Thuốc trị hen phế quản cho người lớn

Các chất điều hòa miễn dịch bao gồm omalizumab, một kháng thể kháng IgE, 3 kháng thể với IL-5 [benralizumab, mepolizumab, reslizumab] và một kháng thể đơn dòng ức chế tín hiệu IL-4 và IL-13 [Dupilumab], được sử dụng để quản lý hen suyễn dị ứng.

Omalizumab được chỉ định cho những bệnh nhân bị hen nặng, hen dị ứng có nồng độ IgE tăng. Omalizumab có thể làm giảm cơn hen, giảm nhu cầu về corticosteroid và các triệu chứng. Liều dùng được xác định bởi biểu đồ liều lượng dựa trên cân nặng và mức IgE của bệnh nhân. Thuốc được tiêm dưới da từ 2 đến 4 tuần.

Mepolizumab, reslizumab và benralizumab được phát triển để sử dụng ở bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan và là những kháng thể đơn dòng kháng IL-5. IL-5 là một cytokine kích thích quá trình viêm tăng bạch cầu ái toan ở đường thở.

Mepolizumab làm giảm tần số đợt cấp, giảm triệu chứng hen suyễn và làm giảm nhu cầu điều trị bằng corticosteroid toàn thân ở bệnh nhân hen suyễn, những người phụ thuộc vào liệu pháp corticosteroid toàn thân mạn tính. Dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả xảy ra với số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối > 150/mclL [0,15 x 109/L]; tuy nhiên, đối với bệnh nhân điều trị corticosteroid toàn thân mạn tính, ngưỡng hiệu quả là không rõ ràng. Mepolizumab được tiêm dưới da 100 mg mỗi 4 tuần.

Reslizumab cũng có vẻ giảm tần số của đợt cấp và giảm các triệu chứng hen. Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân có số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối trong máu khoảng 400/microL [0,4 × 109/L]. Ở những bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid toàn thân mãn tính, ngưỡng số lượng bạch cầu ái toan cho hiệu quả là không rõ ràng. Reslizumab được dùng 3 mg/kg truyền tĩnh mạch trong khoảng từ 20 đến 50 phút mỗi 4 tuần.

Dupilumab là một kháng thể đơn dòng ngăn chặn tiểu đơn vị IL-4R-alpha, do đó đồng thời ức chế tín hiệu IL-4 và IL-13. Nó được chỉ định để điều trị duy trì bổ sung cho bệnh nhân hen từ trung bình đến nặng từ 12 tuổi trở lên có kiểu hình tăng bạch cầu ái toan hoặc với bệnh hen do corticosteroid đường uống. Liều khuyến cáo là liều ban đầu 400 mg tiêm dưới da, sau đó là 200 mg mỗi tuần, hoặc liều ban đầu là 600 mg, sau đó là 300 mg mỗi tuần. Liều cao hơn được khuyến cáo cho những bệnh nhân cần dùng đồng thời corticosteroid đường uống hoặc đồng mắc viêm da cơ địa Viêm da cơ địa [Eczema] .

  • Cần chuẩn bị cho phản ứng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn với những bệnh nhân đang điều trị bằng omalizumab, mepolizumab, hoặc reslizumab bất kể các phương pháp điều trị này đã được dung nạp trước đây như thế nào.

Bệnh nhân hen thường không phân biệt được các loại thuốc điều trị hen nên thường quên, không mang theo thuốc bên người để phòng ngừa, cắt cơn hen xuất hiện đột ngột.

Định nghĩa cơn hen

Hen là bệnh mạn tính do đường dẫn khí bị viêm lâu ngày. Khi gặp các yếu tố bất lợi của môi trường [khói bụi, thời tiết thay đổi, khói thuốc, chất tẩy rửa, phấn hóa...] thì tình trạng viêm của đường thở nặng lên gây co thắt và chít hẹp đường thở. Cơ chế này dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, khò khè, thậm chí người bệnh không thở được gọi là lên cơn hen, dễ dẫn đến tử vong.

Điều trị hen phế quản ở đâu?

Khi tình trạng viêm đường thở nặng lên, xuất hiện các biểu hiện của cơn hen thì dùng thuốc giãn phế quản để cắt cơn hen cấp tính, thậm chí có thể điều trị dự phòng để cơn hen ít xuất hiện. Do đó, người bệnh cần đến các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để điều trị chuẩn xác.

