Đi ăn sinh nhật trễ là gì trong tiếng nhật năm 2024

Chúc mừng sinh nhật có lẽ là bài hát được hát nhiều nhất thế giới. Vậy người Nhật hát bài hát này như nào và khi học tiếng Nhật cơ bản chúng ta nên gửi lời chúc mừng sinh nhật đến người khác như nào cho thật “cool”? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật

.jpg) Sinh nhật là một dịp khá quan trọng đối với người Nhậ

Giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, người Nhật rất coi trọng ngày mà một đứa trẻ được sinh ra và thường gửi quà cùng lời chúc những điều may mắn, tốt đẹp đến với họ trong ngày sinh nhật hàng năm. Khi học tiếng Nhật cơ bản và muốn gửi lời chúc đến một người bạn, bạn có thể sử dụng câu chúc được người Nhật áp dụng phổ biến nhất là お誕生日おめでとう!(Otanjoubi omedetou). Trong đó, お誕生日 có nghĩa là sinh nhật và おめでとう là chúc mừng. Nếu gửi lời chúc đến người lớn tuổi hoặc những người không thân thiết, bạn có thể dùng mẫu câu lịch sự hơn là おめでとうございます.

.jpg) Người Nhật dành tặng nhau những lời chúc tốt đẹp trong dịp sinh nhật

Đa số người Nhật thường hay áp dụng 2 cách trên để chúc mừng sinh nhật bởi văn hóa Nhật thích sự chuẩn mực, không rườm rà. Tuy nhiên, nếu bạn đang tự học tiếng Nhật Online và muốn áp dụng một mẫu câu khác để có thể học thêm về từ vựng, ngữ pháp thì bạn có thể tham khảo các mẫu câu dưới đây.

あなたの夢がかないますように: Chúc cho mọi điều ước của bạn thành sự thật. あなたの誕生日が素敵な日になりますように: Chúc bạn một sinh nhật vui vẻ và tuyệt vời 素晴らしい一年になりますように: Chúc bạn thêm một tuổi mới thật tuyệt vời! この一年 元気で何事もうまくいきますように。Chúc bạn có một năm mạnh khỏe và mọi sự thuận lợi

Bài hát chúc mừng sinh nhật của người Nhật

Trong lễ mừng sinh nhật, ngoài lời chúc, quà và bánh sinh nhật thì chắc chắn không thể thiếu bài hát chúc mừng sinh nhật. Bạn bè và người thân sẽ tụ tập hát vang bài hát chúc mừng tuổi mới, để mong cho người thân của mình đạt được nhiều sức khỏe, may mắn. Bài hát này giúp cho không khí trở nên sôi động hơn và chủ nhân của bữa tiệc cũng đỡ ngại ngùng hơn rất nhiều.

.png) Bài hát chúc mừng sinh nhật và các câu chúc không hề khó, chỉ cần biết tiếng Nhật cơ bản là đã có thể học được rồi. Các bạn hãy cố gắng thuộc chúng để dành cho bạn bè, người thân của mình một sinh nhật bất ngờ nhé. Chúc các bạn thành công.

Hãy cùng DOL phân biệt belated happy birthday và happy belated birthday nhé! - "Belated happy birthday" là cách diễn đạt ý chúc mừng sinh nhật trễ hẹn. Từ "belated" có nghĩa là muộn, trễ hẹn, và "happy birthday" chỉ chúc mừng sinh nhật. Tức là cụm từ này được sử dụng để chúc mừng sinh nhật của ai đó mà bạn đã không thể chúc mừng đúng vào ngày sinh nhật đó. Ví dụ: I'm sorry I couldn't be there on your actual birthday, but belated happy birthday to you! (Xin lỗi vì không thể có mặt vào ngày sinh nhật thực sự của bạn, nhưng chúc mừng sinh nhật muộn cho bạn!) - "Happy belated birthday" thực ra là một cách diễn đạt sai ngữ pháp. Từ "belated" có nghĩa là một cái gì đó bị trễ hoặc bị trì hoãn. Nếu bạn viết cụm từ "happy belated birthday" nhưng thay từ "belated" thành từ đồng nghĩa của nó là “late”, thì bạn sẽ nhận được "happy late birthday". Và điều này có thể đúng nếu sinh nhật đến muộn, nhưng vì sinh nhật là ngày kỷ niệm ngày sinh của một người nào đó nên không thể muộn, hoặc sớm hơn được.

