Sau khi tiêm mũi lao bao lâu thì mưng mủ

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lao? Việc tiêm phòng vắc xin lao đem lại những lợi ích nào? Nên tiêm phòng cho các đối tượng và thời điểm nào để hiệu quả tiêm phòng được tốt nhất? Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm là gì? Trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đem lại ý nghĩa nào không? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh lao và vắc xin lao

Giới thiệu về bệnh lao

Hình thái của trực khuẩn lao – nguyên nhân gây bệnh lao

Trước hết, lao là bệnh lý do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis [MTB] gây ra. Loại vi khuẩn này có thể lây truyền qua không khí nên có tốc độ truyền nhiễm rất nhanh. Do vậy, chỉ cần hít chung không khí với người mắc bệnh thì đã có nguy cơ mắc bệnh với tỉ lệ cao.

Khi nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh dễ bị mắc các biến chứng ở phổi. Sau đó, có thể lây sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh cùng các hệ cơ quan khác.

Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ định đưa vắc xin phòng lao BCG vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vắc xin được áp dụng tiêm chủng rộng rãi cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng.

Vắc xin phòng bệnh lao BCG

  • Lịch tiêm chủng: + Thực hiện tiêm 1 mũi duy nhất

    + Liều tiêm 0,1ml.

  • Đối tượng tiêm chủng: nên thực hiện tiêm cho trẻ sơ sinh với các điều kiện + Thực hiện tiêm càng sớm càng tốt.

    + Tốt nhất là trong tháng đầu sau sinh với trẻ có cân nặng >2,5 kg

  • Đường tiêm vắc xin + Thực hiện kĩ thuật tiêm trong da

    + Vị trí tiêm: ở mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái.

Các phản ứng thường gặp sau tiêm lao

Xuất hiện vết sưng đỏ tại nơi tiêm

Cũng như khi tiêm chủng các loại vắc xin nói chung, khi tiêm phòng vắc xin lao BCG có thể khiến trẻ có những phản ứng thông thường như:

  • Tình trạng sưng, đỏ đau tại vị trí tiêm;
  • Trẻ có thể sốt sau khi tiêm
  • Tình trạng quấy khóc dai dẳng; trẻ có thể chán ăn, cảm giác mệt mỏi;
  • Xuất hiện tình trạng nổi ban;
  • Trẻ có thể bị nổi nốt sần nhỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, nốt sần này thường mất trong vòng 30 phút mà không cần bất cứ can thiệp điều trị nào.

Ngoài ra, sau 3 – 4 tuần, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ do tiêm phòng vắc xin lao

  • Cụ thể là tại vết mưng mủ sẽ xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2 – 3 ngày rồi đóng vẩy.
  • Tiếp đó, sau 2 tuần, vẩy sẽ bong ra để lại vết sẹo lõm đường kính ~5mm.
  • Vết sẹo là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã có hiệu quả trên trẻ .
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, sau khi tiêm 3 – 5 tuần trẻ có thể + Bị viêm hạch + Hoặc có thể bị sưng hạch quanh vùng cổ hoặc sau tai

    + Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị phản ứng nhẹ

Những biểu hiện như sốt nhẹ, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao và sưng tấy tại vết tiêm sau khi tiêm phòng là rất bình thường. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng. Khi đưa trẻ về nhà sau khi tiêm phòng, bố mẹ có thể theo dõi thêm các phản ứng và xử lý theo các chỉ dẫn sau:

  • Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ + Dùng nước lau mát cho trẻ

    + Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ ý tế

  • Nếu trẻ bị sưng đau tại vị trí tiêm + Có thể chườm mát tại nơi tiêm bằng khăn sạch thấm nước lạnh. + Lưu ý, tránh không chạm vào vết tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.

    + Chú ý, tuyệt đối không được dùng chanh hoặc khoai tây cắt mỏng để đắp vào chỗ tiêm. Mục đích để tránh gây kích thích chỗ tiêm, có thể gây đau đồng thời tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết tiêm.