Dấu hiệu báo trước để đề phòng với cơn hen cấp

Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gặp các yếu tố kích thích khởi phát hen. Lúc này người bệnh có các triệu chứng như: rơi vào một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực... Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn nhưng trở nặng, không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện gồm: chảy nước mắt, nước mũi, ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho … Tiếp đến, một loạt các dấu hiệu khác xuất hiện như: khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.

Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc trị hen phế quản cho người lớn

Để hạn chế tối đa việc phải nhập viện hoặc tử vong do cơn hen phế quản, người bệnh cần được xử trí đúng cơn hen phế quản ngay từ đầu.

- Bước 1: Cần tránh xa [nếu có thể được] những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất,…

- Bước 2: Sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen.

+ Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa [các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức]: Dùng ngay thuốc cắt cơn. Xịt họng 1-2 nhát [có thể thay bình xịt bằng buồng đệm/máy khí dung nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người cao tuổi].

Tiếp tục theo dõi tình trạng ho, khó thở, nặng ngực; sau 20 phút nếu tình trạng không cải thiện tiếp tục xịt lần 2 [2 nhát]. Sau 20 phút nữa nếu vẫn không cải thiện thì xử trí như cơn hen nặng 

+ Nếu cơn hen phế quản nặng [khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu hoặc các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc giãn phế quản]: Gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện và vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc cắt cơn và uống 1 liều thuốc corticoid. Corticoid uống thường được sử dụng là Prednisolone.

+ Nếu cơn hen phế quản rất nặng [tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói]: Gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid + xịt 2 liều thuốc cắt cơn hen.

Những thuốc cắt cơn thường gặp nhất

- Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí [phế quản] tác dụng ngắn [nhanh]. Đây là các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn.

- Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng như: Salbutamol; Fenoterol; Terbutalin. Lưu ý khi dùng: Tùy người bệnh nên sẽ uống thuốc theo bác sĩ chỉ định, không dùng hàng ngày; chỉ dùng khi lên cơn hen; đảm bảo luôn mang thuốc bên người.

Người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

Thuốc dự phòng hen phế quản là các thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí [thuốc đồng vận beta 2] tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, theophylin, tiotropium…

Thông thường một bệnh nhân hen phế quản sẽ dùng cả 2 loại thuốc là thuốc dự phòng hen và thuốc cắt cơn hen. Do đó, việc phân biệt 2 loại thuốc này rất quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đúng vai trò đem đến hiệu quả phòng bệnh cao.

Cách phân biệt thuốc đơn giản nhất là hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ đâu là thuốc cắt cơn hen đâu là thuốc dự phòng hen.

- Cách thứ 2 là dựa trên tên hoạt chất hoặc tên thuốc và đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng, chỉ định của thuốc.

Khi đã phân biệt đúng thuốc, cần để riêng 2 loại thuốc để tránh nhầm lẫn. Trong đó, thuốc dự phòng hen cần uống hàng ngày, đều đặn và đầy đủ thì nên để ở một vị trí cố định và dễ nhìn thấy trong nhà; còn thuốc cắt cơn hen cần đảm bảo luôn mang theo bên người [cả khi ra ngoài].

   Thuốc giãn phế quản và các thuốc chống viêm nhóm Corticoid là hai nhóm thuốc chính thường được chỉ định trong điều trị bệnh hen phế quản do có hiệu quả nhanh trong việc cắt cơn, giảm triệu chứng tuy nhiên tác dụng điều trị dự phòng ở hai nhóm thuốc này lại gần như không có, chính vì vậy bệnh rất dễ tái đi tái lại…

   Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp với số người mắc bệnh ngày càng gia tăng, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 334 triệu người mắc hen phế quản. Mặc dù, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hên phế quản, tuy nhiên nếu được kiểm soát và điều trị đúng cách bệnh không đáng lo ngại. Có hai nhóm thuốc chính được chỉ định trong điều trị bệnh hen phế quản:

1. Thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản có vai trò chính trong điều trị bệnh hen phế quản. Nó có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giúp tăng dung lượng đường thở. Luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn, cảm giác khó thở của người bệnh cũng giảm đáng kể

Thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó làm tăng dung lượng đường thở. Luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn, cảm giác khó thở của người bệnh cũng giảm.

Thuốc giãn phế quản có vai trò chính trong việc điều trị bệnh hen phế quản giúp bệnh nhân giúp cắt cơn khó thở.

Các loại thuốc giãn phế quản bao gồm:

–  Nhóm cường beta 2 adrenergic gồm:

Thuốc tác dụng nhanh và ngắn như: salbutamol, terbutaline…được dùng chủ yếu với tác dụng cắt cơn khó thở.

