Đề tài bảo tồn đa dạng sinh học

.

Cập nhật lúc: 06:04, 26/02/2021 [GMT+7]

Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cho biết, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều đề tài khoa học sử dụng ngân sách liên quan bảo tồn đa dạng sinh học.

Cụ thể, tỉnh đã thực hiện tổng cộng 9 đề tài, trong đó có đề tài nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số giống hoa cắt cành mới có giá trị kinh tế và có tiềm năng xuất khẩu phù hợp với Đà Lạt và trong tỉnh như cúc, cẩm chướng, lay ơn, đồng tiền; đề tài nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng; đề tài giám định di truyền các dòng chuối Laba bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Tỉnh cũng thực hiện đề tài điều tra, sưu tập và nhân giống các loài Trà mi [Camellia] ở Lâm Đồng; nghiên cứu nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo trong tỉnh; nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của Bò lai F1 giữa Bò nhà [Bos taurus] và Bò tót [Bos gaurus] tại vùng rừng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng.

Các nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đề tài đánh giá khả năng khai thác và sử dụng cây Đảng sâm [Codonopsis Javanica] tại Lâm Đồng làm dược liệu và đề tài tuyển chọn một số loài cây Thông Caribe [Pinus caribeae Morelet], Bạch tùng [Dacrycarpus Imbricatus Blume] và Thông năm lá [Pinus dalatensis de Ferre] bổ sung tập đoàn cây trồng rừng kinh tế tại tỉnh hiện nay.

GIA KHÁNH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT MÔN HỌC

 Bảo tồn Đa dạng sinh học [Biodiversity conservation]

[Dành cho hệ Thạc sỹ]

I. Thông tin về môn học

Mã số môn học: BCO 621

Số tín chỉ: 2

II. Thông tin về giảng viên

1. Giảng viên: TS. Hồ Ngọc Sơn

                        Email:     Điện thoại: 0976 501 716

2. Trợ giảng:

III. Mục tiêu

3.1. Kiến thức:

Sau khi kết thúc học phần học viên có hiểu được khái niệm, giá trị của đa dạng sinh học nói chung và với Việt Nam nói riêng, thực trạng suy thoái đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp bảo tồn cũng như chính sách,thể chế liên quan đến bảo tồn, các phương pháp điều tra đánh giá đa dạng sinh học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3.2. Kỹ năng:

Sau khi kết thúc học phần học viên có khả năng phân tích đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với con người và sự phát triển bền vững, phân tích các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học và đề xuất được các giải pháp quản lý bảo tồn trên cơ sở các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học. Học viên cũng có thể tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện điều tra giám sát đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn.

IV. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học gồm 04 chương:

Chương 1 Tổng quan về Đa dạng sinh học

Chương 2 Bảo tồn Đa dạng sinh học

Chương 3 Các cấp độ bảo tồn

Chương 4: Bảo tồn và phát triển bền vững

V. Nhiệm vụ của học viên

- Dự lớp: Ít nhất 80% số tiết học quy định

- Hoàn thành các bài tiểu luận

- Tự học tối thiểu 60 tiết ở nhà

VI. Tài liệu học tập

 [1]. Đặng Huy Huỳnh, 2011. Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học, Bộ Tài Nguyên và Môi

trường, Hà Nội

[2]. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009. Đa dạng sinh học và bảo tồn [Sách chuyên khảo dùng cho Cao học ngành Lâm nghiệp], Nhà Xuất bản Nông nghiệp.

[3]. Nguyễn Hoàng Nghĩa,1999. Bảo tồn Đa dạng sinh học, Nhà Xuất bản Nông nghiệp

[4]. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn [2002], Đa dạng sinh học. Nxb ĐH quốc gia HN

[5]. Lê Trọng Cúc [2002], Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nxb ĐH Quốc gia, HN.

[6]. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường [1992], Sách đỏ Việt Nam [phần động vật]. Nxb  Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Bộ Khoa học Công nghệ [2007], Sách đỏ Việt Nam [phần thực vật]. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, Hà Nội

[9]. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, 2012. Đánh giá tác động BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng. Nhà xuất bản Tài nguyên-môi trường và Bản đồ Việt nam. Hà Nội.

VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên

- Dự lớp

- Kiểm tra giữa học kỳ

- Thi cuối học kỳ/tiểu luận

VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 [lấy 1 chữ số thập phân]

         Trọng số điểm tổng kết môn học:

- Điểm 1: Điểm chuyên cần: 0,2

- Điểm 2: Kiểm tra giữa kỳ/ tiểu luận: 0,3

- Điểm 3: Thi cuối kỳ/tiểu luận: 0,5

IX. Nội dung chi tiết môn học

Tuần

Nội dung

Tài liệu

Ghi chú

1

Chương 1. Tổng quan về đa dạng sinh học [6 tiết]

1. Khái niệm Đa dạng sinh học

1.1. Định nghĩa về đa dạng sinh học.

1.2. Các cấp độ của đa dạng sinh học

1.3. Sự phân bố của đa dạng sinh học.

2. Giá trị của đa dạng sinh học

2.1. Các giá trị trực tiếp

2.2. Các giá trị gián tiếp

3. Hiện trạng đa dạng sinh học

3.1. Hiện trạng

3.2. Tuyệt chủng trong quá khứ

3.3.  Suy thoái đa dạng sinh học

3.4. Mất mát đa dạng sinh học

3.5. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học

4. Hiện trạng và giá trị đa dạng sinh học Việt Nam

4.1. Tổng quát

4.2. Đa dạng loài động vật, thực vật

4.3. Đa dạng hệ sinh thái

4.4. Đa dạng các vùng địa lý sinh vật

[1], [4], [5],

[2], [4], [5],

[6], [7]

2

Chương 2. Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững [8 tiết]

2.1. Tổng quan về bảo tồn

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Lý do bảo tồn

2.1.3. Nguyên tắc của bảo tồn đa dạng sinh học

2.1.4. Sự khác nhau giữa bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn nguồn gen

2.2.  Sinh học bảo tồn

2.2.1. Tiến hóa và sự hình thành loài

2.2.2. Các yếu tố làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền

2.2.3. Các nhóm loài dễ bị tuyệt chủng

2.2.4. Nguy cơ của quần thể nhỏ

2.2.5. Những con đường dẫn đến tuyệt chủng

2.3. Phương pháp bảo tồn

2.3.1. Các bước đi chính của bảo tồn

2.3.2. Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học

2.3.3. Phân hạng mức độ đe dọa

2.3.4. Phân hạng khu bảo tồn

[2], [4], [5],

[6], [7]

3

Chương 3: Các cấp độ bảo tồn [8 tiết]

3.1. Bảo tồn quần xã

3.1.1. Các khu bảo tồn

3.1.2. Thiết lập ưu tiên cho bảo vệ

3.1.3. Các thỏa thuận quốc tế

3.1.4. Thiết kế các khu bảo tồn

3.1.5. Quản lý các khu bảo tồn

3.1.6. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

3.1.7. Sinh thái phục hồi

3.2. Bảo tồn quần thể và loài

3.2.1. Những bất cập của quần thể nhỏ

3.2.2. Quần thể biến thái

3.2.3. Sinh thái học cá thể

3.2.4. Sự hình thành tái lập quần thể mới

3.2.5. Chiến lược bảo tồn chuyển vị

3.2.6. Các cấp độ bảo tồn loài

3.2.7. Bảo tồn bằng pháp chế

3.3. Bảo tồn di truyền

3.3.1. Quần thể kích thước nhỏ và bảo tồn

3.3.2. Các trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật trên thế giới

3.3.3. Nhiệm vụ thu thập nguồn gen thực vật

3.3.4. Phương pháp thu thập

3.3.5. Phương pháp thu thập truyền thống

3.3.6. Thu thập nguồn gen In-vitro

3.3.7. Thu thập nguồn gen có sự tham gia

3.3.8. Thu thập ngân hàng gen hạt nhân

3.3.9. Phân loại nguồn gen sau thu thập

3.3.10. Xây dựng cơ sở dữ liệu

3.4. Công nghệ sinh học trong bảo tồn

3.4.1. Khái niệm về công nghệ sinh học

3.4.2. Lĩnh vực nghiên cứu của công nghệ sinh học

3.4.3. Lược sử phát triển của công nghệ sinh học

3.4.4. Công nghệ sinh học trong bảo tồn

3.4.5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn

[2], [4], [5],

[6], [7]

[2], [4],

   4

Chương 4. Bảo tồn và phát triển bền vững [8 tiết]

4.1.  Bảo tồn và phát triển bền vững

4.1.1. Phát triển bền vững

4.1.2. Các xã hội truyền thống và đa dạng sinh học

4.1.3. Những nỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững

4.1.4.Vai trò của các nhà sinh học bảo tồn

4.2. Biến đổi khí hậu

4.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu

4.2.2. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu

4.2.3. Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học

4.3. Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển bền vững

4.3.1. Tương tác giữa suy thoái đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu

4.3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững trên thế giới

4.3.3. Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở Việt Nam

4.4. Nghiên cứu đa dạng sinh học

3.1. Các chủ đề nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

[8], [9]

5

Thi, kiểm tra kết thúc học phần

Chủ tịch Hội đồng khoa học                                                              Người viết đề cương

  PGS.TS. Trần Quốc Hưng                                                                 TS. Hồ Ngọc Sơn

Video liên quan

Chủ Đề