Nếu sau khi tiêm vắc xin các phản ứng  trở nên nặng hơn như:

  • Trẻ sốt cao, bỏ bú…kéo dài từ 1 – 2 ngày
  • Xuất hiện tình trạng sưng to tại vết tiêm
  • Trẻ bị nổi hạch sưng to và kéo dài >6 tuần thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ

Trường hợp trẻ bị sốt cao kèm theo khó thở, tím tái và hôn mê thì đưa trẻ vào trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trường hợp trẻ không bị mưng mủ sau tiêm phòng lao

  • Ngược lại với trường hợp trên, trong một số trường hợp sau khi tiêm phòng vắc xin lao, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao thường sẽ mất từ 1 – 5 tháng mới bắt đầu xuất hiện vết mưng mủ.
  • Trường hợp trong vòng 5 tháng chưa thấy tình trạng mưng mủ sau khi tiêm thì bố mẹ phải chờ.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp đã chờ nhưng vẫn không thấy tình trạng mưng mủ tại nơi tiêm, không thành sẹo thì nên cân nhắc đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin lao lại một lần nữa

Tóm lại, lao là một bệnh rất dễ lây nhiễm. Khi mắc bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, tiêm vắc xin vẫn là ưu tiên hàng đầu để trẻ có thể chủ động phòng ngừa bệnh tật một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Cần lưu ý đến trường hợp trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao để đánh giá đáp ứng hiệu quả của vắc xin đồng thời xử trí nếu có tình trạng nào bất thường xảy ra nhé!

Hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em tiêm mũi lao nhưng không bị mưng mủ, không để lại sẹo ở cánh tay. Vậy tiêm mũi lao không để lại sẹo có bị sao không?

Nguyễn Quang Trường [1988]

Trả lời

Chào bạn! Không biết con nhà bạn đã tiêm phòng lao được bao lâu rồi? Thông thường sau khi tiêm phòng lao khoảng 2 tuần đến 1 tháng, tại vết tiêm sẽ mưng mủ. Sau đó vài tuần sẽ tạo thành sẹo đường kính khoảng 5mm. Nhưng không có nghĩa là tất cả trẻ em tiêm phòng bệnh lao đều có phản ứng như vậy, và không có phản ứng không có nghĩa là tiêm phòng không có hiệu quả. Tùy theo cơ địa, đáp ứng miễn dịch của từng bé, không phải bé nào sau 2 tuần cũng mưng mủ tại nơi tiêm, có bé 1 tháng mới mưng mủ, thậm chí có những bé từ 3 -6 tháng mới tạo thành sẹo. Và có những bé không bị loét, không có sẹo nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch.


Tuy nhiên nếu sau 6 tháng mà bé vẫn không mưng mủ và để lại sẹo thì bạn có thể đưa bé đi làm phản ứng Mantoux [phản ứng da tuberculin]. Nếu kết quả âm tính và IDR = 0 thì chắc chắn con bạn không có đáp ứng miễn dịch và phải tiêm lại vắc-xin phòng lao BCG.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ? Nếu không mưng mủ có làm sao không? là thắc mắc thường trực của nhiều cha mẹ mỗi khi đưa con đi chủng ngừa lao. Hãy cùng chúng tôi hóa giải những lo lâu trên trong bài viết dưới đây.

Cũng như các loại vắc xin khác, tiêm vắc xin lao có thể gây ra một số phản ứng thông thường và sẽ tự khỏi không cần phải điều trị như:

- Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C

- Sưng, đỏ, đau ở vết tiêm

- Nổi nốt sần nhỏ, đỏ tại chỗ tiêm [thường biến mất sau 30 phút]

- Quấy khóc, bứt rứt, mệt mỏi

- Nổi ban

Ngoài ra, phản ứng điển hình nhất của tiêm vắc xin lao là sau khoảng 2 tuần đến 1-2 tháng, tại vị trí tiêm mưng mủ trong 2-3 ngày rồi đóng vảy. Sau 2 tuần, vảy bong ra, tạo thành một vết sẹo khoảng 3-5mm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc xin đã có hiệu quả, trẻ đã có miễn dịch với vi khuẩn lao. 