Thuốc có tác dụng chậm, kéo dài: bambuterol, salmeterol, formoterol, indacaterol…

–  Nhóm thuốc kháng Cholinergic:

Thuốc có tác dụng nhanh, ngắn [Ipratropium] gồm: atrovent, berodual, combivent…

Thuốc có tác dụng chậm kéo dài: tiotropium có tác dụng ưu thế trên thụ thể M1 và M3

Thuốc có tác dụng kéo dài hơn so với Ipratropium do vậy bệnh nhân chỉ dùng 1 lần/ ngày.

–  Nhóm Xanthine:

Nhóm thuốc này bao gồm chủ yếu dạng thuốc uống và dạng tiêm truyền tĩnh mạch, ít được dùng đơn thuần mà thường được dùng phối hợp với các nhóm thuốc cường beta 2 adrenergic hoặc nhóm kháng cholinergic trong điều trị.

Thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản giúp tăng dung lượng đường thở [Ảnh minh họa]

2. Các thuốc nhóm Corticoid

   Sử dụng nhóm thuốc này trên bệnh nhân hen phế quản chủ yếu nhằm hạn chế tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính từ đó làm giảm sự chít hẹp đường thở của bệnh nhân.

Nhóm thuốc này bao gồm hai nhóm nhỏ:

– Corticoid đường phụn – hít: Beclomathasone, budesolide, fluticasone…

– Corticoid đường toàn thân: Prednisolon, methylprednisolone;

   Một điểm cần lưu ý với Corticoid đường toàn thân thường được chỉ định trong đợt cấp bệnh hen phế quản. Khi bệnh đã được kiểm soát bệnh nhân sẽ được bác sỹ chỉ định dùng corticoid đường phun – hít.

   Có thể nói, đây là hai nhóm thuốc chính thường được chỉ định trong điều trị bệnh hen phế quản do có hiệu quả nhanh trong việc cắt cơn, giảm triệu chứng tuy nhiên tác dụng điều trị dự phòng ở hai nhóm thuốc này lại gần như không có, chính vì vậy bệnh rất dễ tái đi tái lại khi gặp các yếu tố nguy cơ. Thêm nữa, việc sử dụng kéo dài những thuốc này lại kéo theo vô vàn tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia về hô hấp đã khuyến cáo người bệnh để có thể kiểm soát hen phế quản hiệu quả, ngăn ngừa, giảm tần suất bệnh tái phát giúp bệnh nhân có thể giảm liều thuốc Tây tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe thì ngoài việc phải tuân thủ điều trị của bác sỹ, tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh, điều trị dự phòng là việc làm quan trọng và cần thiết nhất.

   Đã có rất nhiều cuộc điều tra trên bệnh nhân mắc hen phế quản cho thấy, việc sử dụng Pulmasol như một biện pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng giúp bệnh nhân hen phế quản giảm đáng kể triệu chứng khó thở, nghẹt thở, ho… Thêm vào đó người bệnh còn nhận thấy, tần suất bệnh tái phát giảm hẳn, họ không còn thấy những cơn hen xuất hiện bất chợt và nhu cầu sử dụng thuốc giãn phế quản của họ cũng giảm mạnh.

  Pulmasol là sản phẩm được nghiên cứu bởi các bác sỹ ở New York – được chứng minh lâm sàng về tác dụng làm tăng dung lượng đường hô hấp giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, khó thở, nghẹt thở tương tự thuốc chống viêm corticosteroid. Ngược lại với cơ chế ức chế tuyến thượng thận và ức chế hệ miễn dịch của cơ thể của corticoid, Pulmasol giúp lấy lại sự cân bằng nội tiết tố tuyến thượng thận và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên Pulmasol không gây ra bất cứ tác dụng phụ có hại nào cho cơ thể người bệnh. Nghiên cứu về công thức thảo dược này đã được đăng tải trên các tạp chí y khoa quốc tế, trong đó các tác giả đã mô tả cơ chế mới về nguyên nhân và bệnh lý của bệnh suyễn và COPD cùng phương pháp điều trị hữu hiệu, an toàn, không gây phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc, hay tác dụng phụ độc hại cho cơ thể người bệnh.

   Để nhận tư vấn từ các dược sỹ bạn vui lòng để lại số điên thoại hoặc gọi cho chúng tôi theo số [024] 3283 88 66/ Hotline: 0888 083 899, các dược sỹ tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn ngay!

Video liên quan

Chủ Đề