Đề thi môn sử lớp 7 học kì 1

Đề thi Lịch sử lớp 7 học kì 1 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà Mobitool muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo với Mobitool nhé.

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sử gồm 2 đề kiểm tra cuối kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 1 môn Địa lý 7, đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7, đề thi học kì 1 môn Sinh học, môn Toán. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

TRƯỜNG THCS……………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2021-2022

MA TRẬN

Nội dung Nhận Mức độ duy Tổng
biết Thông hiểu Vận dụng điểm
TN TL TN TL TN TL
1. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á C1

0.5đ

0.5đ
2. Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê C5

0.25đ

0.25đ
3. Nước Đại Việt thời Lý C5

0.25đ

C2

0.5đ

C6a

2.5đ

C6b

0.5đ

3.75đ
4. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên C5

0.5đ

0.5đ
5. Văn hóa – giáo dục thời Trần C3

0.5đ

C4

0.5đ

6. Nhà Hồ và cải cách Hồ Quý Ly C7a

C7b

Tổng số câu 2 1/2 3 1/2 1 7 câu
Tổng điểm 1.5đ 1.5đ 2.5đ 1.5đ 10 đ

Câu 1: Nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc ở Đông Nam Á là gì?

A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.

B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

C. Sự xung đột giữa các nước Đông Nam Á.

D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước.

Câu 2: Vì sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.

C. Trâu bò là động vật quý hiếm.

D. Trâu bò là động vật linh thiêng.

Câu 3: Bộ chính sử đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Việt Nam sử lược [Trần Trọng Kim]

B. Đại Việt sử ký toàn thư [Ngô Sỹ Liên]

C. Đại Việt sử ký [Lê Văn Hưu]

D. Khâm định Việt sử thong giám cương mục [Quốc sử quán triều Nguyễn]

Câu 4: Vì sao Nho giáo được trọng dụng dưới thời Trần?

A. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

B. Có nhiều nhà nho giỏi

C. Do Phật giáo đã quá phát triển

D. Đáp án B, C đúng

Câu 5: Nối các mốc thời gian với các sự kiện lịch sử tương ứng:

Thời gian Đáp án Sự kiện
1. Năm 968

2. Năm 1226

3. Năm 1010

4. Năm 1400

5. Năm 1258-1288

a. Nhà Trần thành lập

b. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

c. Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế.

d. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

Câu 6 [3đ]

a] Giáo dục và văn hóa thời Trần được phát triển như thế nào?

b] Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào?

Câu 7 [4đ]

a] Em hãy trình bày nội dung những cải cách của Hồ Quý Ly?

b] Nhận xét về những cải cách đó?

[Từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng được 0.5đ]:

1.B

2.A

3.C

4.A

Câu 5 [mỗi ý đúng được 0.25đ]: 1.c 2.a 3.b 5.d

Câu Đáp án Điểm
Câu 6 [3đ]

Câu 7

[4đ]

HS phải trả lời được các ý cơ bản sau:

a] * Giáo dục:

– Năm 1070, xây dựng Văn Miếu.

– Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

– Năm 1076, xây dựng Quốc Tử Giám => trường đại học đầu tiên của nước ta.

– Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

=> Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục.

– Đạo Phật được coi trọng và phát triển.

* Văn hóa:

– Văn hóa dân gian đa dạng, phổ biến thường xuyên, tạo sự bình đẳng trong xã hội.

– Kiến trúc, điêu khắc phát triển, tiêu biểu là hình rồng thời Lý.

=> Nền văn hóa mang tính dân tộc – văn hóa Thăng Long.

b] Tùy vào khả năng liên hệ thực tế và đánh giá của HS để cho điểm

a] Nội dung cải cách:

– Chính trị: + Cải tổ hàng ngũ quan lại.

+ Đổi tên một số đơn vị hành chính.

+ Cử quan thăm hỏi đời sống nhân dân.

– Kinh tế: + Phát hành tiền giấy.

+ Ban hành chính sách hạn điền.

+ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

– Xã hội: + Thực hiện chính sách hạn nô.

+ Cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.

– Văn hóa – giáo dục: + Thay chữ Hán bằng chữ Nôm.

+ Thay đổi chế độ thi cử.

– Quốc phòng: + Tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới.

+ Phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố.

b] Nhận xét [tùy vào khả năng của HS]

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

1.0

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề ki Lịch sử 7 kì 1

Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 – 2021 gồm 6 đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 môn Sử có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Mỗi đề thi kì 1 lớp 7 môn Lịch sử có đáp án kèm theo giúp các bạn thuận tiện hơn trong ôn tập và củng cố kiến thức. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều tư liệu tham khảo ra đề thi. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 7 tham khảo thêm đề thi học kì 1 các môn Toán, Ngữ văn, Sinh học để có thêm nhiều tài liệu học tập đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

VỎ CHANH GIÚP GIẢM CÂN, NGỪA UNG THƯ ZALO 0985364288

  • Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 – Đề 1
    • Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử
    • Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử 
  • Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 – Đề 2
    • Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử
    • Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 – Đề 1

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử

A. Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

A. Nông dân tự do.

B. Nông nô.

C. Nô lệ.

D. Lãnh chúa phong kiến.

Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 3. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến phát triển.

B. Cản trở sự phát triển kinh tế lãnh địa.

C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.

D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.

Câu 4. Ai là người tìm ra châu Mĩ?

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Ph. Ma-gien-lan.

Câu 5. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất lần đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?

A. Eo biển giữa châu Âu và châu Phi.

B. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ.

C. Mũi cực Nam của châu Phi.

D. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.

Câu 6. Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô nước ta đặt ở

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Thăng Long.

D. Mê Linh.

Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương nhờ

A. Quân của ông mạnh hơn các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy.

B. Lực lượng của các sứ quân khác lúc này suy yếu.

C. Liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ.

D. Ông có tài, được nhân dân ủng hộ, đánh đâu thắng đấy.

Câu 8. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với nước ta là gì?

A Đánh đuổi giặc ngoại xâm.

B. Dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước.

C. Đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước.

D. Phá bỏ nền thống trị hơn 1. 000 năm của phong kiến phương Bắc.

Câu 9. Thời Lý – Trần, bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Điều đó chứng tỏ

A. nhà nước phong kiến đạt đỉnh cao.

B. các vua quan tâm đến việc phát triển đất nước.

C. sự hoàn chỉnh của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. nhà Vua muốn thâu tóm mọi quyền hành.

Câu 10. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Nhật Duật.

Câu 11. Câu nào dưới đây Không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên?

A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông- Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

Câu 12. Dựa vào mũi tên hướng tấn công của quân Mông Cổ trên lược đồ xác định đây là lần tấn công nào của chúng?

A. Lần I năm 1258.

B. Lần II năm 1285.

C. Lần III năm 1287.

B. Tự luận: [ 7 điểm]

Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? [2đ]

Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ? [2đ]

Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai? [3đ]

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử 

I. Trắc nghiệm: [3. 0 diểm]

[Mỗi câu đúng được 0,25đ]

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
B A C C D B D B C A D A

II. Tự luận: [7. 0 điểm]

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

[2. 0 đ]

*Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó:

– Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

0. 5

– Cho quân đội luyện tập và canh phòng.

0. 5

– Phong chức tước cho các tù trưởng. chiêu mộ binh lính.

0. 5

– Lý Thường chủ động tiến công trước để tự vệ.

0. 5

Câu 2

[2. 0 đ]

* Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là cuộc tiến công tự vệ vì:

– Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta.

1,0

– Trong quá trình tấn công ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công.

0,5

– Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.

0,5

Câu 3

[3. 0 đ]

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai:

– Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

1

– Khác:

+ Lần thứ ba tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn;

1. 5

+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

0. 5

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 – Đề 2

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử

I/Phần Trắc nghiệm [5 điểm ]

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng . [mỗi ý đúng 0,5đ]

Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành gồm các tầng lớp nào ?