Trường hợp khác, trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch quanh vùng cổ, nách, dưới xương đòn trái sau khi tiêm từ 3-5 tuần. Hạch này sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng mà không để lại di chứng. Do vậy, phụ huynh không cần quá mức lo lắng nhưng vẫn phải thực hiện theo dõi, kiểm tra trẻ theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.

Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ?

Thông thường vết tiêm sẽ mưng mủ sau khi tiêm lao khoảng từ 2 tuần đến 2 tháng [có trường hợp bé lên mủ lâu hơn]. Tùy theo đáp ứng miễn dịch của từng bé mà thời gian mưng mủ sẽ khác nhau. Thậm chí có bé không bị loét, không lên sẹo nhưng cơ thể vẫn có đáp ứng miễn dịch.

Nếu sau 6 tháng mà bé vẫn không mưng mủ hay có sẹo, cha mẹ có thể đưa bé đi xét nghiệm xem đã có kháng thể kháng lao chưa. Nếu chưa nghĩa là bé không có đáp ứng miễn dịch và phải tiêm lại vắc xin BCG.

"Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ" là băn khoăn của nhiều cha mẹ

Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm lao

Khi đưa trẻ về nhà, gia đình cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn sau:

Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ có thể lau mát cho trẻ ở vùng bẹn, nách. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nếu bé sưng đau tại vết tiêm, có thể chườm mát quanh vùng tiêm bằng khăn sạch thấm nước mát. Khi ôm bé tránh chạm, tì đè vào vết tiêm. Không thoa, đắp thuốc hoặc bất cứ chất gì vào chỗ tiêm để tránh kích thích, gây đau cho bé và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vết tiêm đã lên mủ cần được giữ sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế động chạm làm bé đau nhức. Các mẹ nên để vết mủ tự vỡ, tự lành, không tự ý nặn hay chích rạch vì có thể gây nhiễm trùng.

Nếu các phản ứng thông thường sau tiêm kéo dài trên 2 ngày và nặng hơn như: sốt cao, bỏ bú, vết tiêm sưng to, hạch sưng to kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị. 

Nên tiêm phòng lao ở đâu tại Hà Nội?

Tại khu vực Hà Nội, gia đình có thể đưa trẻ chích ngừa tại Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông [Số 9 Phố Viên, P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội]. Trung tâm luôn cập nhật đầy đủ vắc xin BCG phòng lao có xuất xứ rõ ràng, bảo quản đúng chuẩn, giúp ngừa bệnh tối ưu. 

Trước khi tiêm phòng, trẻ được khám trước tiêm với bác sĩ chuyên khoa vắc xin để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, đáp ứng điều kiện tiêm chủng. Gia đình sẽ được tư vấn loại vắc xin, đường tiêm, liều lượng, lịch tiêm, phản ứng sau tiêm và cách chăm sóc trẻ. Chi phí vắc xin luôn được giữ bình ổn, không đội giá vào những mùa cao điểm dịch bệnh. Khách hàng được miễn phí hoàn toàn phí khám trước và sau tiêm với bác sĩ chuyên khoa. 

>>> Xem thêm: Chi phí tiêm phòng lao

Trẻ được thăm khám tận tình bởi bác sĩ chuyên khoa

Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại Trung tâm tiêm chủng sở hữu trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản tại các trường y khoa danh tiếng, kinh nghiệm dày dặn trong thăm khám và xử lý tình huống, tâm lý và biết cách dỗ dành trẻ, giúp trẻ có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình tiêm. Sau tiêm 30 phút, trẻ được theo dõi trong phòng chờ thoáng mát, có khu vui chơi, đảm bảo sức khỏe tốt trước khi ra về.

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng thắc mắc cho các bậc cha mẹ về vấn đề tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ. Để đặt lịch tiêm cho bé, cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề