Đầu năm có nên đi nhiều chùa không

Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? 13 Điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết

Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? Bài viết này của META sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này, đồng thời giúp bạn năm được 13 điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Xem nhanh nội dung

  • Mùng 1 Tết có nên đi chùa không?
  • 13 điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết

Mùng 1 Tết có nên đi chùa không?

Mùng 1 Tết là ngày đầu tiên của năm mới theo Âm lịch và người Việt Nam thường có những kiêng kỵ nhất định trong ngày này để có một năm may mắn, tốt lành. Vậy nên khá nhiều người thường băn khoăn có nên làm điều này, làm điều kia trong ngày mùng 1 Tết hay không và có nên đi chùa vào ngày mùng 1 không cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Trên thực tế, không chỉ có ngày mùng 1 Tết mà vào các ngày mùng 1, ngày rằm hằng tháng, người Việt Nam cũng đều có thói quen đi chùa. Đặc biệt có người còn đi lễ chùa từ lúc giao thừa khi bắt đầu những phút giây bước sang một năm mới. Từ lâu, đi chùa vào dịp đầu năm đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Đi chùa đầu năm không chỉ để vãn cảnh chùa, để cầu bình an cho gia đình, người thân mà còn là để tìm đến chốn linh thiêng, tìm cho mình những phút giây yên bình, lắng đọng để nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại những chuyện đã qua và cầu mong cho một năm mới tốt lành hơn.

Đầu năm có nên đi nhiều chùa không

13 điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết

Mặc dù đi chùa vào mùng 1 Tết là một nét đẹp thể hiện truyền thống lâu đời của người Việt, thế nhưng khi đi chùa vào ngày này cũng có những điều kiêng kỵ mà bạn cần phải nhớ. Dưới đây là 13 điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết để bạn tham khảo:

1.Không nên ăn mặc phản cảm, hở hang khi đi lễ chùa vào mùng 1 Tết bởi chùa là nơi thanh tịnh, trang nghiêm vì vậy trang phục cần kín đáo, gọn gàng.

2. Tuyệt đối không đi giày dép vào cửa Tam bảo: Đi dép vào Tam bảo là điều kiêng kỵ ở hầu hết các chùa. Chính vì thế bạn cần chú ý điều này khi đi lễ chùa.

3.Không đi vào Tam bảo từ cửa chính mà nên bước vào từ cửa bên, đồng thời không đặt chân lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

4. Không nên quay phim chụp ảnh trong chùa, đặc biệt là tượng Phật nếu chưa được sự cho phép của nhà chùa.

5.Không chạm tay vào tượng Phật: Điều này thể hiện sự bất kính đối với chư Phật.

6. Không nên đi cắt ngang qua những người đang quỳ lạy hay làm lễ Phật.

7. Nếu muốn để tiền công đức thì nên để vào những hòm được quy định, không nên đặt lung tung.

8. Không nên đốt quá nhiều nhang khi đi lễ chùa.

9. Không được dùng miệng để thổi nến hoặc hương mà nên dùng tay để xua và tắt lửa.

10. Trước khi đi lễ chùa tránh quan hệ nam nữ.

11. Khi đi lễ chùa vào mùng 1 không nên cười nói to mà cần giữ trật tự bởi chùa là nơi thanh tịnh, yên tĩnh.

12. Không tự ý sử dụng những đồ vật trong chùa.

13. Không ngắt hoa, bẻ cành lộc trong chùa.

Đầu năm có nên đi nhiều chùa không

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết mùng 1 Tết có nên đi chùa không và 13 điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm:

  • Bài khấn đi chùa ngắn gọn, văn khấn đi chùa đầu năm chuẩn nhất
  • Những câu thơ hay về đi chùa, bài thơ đi chùa lễ Phật ngắn
  • Stt đi chùa tịnh tâm, cap đi chùa cầu bình an hay nhất
  • Văn khấn Tam Bảo tại chùa, tại nhà chuẩn nhất

Xem thêm: mùng 1 tết có nên đi chùa không, những điều kiêng kỵ mùng 1 tết, tết, tết nguyên đán

Đầu năm có nên đi nhiều chùa không

Phong tục ngày Tết là đi chùa, tục lệ đầu năm mới này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam bởi đây là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Chính vì vậy, mỗi dịp xuân về các gia đình đã chọn cho mình những ngày đi lễ chùa cuối năm, đầu năm nhằm để ước nguyện mọi điều tốt đẹp.

Trước khi có ý định đi lễ chùa vào đầu năm mới thì trước hết cần chú ý về trang phục đi lễ chùa. Cần mặc trang phục dài, kín đáo và lịch sự, không nên mặc những loại quần áo quá ngắn, hở hang hay lòe loẹt như quần, váy ngắn, áo hở phản cảm,... để tránh gây phản cảm và thiếu tôn trọng nơi linh thiêng nơi cửa Phật.

