Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh Song Kim

Thay đổi Giấy phép kinh doanh là một nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp bởi thị trường luôn biến động và doanh nghiệp cần phải thay đổi để thích ứng với thị trường. Tuy nhiên chỉ có những thay đổi ảnh hưởng đến Điều lệ công ty mới cần phải điều chỉnh nội dung trên Giấy phép doanh nghiệp. 

Thủ tục của việc điều chỉnh Giấy phép doanh nghiệp gồm:

  1. Họp hội đồng thành viên/ hội đồng cổ đông;
  2. Quyết định nội dung điều chỉnh;
  3. Điều chỉnh Giấy phép;
  4. Thông báo với các cơ quan liên quan [nếu có].

Đây là nội dung điều chỉnh rất quan trọng trên giấy phép kinh doanh vì kéo theo việc đổi tên doanh nghiệp và rất nhiều công việc, thủ tục đằng sau đó. Tên doanh nghiệp bao gồm 3 loại: tên doanh nghiệp đầy đủ bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Anh và tên viết tắt [tên giao dịch].

  • Điều kiện và trình tự đổi tên doanh nghiệp cũng giống như các nội dung khác như: Biên bản họp, quyết định, thông báo đổi tên
  • Sau khi đổi tên trên Giấy phép, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại con dấu và các loại Giấy phép con khác [nếu có]
  • Thời gian: từ 3 ngày làm việc [Hỗ trợ làm nhanh hơn khi có yêu cầu]

2. Chuyển địa chỉ công ty:

Đổi địa chỉ là một trong những nội dung được điều chỉnh nhiều nhất trên giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp. Đổi địa chỉ doanh nghiệp, địa chỉ chi nhánh hay văn phòng đại diện thì thủ tục đều tương đối giống nhau.
Điều kiện, hồ sơ, các thủ tục khác thì giống với đổi tên doanh nghiệp bên trên, chỉ có 2 điểm lưu ý khác:

  • Đổi con dấu của doanh nghiệp [đổi địa chỉ khác quận]
  • Làm hồ sơ chuyển cơ quan quản lý thuế [nếu đổi địa chỉ khác quận]

3. Bổ sung, giảm ngành nghề kinh doanh:

Đây là nội dung mà doanh nghiệp điều chỉnh nhiều nhất theo thống kê không chính thức, trung bình cứ 10 doanh nghiệp lại có 7 doanh nghiệp có điều chỉnh nội dung này trên giấy phép kinh doanh.
Về mặt pháp lý thì điều chỉnh ngành nghề không phải nội dung quan trọng nhất. Nó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như cơ cấu quản lý của doanh nghiệp – điều mà hay dẫn tới tranh chấp kiện tụng. Vì vậy, thủ tục bổ sung hay giảm ngành cũng giống như các thủ tục khác, duy chỉ lưu ý 1 điều:

  • Điều chỉnh bổ sung ngành nghề có điều kiện cần làm phải lưu ý đáp đứng đầy đủ trước khi đi vào hoạt động kinh doanh

4. Tăng, giảm vốn điều lệ:

Thông thường việc tăng vốn diễn ra nhiều hơn, thủ tục cũng đơn giản hơn rất nhiều so với điều kiện để có thể giảm vốn điều lệ.
Có một số điều cần lưu ý khi điều chỉnh vốn điều lệ:

  • Xem lại thời điểm góp vốn, tài sản góp vốn khi tăng vốn;
  • Xem lại bậc thuế môn bài;
  • Đặc biệt xem lại các tỷ lệ góp vốn khi mà việc tăng giảm vốn không đồng đều.

5. Thay đổi, bổ sung Người đại diện theo pháp luật:

Theo luật doanh nghiệp 2020, không có bất cứ giới hạn nào về số lượng Đại diện pháp luật của một doanh nghiệp cũng như không giới hạn số lượng doanh nghiệp của một cá nhân có thể đảm trách.
Khi có sự điều chỉnh này, doanh nghiệp cần lưu ý đến quyền và nghĩa vụ của từng Người đại diện pháp luật [nếu có], để tránh việc chồng chéo trách nhiệm cũng như nghĩa vụ.

6. Thay đổi thành viên, cổ đông góp vốn:

Nội dung điều chỉnh này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của những đồng sở hữu doanh nghiệp nên cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn các nội dung khác. Tuy thủ tục, hồ sơ giống các nội dung khác, nhưng Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Quyền và nhóm quyền Quyết định liên quan đến tỷ lệ góp vốn;
  • Trường hợp điều chỉnh mà không có sự thống nhất 100% tỷ lệ góp vốn;
  • Việc thu và đóng thuế thu nhập cá nhân của bên bán.

  1. Được hỗ trợ tư vấn tất cả những vướng mắc của bạn liên quan đến hoạt động kinh doanh;
  2. Quá trình đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh ban đầu vô cùng quan trọng, nó định hướng đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau này;
  3. Thủ tục thành lập khá phức tạp đòi hỏi Doanh nghiệp cần chủ động thực với nhiều cơ quan khác nhau;
  4. Tốn nhiều thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp và đôi khi đánh mất cơ hội kinh doanh của mình chỉ vì những lý do không đáng có;
  5. Một công ty Luật uy tín vừa là cánh tay phải giải quyết thủ tục pháp lý ban đầu mà còn là chỗ dựa vững chắc cho các phát sinh trong quá trình hoạt động sau này.

Tư vấn và giải đáp thắc mắc

Báo giá và nội dung chuẩn bị

Thực hiện cung cấp dịch vụ

Lưu ý: Luật sư chịu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ cũng như trong thời gian hoạt động về sau của Doanh nghiệp.

  • Thông tin cung cấp: Mã số thuế + các thông tin cần điều chỉnh.
  • Thời gian: Từ 3 – 5 ngày làm việc [Hỗ trợ lấy nhanh hơn theo nhu cầu của doanh nghiệp].
  • Doanh nghiệp hoạt động những ngành có điều kiện riêng, Luật sư sẽ thông báo thêm.

    • Trong quá trình làm hồ sơ chuyển quận bên thuế, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn.
    • Trong lúc nộp hồ sơ chuyển quận, Cơ quan quản lý thuế quận/ huyện cũ sẽ kiểm tra, rà soát lại tình hình đóng thuế, tình hình nộp báo cáo của công ty, nếu còn thiếu hoặc sai sót sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện.
    • Song song với quá trình nộp hồ sơ chuyển quận, doanh nghiệp sẽ phải nộp online báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong các quý gần nhất đến Cơ quan quản lý thuế bằng chữ ký số của công ty.
    • Hiện nay, toàn bộ doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử.

    • Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính công ty;
    • Thay đổi con dấu khi công ty có sự thay đổi địa chỉ trụ sở khác quận/huyện;
    • Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi thông tin địa chỉ công ty trên hóa đơn; Phát hành lại mẫu hóa đơn mới nếu Cơ quan thuế yêu cầu;
    • Làm thủ tục thông báo tới các đơn vị [thay đổi địa chỉ công ty với bên bảo hiểm, …];
    • Làm thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy phép con, Giấy chứng nhận khác mà công ty đang sở hữu.

  • KHÔNG được đặt địa chỉ trụ sở công ty tại căn hộ chung cư chỉ được quy hoạch với mục đích để ở, trừ trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp, có chức năng kinh doanh thương mại hoặc làm văn phòng.

Video liên quan

Chủ Đề