Dạy tích hợp là gì

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học như: địa lí, hóa học, giáo dục công dân, Anh văn, ngữ văn, sinh học….

Xen thêm: Cách nhận xét sổ liên lạc

Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức có sự tương đồng đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học đi học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học không giống nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể sắp xếp dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn còn lại.

Xem thêm: Phương pháp dạy học sinh tiểu học

Ưu điểm dạy học tích hợp với học sinh

Nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.

Những nội dung đã tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác vì các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn khác nhau nữa. Điều đó không những tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ nhạt trong việc học, làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành những cỗ máy lập trình sẵn nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú.

Xem thêm: 5 phương pháp nhớ lâu hiệu quả nhất

Ưu điểm dạy tích hợp liên môn với giáo viên

Giáo viên đã có sự am hiểu những kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình nên dễ dàng tổng hợp và rút gọn kiến thức thành những ý chính dễ hình dung và không bị trùng lặp.

Giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn là người đứng ra tự tổ chức, kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho học sinh trong và ngoài lớp học với phương pháp này.

Những giáo viên các bộ môn có liên quan sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy.

Bài viết tham khảo: Trò chơi tập làm cô giáo dạy học sinh

Khuyết điểm – khó khăn của dạy học tích hợp

Thoạt đầu, những bước cần chuẩn bị để giảng dạy kiểu mới còn gặp nhiều trục trặc về việc thống nhất giáo án và phương thức dạy. Tuy nhiên, điều đó là có cơ sở để dễ dàng giải quyết vì giáo án và cách dạy được quyết định dựa trên kĩ năng chuyên môn sư phạm và có lộ trình từ Bộ Giáo dục & Đào tạo. Vấn đề bất cập lớn hơn chính là tâm lí giáo viên với sức ép liên môn vừa phải giảng dạy cho các em dễ tiếp thu mà vừa phải giúp các em ứng dụng được vào thực tiễn, không rời xa lí thuyết.

Xem thêm: Học sinh lười học, chúng ta nên làm gì?

Giáo viên cần chuẩn bị gì

Giáo viên cũng không cần phải trang bị thêm quá nhiều về mặt kiến thức vì cơ bản vẫn là dạy môn học mà mình đang thị phạm. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã có những khóa luyện tập về các kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phối hợp với công nghệ thông tin, điện tử.

Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để:

  • Xây dựng các nội dung chính để giảng dạy
  • Xác định những năng lực có thể nâng cao cho hs trong từng nội dung
  • Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá trình độ của học sinh
  • Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh
  • tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.

Xem thêm: Gia sư là gì

Bộ GD-ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường.

Những ngày qua, có rất nhiều ý kiến về dạy học tích hợp trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [gọi tắt là dự thảo]. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên cho rằng, mục đích của giáo dục không phải là giữ các môn học. Không có môn học nào là “bắt buộc phải tồn tại cả”.

“Chúng ta cần phẩm chất, năng lực; để có phẩm chất, kỹ năng phải có kiến thức và cách thức vận dụng kiến thức đó. Chúng ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như tích hợp, liên môn… Cái nào đạt được mục đích giáo dục thì chúng ta làm. Nếu dạy độc lập không đạt hiệu quả thì môn học tồn tại độc lập không để làm gì.

Vậy dạy học tích hợp là gì? Vì sao phải dạy học tích hợp? Sau đây là một số trao đổi về các vấn đề này.

Dạy học tích hợp là gì?

Về từ nguyên, tích hợp [Integration] có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở các bộ phận riêng lẻ, tức là kết hợp các phần, các bộ phận với nhau trong một tổng thể. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp dùng để chỉ tư tưởng giáo dục toàn diện, làm cho con người phát triển hài hòa, cân đối.

Trong dạy học ở bậc phổ thông, tích hợp được hiểu là sự tổ hợp theo một cách thức nào đấy một số nội dung cần thiết cho việc hình thành, phát triển năng lực người học thành một môn học mới; hoặc tạo môn học mới từ một số nội dung của các môn học khác; hay có thể lồng ghép thêm các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học… Dạy học tích hợp được hiểu là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn sao cho học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng đã có thuộc các lĩnh vực để giải quyết được nhiệm vụ học tập và qua đó mà hình thành kiến thức, kỹ năng mới.

Vì sao phải dạy học tích hợp?

Cội nguồn của tư tưởng dạy học tích hợp xuất phát từ tính chỉnh thể của khoa học. Dù được phân thành nhiều lĩnh vực khác nhau để phù hợp với năng lực nhận thức của con người, song về bản chất, khoa học vốn dĩ là một chỉnh thể và chỉnh thể đó tồn tại độc lập với sự phân chia của con người.