ND - Chuyện của một người cha, nhưng cũng là chuyện của mọi người cha, người mẹ. Vất vả lo toan, và mong cho những đứa con nên người. Chính vì thế mà tản văn dưới đây của Phan Trung Nghĩa trở thành một câu chuyện vui, là niềm hạnh phúc mà mọi người cha, người mẹ đều có thể chia sẻ...

Từ khi lọt lòng mẹ cho tới năm bốn mươi bảy tuổi, tôi chưa từng tổ chức và cũng chưa được ai tổ chức sinh nhật cho mình một lần, và có lẽ vì thế suốt ngần ấy năm qua tôi chưa bao giờ được nghe ai chúc "sinh nhật vui vẻ". Tôi luôn luôn quên ngày sinh của mình ngoại trừ khi phải khai các giấy tờ tùy thân, chứ đừng nói đến ý thức tổ chức sinh nhật. Việc này có rất nhiều lý do. Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê đói nghèo. Thời tôi còn nhỏ, nhà tôi chạy gạo từng lon. Ông bà, cha mẹ tôi suốt năm đánh vật với nghèo đói, không ai biết tổ chức sinh nhật tròn méo ra sao, vì thế tôi cũng quen với nếp sống không sinh nhật ấy.

Tôi có vợ vào thời kỳ bao cấp, đó cũng là thời kỳ mà những người làm báo tỉnh lẻ như tôi có thu nhập không đủ nuôi thân thì lấy đâu nuôi con, nuôi vợ! Thế là suốt bảy, tám năm tôi phải dẫn vợ con đi ở đậu nhà người này cho đến nhà người khác. Lúc tôi theo tỉnh dời về Cà Mau thì vợ tôi ở Bạc Liêu. Khi sinh đứa con đầu lòng, người chủ nhà cho vợ chồng tôi ở đậu giúp dẫn vợ tôi đi sinh. Ðến khi tôi về thì đã "mẹ tròn con vuông". Tôi nhìn con bé đỏ hỏn trong ngày ra đời không có cha bên cạnh mà ứa nước mắt. Con gái tôi suy dinh dưỡng nặng, bệnh tật liên miên. Tuần nào tôi cũng phải về chở con đi khám bệnh, bao nhiêu tiền dồn cho con hết. Mỗi lần đau bụng, con khóc thét, vợ chồng tôi ôm con khóc theo chớ chẳng biết làm gì. Con tôi suy dinh dưỡng nặng là do mẹ nó ăn uống không ra gì trong lúc mang thai. Lương bổng của chồng không nhiều, cô ấy phải tự làm nuôi thân và lo sinh nở. Lúc gần sinh, vợ tôi vẫn phải xách mỗi ngày 50 đôi nước tưới giá bán. Có lúc tôi về nhìn thấy rồi đâm nhục cho thằng đàn ông của mình nên quày quả ra đi.

Khi sinh đứa con gái thứ hai, tôi có ở nhà, nhưng cũng lại ở nhờ nhà một người khác ở Xóm Lung. Cái cảnh con nít khóc, rồi giặt tã, nằm than,... được triển khai trong một căn nhà mà không phải mình làm chủ nên bị bó buộc, lúng túng làm sao. Một bữa, tôi ở Cà Mau về thấy vợ mới sinh bốn ngày đã giặt đồ, còn con gái lớn tôi lúc đó mới bốn tuổi bới một tô cơm vừa ăn một cách đói khát, vừa sợ sệt ngó dáo dác xem có ai bắt gặp không. Tôi ra ngoài hè ngồi rơm rớm nước mắt và buồn: Ôi con của tôi! Ðến khi sinh thằng út thì tôi lại nuôi ông già bệnh ở Sài Gòn nên nó chào đời tôi cũng không có mặt.