A. Lãnh chúa, nông nô .

B. Lãnh chúa, nông dân.

C. Nông dân, nô lệ.

D. Nông dân, nông nô.

Câu 2: Các cuộc phát kiến lớn về địa lí Thế kỉ XV-XVI tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu ?

A. Hình thành nên đội ngũ những người làm thuê và họ là lực lượng chính trong các đội quân đi xâm lược thuộc địa của các nước tư bản sau này.

B. Hình thành nên giai cấp tư sản và vô sản cùng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C. Hình thành một tầng lớp những người giàu có chuyên tổ chức các cuộc thám hiểm và tìm các vùng đất mới.

Câu 3: Triều đại nào đặt kinh đô nằm ở Hoa Lư [Ninh Bình]?

A. Lý,Trần.

B. Đinh,Tiền Lê.

C. Nhà Đinh.

D. Nhà Ngô.

Câu 4: Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” gắn liền với tên tuổi người anh hùng nào?

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Khánh Dư.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Trần Quốc Toản.

Câu 5: Triều đại nào có chủ trương tuyển chọn quân đội “ Cốt tinh nhuệ không cốt đông “

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Tiền Lê.

D. Ngô Quyền.

Câu 6: Bộ luật đầu tiên của nước ta tên gì ? ra đời vào năm nào ?

A. Quốc triều hình luật, năm 1226.

B. Hình thư, năm 1010.

C. Hình thư, năm 1042.

D. Quốc triều thông chế, năm 1288.

Câu 7: Tây Kết ,Chương Dương ,Hàm Tử là chiến thắng của giai đoạn lịch sử nào ?

A. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy 98.

B. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy năm 1075.

C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

D. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên năm 1285.

Câu 8: Ai đã chui vào ống đồng cho quân lính khiêng về nước ?

A. Thoát Hoan.

B. Ô-Mã –Nhi.

C. Hốt Tất Liệt.

D. Trương Văn Hổ.

Câu 9: Chọn kết hợp đúng với nội dung lịch sử đã học

A B
1. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh a.1010
2. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La b.4/1288
3. Trong lần xâm lược lần thứ hai lực lượng quân Nguyên c.50 vạn
4. Trận chiến mà quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên trên Sông Bạch Đằng d. 12/1226

A.1d ,2a,3c,4b.

B.1b,2a,3c,4d.

C.1d ,2b,3c,4a.

D.1b ,2b,3d,4a.

Câu 10. Thời Trần nước ta phải đương đầu với quân xâm lược nào?

A.Tống-Nguyên.

B.Tống- Thanh.

C. Mông-Nguyên.

D. Minh-Thanh.

II/Phần tự luận : [5 điểm]

Câu 1. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến ở phương Đông và Châu Âu có gì giống và khác nhau? [1,5 điểm ]

Câu 2. Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đã có những việc làm gì để xây dựng đất nước? [1điểm]

Câu 3. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? Chiến thuật “vườn không nhà trống” có tác dụng gì ?[2,5 điểm]

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử

I/Phần Trắc nghiệm [5đ]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B B C B C D A A C

II/Phần tự luận [ 5điểm ]

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

-Giống: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

-Khác:

+ Phương Đông: Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn.

+ Phương Tây: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

0.5

0,5

0,5

Câu 2

-Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

– Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt .

-Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước.

– Đối với những kẻ phạm tội thì dùng những hình phạt nghiêm khắc.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

* Nguyên nhân

– Toàn dân tham gia kháng chiến.

– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần

– Tinh thần đoàn kết chiến đấu hy sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn quân, toàn dân ta.

– Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của người chỉ huy tài giỏi như: vua Trần, Trần Quốc Tuấn….

* Ý nghĩa lịch sử

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông- Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tôc.

– Nâng cao niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.

– Để lại nhiều bài học vô cùng quý giá.

– Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên Đối với các nước khác.

* Tác dụng của chiến thuật “vườn không nhà trống”:

– Bảo toàn lực lượng kháng chiến của ta

– Gây khó khăn về lương thực làm cho lực lượng địch suy yếu.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

…………

Video liên quan

Chủ Đề