Sự thực là, mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới quanh ta đều có mối liên hệ mật thiết với một số sự vật, hiện tượng khác theo các mức độ khác nhau. Mỗi tình huống mà chúng ta gặp phải hàng ngày đều là những tình huống tích hợp của một số tình huống khác. Ví dụ, nếu chỉ thông báo rằng, ngày 24/11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc máy bay Su 24 của Nga thì đơn thuần đó chỉ là một sự kiện lịch sử. Nhưng nếu đi sâu vào bản chất thì sẽ thấy rằng sự kiện lịch sử đó nằm trong bối cảnh quan hệ kinh tế, địa chính trị cực kỳ phức tạp.

Chính vì thế, để nhận biết được một sự vật hiện tượng, cần phải có kỹ năng được hình thành bởi kiến thức và kinh nghiệm tổng hợp từ nhiều lĩnh vực; để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn cần phải sử dụng phối hợp các kiến thức và các kỹ năng khác nhau.

Dạy học tích hợp ở bậc học phổ thông là một trong những cách thức giúp học sinh nhận thức sự vật, hiện tượng khoa học theo đúng bản chất quan hệ của nó với các sự vật, hiện tượng khác. Trong sự kiện lịch sử bắn hạ máy bay ở trên, nếu vận dụng được kiến thức địa lý về Trung Đông, về nhu cầu cảng biển giúp vươn tầm ra thế giới của Nga…, nếu phân tích được quan hệ kinh tế, chính trị của Thổ Nhỹ Kỳ với các nước trong khu vực và với các cường quốc trên thế giới, tức là xem xét sự kiện lịch trong mối quan hệ hữu cơ của nó với các kiến thức khác, thì sẽ rút ra được nhiều điều thú vị.

Chúng ta đều biết rằng, mục tiêu tối thượng của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là phát triển năng lực của con người. Biểu hiện của năng lực là kỹ năng giải quyết một tình huống có ý nghĩa, chứ không phải ở việc tiếp thụ một lượng tri thức rời rạc. Chính vì có khả năng làm cho con người nhận thức được các sự vật, hiện tượng theo đúng mối quan hệ vốn có của chúng với thế giới xung quanh, nên dạy học tích hợp là một cách thức rất hữu hiệu để học sinh phát triển năng lực.

Lợi ích của dạy học tích hợp là gì?

Giáo dục phổ thông là giáo dục con người từ khi còn thơ ấu cho đến hết cấp THPT. Trong giáo dục phổ thông, luôn phải giải quyết sự mâu thuẫn giữa yêu cầu khối lượng kiến thức giúp người học phát triển toàn diện và quỹ thời gian cũng như tâm, sinh lý của người học.

Ngoài lợi ích từ việc làm cho người học hiểu đúng bản chất của sự vật hiện tượng trong chỉnh thể của nó, dạy học tích hợp còn là một cách thức hữu hiệu trong việc tích hợp được nhiều kiến thức mà lại không có quá nhiều đầu môn học, phù hợp với xu thế tinh lọc kiến thức trong giáo dục phổ thông hiện đại. Một số kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được tích hợp vào cùng một môn học.

Sự tích hợp này sẽ làm rõ được sự gắn kết giữa các kiến thức ấy, đồng thời tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung của các môn học. Nói cách khác, dạy học tích hợp giúp giảm được kiến thức không thực sự phù hợp với mục đích giáo dục, để có điều kiện tăng kiến thức phù hợp. Tức là dạy học tích hợp góp phầp đắc lực vào giáo dục toàn diện. Hơn nữa, khi mỗi sự vật, hiện tượng được nhìn nhận trong mối quan hệ hữu cơ với các sự vật, hiện tượng khác thì sẽ khơi dậy được cảm hứng tìm tòi, khám phá của người học.

Dạy học theo các môn học [như hiện nay] có khó khăn gì?

Chỉ cần để ý rằng, hiện nay mỗi ngày trên toàn thế giới có tới vài nghìn cuốn sách được xuất bản thì thấy ngay rằng, không thể thực hiện giáo dục phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau.

Trong nhà trường phổ thông, nếu mỗi môn học đều phải là một bộ môn khoa học chính thống, nhận thức về mỗi môn học đều phải như nhận thức về một bộ môn khoa học, phải bảo đảm tính hệ thống bộ môn… thì có lẽ không thời gian nào cho đủ, không nền giáo dục [phổ thông] nào làm được! Vả chăng, để giúp con người phát triển toàn diện và hài hòa đức, trí, thể, mỹ thì điều quyết định không phải là khối lượng kiến thức mà là cách cấu trúc kiến thức như thế nào.

Rất nhiều bất cập hiện nay ở nền giáo dục phân khoa học thành các môn học có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ việc mỗi môn học đều chú trọng về tính hàn lâm, ít gắn với thực tiễn và thiếu sự gắn kết hữu cơ với nhau, như tự thân vốn có của khoa học và thực tiễn.

Chương trình giáo dục phổ thông được cấu trúc thế nào?

Nguyễn Văn Khánh
Đại học Sư phạm Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề