ở gần nhà em có bạn học sinh lớp 3 bị bố mẹ đánh bầm tím hết chân tay, không cho đi học, còn bỏ đói không cho ăn. Em nghĩ vì lý do gì thì cha mẹ cũng không nên làm thế với con của mình.

Chuẩn bị tham gia diễn đàn vì trẻ em cấp tỉnh năm 2019, các em trường tiểu học Đông la, huyện Đông Hưng sẽ mang đến diễn đàn tiểu phẩm: “ Bố ơi, con muốn đi học” Ông bố trong tiểu phẩm “ Bố ơi, cho con đi học” là một người đàn ông có tư tưởng trọng nam, hơn nữ. Con trai thì đầu tư cho học hành, chiều chuộng, trong khi lại cấm con gái đi học, khi lên cơn say rượu, ông bố này còn lăng mạ, đánh đập, bắt con ở nhà để còn sai vặt, không cho con đến lớp.

Theo như bà Trần Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng, những người đàn ông như trong tiểu phẩm không còn nhiều trong xã hội ngày nay, nhưng chưa phải là đã hết. Cũng như tư tưởng trọng nam, hơn nữ là nguyên nhân gây ra nhiều vụ bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em vẫn còn tồn tại dai dẳng trong xã hội Việt Nam, nhất là vùng nông thôn.

Bà Trần Thị Hiền - Hiệu trưởng trường tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng: Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, tỷ lệ nam, chiếm tỷ lệ cao, tại trường tiểu học Đông La, có những lớp, có những năm học chiếm tới 2 phần là nam giới, chỉ có 1/3 là nữ giới. Cũng xuất phát từ tư tưởng trọng nam, nên người ta chọn giới tính giới, dẫn đến mất cân bằng giới tính như hiện nay. Do đó trường tiểu học Đông La đã thống nhất chọn chủ đề phòng chống bạo lực trẻ em trong gia đình trên cơ sở giới để tham gia diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2019.

Em Võ Hương Giang - học sinh trường tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng: Thông qua diễn đàn này, con muốn mình được sống trong 1 gia đình yên ấm, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình và mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến con cái mình nhiều hơn.

 

Diễn đàn Trẻ em cấp tỉnh năm 2019 do sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức có chủ đề “Trẻ em với các vấn đề về trẻ em”. Đây là một chủ đề khá rộng cho các em tham gia diễn đàn lựa chọn những vấn đề, gần gũi, sát thực với đời sống của trẻ em ở thành thị và nông thôn để mang đến diễn đàn. Ông Bùi Văn Huân - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh đánh giá rất cao các tiết mục tham gia diễn đàn của trường tiểu học Đông La và các đơn vị khác, với chủ đề phòng chống bạo lực trẻ em là một chủ đề rất nóng cần chính tiếng nói của các em.

Ông Bùi Văn Huân - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình: Trong giai đoạn vừa qua, nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến trẻ em đã được báo chí phản ánh. Qua diễn đàn này, ngành Lao động, thương binh và xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em mong các tổ chức xã hội và nhà trường, gia đình hãy cùng chung tay thực hiện quyền trẻ em, đảm bảo đúng luật Bảo vệ, chăm sóc Trẻ em. Nội dung trẻ em và các vấn đề về trẻ em được bàn và tham gia các hoạt động, nói tâm tư của các em về các vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em, dư luận cũng quan tâm đến vấn đề này.

Tham gia diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2019, các em không chỉ được thể hiện năng khiếu, bày tỏ những mong muốn của mình qua các tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm mà các em sẽ thể hiện những mong muốn của mình qua các bài hùng biện, qua việc thảo luận nhóm và đưa ra các câu hỏi liên quan đến quyền trẻ em để đối thoại với khách mời là lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh. Đây cũng là sân chơi thường niên của các em trong Tháng hành động vì trẻ em nhằm phát huy quyền tham gia, quyền được học tập, vui chơi và phát triển năng khiếu của trẻ được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Chủ Đề