Ðời tôi luôn có một niềm day dứt, một nỗi xót xa tận cùng là cảm thấy có lỗi với vợ con mình. Thế là tôi bươn chải, làm ăn cật lực để lo cho các con mình lớn lên ăn học đàng hoàng. Trong niềm hối lỗi ấy, có lúc tôi không nhớ mình là ai chứ đừng nói ngày sinh. Mà có nhớ cũng không thể tổ chức sinh nhật vì đang ở đậu nhà người ta.

Và cứ thế dù sau này kinh tế khá hơn, có nhà riêng tôi cũng đã quen với "nếp sống" không tổ chức sinh nhật ấy mất rồi. Bỗng dưng năm nay, sáng mùng 3 Tết, ngay ngày sinh của mình, tôi nghe điện thoại và tiếng cô điện thoại viên trong vắt: "Xin quý khách vui lòng giữ máy để nghe bài hát Tình cha do các con tặng cha và chúc cha sinh nhật vui vẻ". Tôi vốn không thích bài Tình cha, vì âm hưởng của nó giông giống với một thứ âm hưởng nào đó. Lời bài ca thì thể hiện tình cảm của đứa con đối với cha quá lộ liễu, không sâu lắng... Thế mà buổi sáng ấy, nghe bài hát ấy, bỗng dưng tôi bật khóc. Tôi khóc vì lần đầu tiên trong đời tôi được chúc mừng sinh nhật, khóc vì tình của các con tôi.

Chiều tôi về, các con tôi ra cổng đón, chúng nhìn tôi mắt lóng lánh niềm vui. Tôi xoa đầu chúng và bảo: "Cha cảm động lắm". Nói xong, tôi lại quày quả ra đi vì "có thằng bạn ở Sài Gòn về đang đợi", trong sự ngơ ngác của các con tôi. Tôi chơi với bạn đến 12 giờ đêm mới về. Nhà vẫn đèn đuốc sáng trưng, vợ con tôi vẫn thức chờ. Các con tôi khệ nệ dọn ra bàn mấy cái bánh xèo mà chúng ra quán A Mật ở ngoài biển mua về làm tiệc sinh nhật cho tôi. Giữa bàn là một chiếc bánh có số 48 và hai cái biểu tượng con trâu và con chuột (con trâu - thể hiện tuổi của tôi và năm con chuột). Rồi chúng vây lấy tôi và bảo: "Chúc cha sinh nhật vui vẻ! Thổi đèn đi cha. Cha ước điều gì đi!". Tôi lóng ngóng, vụng về thổi đèn, vì run rẩy xúc động. Rồi một điều ước xuất phát từ tận đáy lòng, tôi ước rằng: "Mong cho các con tôi khỏe mạnh, học hành đỗ đạt, có hiếu hạnh với ông bà, cha mẹ".

Tôi cố kìm lòng, ăn với các con miếng bánh rồi đi vào phòng nằm để mặc cho những giọt nước mắt bị kiềm nén tuôn rơi. Tôi hồn nhiên cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời, và nghĩ rằng công lao nuôi nấng các con tôi, tôi chỉ cần có thế là đủ, tôi không cần gì ở chúng hơn nữa! Tôi viết câu chuyện này không phải để khen ngợi các con mình, tôi viết chỉ vì muốn gửi đến các bạn trẻ cùng trang lứa với các con tôi một thông điệp rằng: Những người làm cha như chúng tôi - những người từng bươn chải cực khổ để nuôi con, lại rất dễ hồn nhiên hạnh phúc, hồn nhiên mãn nguyện.