Hiện nay nhiều người lựa chọn cho mình những bộ đồ lam khi đến chùa, mang những đồ dùng cần thiết tránh mang quá nhiều thứ như mũ, túi xách, giày dép,... gây nhiều khó khăn cho quá trình di chuyển.

Về tinh thần chuẩn bị trước ngày đi lễ Phật ở chùa cần phải chú ý đời sống sinh hoạt thường ngày như ăn chay, làm việc thiện,... để tâm được thanh tịnh, không vướng những chuyện phiền não, lo âu,...

Với những ai đi lễ chùa thì cần phải xác định rằng, đầu năm đi lễ chùa là chỉ để cầu bình an, may mắn và sức khỏe. Còn nếu muốn cầu về đường công danh, tài, lộc đầu năm thì không nên đến chùa lễ Phật mà nên đến các đình, đền để cầu.

Khi đi lễ chùa, bạn chỉ nên chuẩn bị các lễ chay như xôi, chè, oản, hoa quả,… Không mang những lễ vật mặn như thịt, giò, chả,…Không nên sắm sửa tiền âm phủ hay vàng mã khi đi lễ tại chùa, nếu có thì chỉ nên đặt một ít ở bàn thờ thánh mẫu hoặc Đức Ông. Nếu bạn muốn đặt tiền thật thì hãy bỏ vào hòm công đức ở chùa.

Hầu hết mọi kiêng kỵ, cách cúng khấn và chuẩn bị lễ đều giống với những ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng.

Tết đi lễ chùa ngày nào tốt nhất?

Nên đi chùa vào mùng mấy Tết? Mỗi ngày sẽ có ý nghĩa riêng khác nhau:

- Mùng 1

Theo phong tục lâu đời của dân tộc ta, năm mới đi lễ chùa vào ngày mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc không thể thiếu vào mỗi dịp đầu năm mới. Ngoài ra, mọi người còn chiều 30 dâng hương lễ chùa hoặc đêm giao thừa cuối năm để cầu cho bản thân và gia đình thuận hòa, mạnh khỏe, tấn tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi,.....

Chính vì vậy, mùng 1 tết đi lễ chùa sẽ hứa hẹn một năm mới ngập tràn hạnh phúc, bình an và viên mãn.

- Mùng 2, 3

Mùng 2, mùng 3 Tết có nên đi chùa? Đi chùa mùng 2 và đi chùa mùng 3 tết sẽ cầu được tài lộc vượng phát, tiền tài dư giả, xúng xính cả năm. Bởi ngày mùng 2, 3 chính là ngày lễ đón Hỷ Thần mang lại may mắn cùng với sự hạnh phúc viên mãn.

- Mùng 4

Theo quan niệm xưa kia, ngày mùng 4 chính là ngày các gia đình làm cơm cúng để tiếp đón các vị thần từ thiên đình xuống hạ giới để cai quản.

Nếu đi chùa ngày Tết mùng 4 thì điều ước nguyện sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực. Đặc biệt, mùng 4 đi chùa rất tốt để cầu duyên.

- Mùng 6

Ngày mùng 6 là một ngày bình an, tốt lành và có nhiều giờ đẹp sẽ phù hợp cho việc xuất hành đầu năm giúp mang lại tài lộc cùng may mắn cho gia chủ.

Nếu đi chùa vào ngày này sẽ cầu được bình an, sức khỏe và gia đạo cực thịnh.

Chùa nào đầu năm được nhiều du khách quan tâm?

Bạn đang phân vân không biết Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021 này nên đi chùa nào đầu năm để xin quẻ đầu năm, dâng sao giải hạn, xin bùa may mắn bình an và cầu tài cầu lộc cũng như sức khỏe cho gia đình.

Sau đây sẽ là 11 ngôi chùa linh thiêng nhất cho mọi người về viếng thăm mỗi dịp Tết đến, xuân về: Chùa Bái Đính (Ninh Bình), đền Trần (Nam Định), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình), Thiền Viện Trúc Lâm (Vĩnh Phúc), đền ông Hoàng Bảy (Lào Cai), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), đền Mẫu Đồng Đăng và Mẫu Sơn (Lạng Sơn).

Cách bày lễ khi đi lễ chùa đầu năm

Ban to nhất ở cửa chính trong chùa là ban Tam Bảo thờ phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư phật thì đầy đủ nhất phải gồm 5 món: Hương - nến - hoa - quả - nước.

Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành chân thật. Tuyệt đối không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền thật lên ban Tam Bảo.

Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức coi như đó là tiền cúng dường. Tuyệt đối không cúng đồ lễ mặn trong chùa, kể cả để ở ban Đức Ông.

Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong… tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.

Khi thắp hương thì có thể thắp 3 nén nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn.

Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất.

Thậm chí nếu không muốn cầu kỳ chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo.

Nội dung cầu khẩn khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu Phật pháp.

Thứ tự khi lễ chùa đầu năm

Đầu tiên là đặt lễ vật thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát.

Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ nhà hậu.

Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.