Để dự trữ thức an trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp ủ xanh với

Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh. Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh. Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Câu 12. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

    A. Đất cát, đất thịt, đất sét

    B. Đất thịt, đất sét, đất cát
    C. Đất sét, đất thịt, đất cát

    D. Đất sét, đất cát, đất thịt
    Câu 13. Phân chuồng, phân lân, phân rác……… thuộc nhóm phân:

    A. Phân khó hoà tan B. Phân hóa họcC. Phân vi sinhD. Phân hữu cơ

    Câu 14. Đất có độ pH = 6 thuộc loại đất:

A. Đất trung tínhB. Đất kiềmC. Đất mặnD. Đất chua

Câu 15. Bón phân quá liều lượng, không cân đối sẽ làm cho:

A. Năng suất tăng cao

C. Chất lượng sản phẩm tốt hơn.
B. Tăng độ phì nhiêu cho đất

D. Gây độc hại cho đất và cây trồng
Câu 16. Biện pháp nào sau đây không đúng khi bảo quản phân hóa học:

A. Đựng trong chum vại đậy kín.

B. Để nơi cao ráo, thoáng mát.
C. Để lẫn lộn các loại phân hóa học.

D. Không để lẫn phân hóa học

  • 09:28, 10/10/2018

    I. KỸ THUẬT Ủ XANH (Ủ CHUA) THỨC ĂN CHO TRÂU, BÒ

    Ủ xanh là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Dự trữ được thức ăn trong thời gian dài.

    1. Nguyên liệu: (tính theo trọng lượng 100kg thức ăn thô xanh)

    - Thức ăn xanh: 100 kg cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Guatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn...

    - Bột ngô hoặc bột cám gạo: 5-10kg (không bị ẩm, mốc, thối hỏng...).              

    - Muối ăn: 0,5kg (nhằm tạo tính ngon miệng và bổ sung thêm chất khoáng cần thiết cho gia súc khi sử dụng).

    2. Thời vụ ủ: Có thể ủ quanh năm, nhưng để dự trữ thức ăn cho vụ đông thì tiến hành ủ từ tháng 9-11 dương lịch vì thông thường nếu ủ theo đúng kỹ thuật có thể bảo quản thức ăn sau ủ từ 3-4 tháng. 

    3. Hố, túi ủ và các dụng cụ cần thiết:

    Tùy theo điều kiện kinh tế và điều kiện của từng nông hộ, địa phương mà có thể sử dụng hố xây hoặc hố đào có lót bạt dứa hay dùng túi nilon để ủ.

    - Hố ủ: Chọn nơi cao ráo, không ứ đọng nước, thuận tiện đi lại và cạnh chuồng nuôi. Hố có thể có thể làm hố tròn, hố vuông hay hình chữ nhật. Kích thước tùy vào số lượng gia súc và định lượng thức ăn/con/ngày. Tuy nhiên với hố có thể tích 1m3 (1m x 1m x 1m) có thể chứa 300-400kg nguyên liệu. Do đó, nên làm 1 hố ủ có dung tích ủ đảm bảo trữ lượng thức ăn đủ cho số lượng gia súc sử dụng trong vòng 15-20 ngày.

    - Túi ủ: Dùng túi nilon bên ngoài là bao tải dứa hoặc có thể tận dụng vỏ bao đựng phân đạm làm túi ủ. Thông thường 3 túi ủ được 100kg thức ăn xanh.

    - Các dụng cụ cần thiết: Dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn dùng để băm, thái thức ăn. Bạt, bao dứa, rơm rạ, tấm lợp... để che đậy hố ủ.

    3. Kỹ thuật ủ: 

    Khi ủ có thể sử dụng và ủ nhiều loại cỏ với nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo các bước sau:

    Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu:

    Cỏ thu hoạch về tiến hành băm, thái thành từng đoạn dài 3-5cm, sau đó đem đi phơi tái.

    - Phơi dưới sân hoặc bạt dứa sạch để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong cỏ. Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65-70% là phù hợp để đem ủ.

    - Kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ bằng cách dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong vòng 1 phút, rồi từ từ nhả ra và thấy:

    + Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá để lại đường gấp không rõ ràng, không bị gẫy nát thì độ ẩm đạt 65-70%.

    + Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá không để lại đường gấp, không bị dập nát thì độ ẩm trên 70% tiếp tục phơi.

    + Cỏ bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%, nếu là cỏ non đem ủ thì có chất lượng tốt, cỏ già sẽ cứng nên khi đem vào túi ủ rất dễ bị thủng túi.

    Bước 2:  Cân và phối trộn nguyên liệu:

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành cân theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5-10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu.

    Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.

    Bước 3:  Cách ủ:

    - Với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày.

    + Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 - 20cm, rồi dùng tay lèn chặt, chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián... cắt thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.

    - Với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không vào.

    - Sau 1 tháng ủ thì có thể lấy ra cho gia súc ăn được.

    II. PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN

    Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho trâu, bò ăn quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay ngày thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là: Trâu, bò: 7-12kg; bê, nghé: 4-7kg. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm.

    Lưu ý: Trâu, bò có chửa ở thời kỳ cuối, trâu, bò nuôi con, bê, nghé quá nhỏ, đang bị tiêu chảy không cho ăn thức ăn ủ xanh.

    Nông Bình Nhu

     (Biên soạn)

    Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

    Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

      • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
      • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

      (trang 104 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

      Để dự trữ thức an trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp ủ xanh với

      Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

      Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

      Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

      Trả lời:

      – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

      – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

      – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

      (trang 106 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

      Để dự trữ thức an trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp ủ xanh với
      Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

      Trả lời:

      Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

      Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

      Lời giải:

      – Mục đích chế biến thức ăn:

      + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

      + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

      + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

      + Loại trừ chất độc hại.

      + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

      – Mục đích của dự trữ thức ăn:

      + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

      + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

      + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

      Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

      Lời giải:

      Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

      – Cắt ngắn:

      – Nghiền nhỏ.

      – Xử lí nhiệt.

      – Ủ men.

      – Hỗn hợp.

      – Đường hóa tinh bột.

      – Kiềm hóa rơm rạ.

      Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

      Lời giải:

      Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

      – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… (Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang)

      – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. (Ủ xanh rau).