Uống thuốc tây với sữa có được không

“Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa” là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Uống sữa ngay sau khi uống thuốc có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc? Uống sữa ngay sau khi uống thuốc có gây phản ứng không? Uống sữa xong có được uống thuốc không?

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh phân vân uống thuốc bao lâu thì uống sữa được. Đây là một vấn đề khá phổ biến bởi các bé thường xuyên mắc các bệnh như cảm cúm, ho sốt, sổ mũi,.. và phải dùng thuốc liên tục. Để giải đáp câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới này nhé.

Uống sữa xong có được uống thuốc không?

Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa???

Theo bác sĩ Nguyễn Ý Đức – Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia chia sẻ về việc “nên uống sữa sau khi uống thuốc bao lâu?”:

 – Nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2h đồng hồ là tốt nhất

Sữa có chứa rất nhiều chất sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng. Khi sữa gặp thuốc sẽ gây tác dụng phản ứng với các chất trong thuốc tạo ra muối không tan hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc. Điều này khiến sữa mất đi những dinh dưỡng tốt cho con người và khiến thuốc không còn tác dụng. Tình trạng của người bệnh trở nên xấu đi.

Tùy theo từng loại thuốc, loại bệnh khác nhau mà chúng ta nên sử dụng sữa một cách hợp lý nhất. Điều này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị trước khi sử dụng sữa cho người bệnh.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà sữa mang lại cho con người chúng ta. Đặc biệt là các bé biếng ăn thì sữa gần như là thực phẩm cứu cánh đối với các bậc cha mẹ để giúp con trẻ đầy đủ dinh dưỡng hơn. Sữa gần như là một loại đồ uống hàng ngay của mỗi gia đình. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể uống sữa. Đặc biệt là khi chúng ta bị bệnh và phải sử dụng đến thuốc, cần thực hiện uống sữa khoa học nếu không sẽ dẫn đến sai lầm “cái miệng hại cái thân” và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Uống thuốc đúng cách theo khoa học bạn nên biết

Ngoài uống sữa, chúng ta còn có thể sử dụng rất nhiều loại thực phẩm khác cho người bệnh đang uống thuốc như: cam, táo,… Dưới đây là một số điều cần lưu ý để bạn uống thuốc đúng cách không gây phản ứng của thuốc

  • Sử dụng nước đun sôi để nguội để uống thuốc.
  • Không nên nằm để uống thuốc vì điều đó sẽ gây ra hiện tượng ho, sặc. Nên đứng hoặc ngồi để uống thuốc.
  • Uống đủ nước khi uống thuốc, không nên uống quá nhiều.
  • Không nên nuốt khô thuốc.
  • Không nên tự ý nghiền nhỏ thuốc rồi pha vào nước nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng đồ uống có chất kích thích như: bia, rượu, cà phê,…
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều muối, đường, chất béo,..
  • Tránh xa nước ép đóng chai, nước ngọt,…
  • Nước ép trái cây tươi bạn cũng nên uống trước hoặc sau khi uống khoảng 1-2h đồng hồ.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là giải đáp câu hỏi “Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa?” và cách uống thuốc khoa học bạn cần lưu ý. Hy vọng rằng, sau bài viết này, bạn sẽ có được một lượng tri thức mới để bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình tốt hơn.

Có những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng chung khi đang uống thuốc tây vì có thể dẫn tới việc kém hiệu quả trong dùng thuốc, làm ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh hoặc có thể gây ra những tác dụng phụ.

Không nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi đang sử dụng một loại thuốc tây, vì sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày, làm việc chữa trị cũng không được hiệu quả. Ăn loại thực phẩm này khi uống thuốc chống suy nhược cơ thể sẽ có thể đem lại kết quả ngược lại.

Không nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi đang sử dụng một loại thuốc tây

Những loại thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh… rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng. Thế nhưng, có một điều cần lưu ý là nếu bạn nào mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu, máu quá đông đặc làm cản trở tình trạng lưu thông của máu trong cơ thể thì phải tránh xa những loại thực phẩm này.

Những loại thực phẩm chứa nhiềuvitamin K sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, càng làm gia tăng tình trạng đông máu và lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Một số loại thuốc tây bao gồm Cipro có thể đóng cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong thực phẩm từ sữa. Sự kết hợp này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc. Khi bạn nhận được một đơn thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, hãy hỏi nếu thuốc thuộc nhóm tetracycline hoặc flouroquinolones.

Nếu như vậy, cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc tây ít nhất 2 giờ. Bạn cũng nên hỏi dược sĩ về thời gian thích hợp nếu bạn đang uống các vitamin tổng hợp chứa các khoáng chất. Bởi những vitamin này cũng như các sản phẩm từ sữa, có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh.

Các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh

Khi bạn đang uống thuốc tây, bạn nên lưu ý không nên uống nước ép trái cây. Nên nhớ rằng chỉ được phép uống nước táo, cam, bưởi… cách thời điểm uống thuốc Allegra [fexofenadine] ít nhất 4 giờ. Các loại nước ép ức chế peptide [là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau] vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu.

Không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng

Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc tây, đặc biệt là thuốc chống dị ứng Allegra khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Các loại thuốc tây khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng như Cipro hay Levaquin, các thuốc chữa bệnh tuyến giáp như Synthroid hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn như Singulair.

Có thể bạn đã được biết trà xanh là một trong những thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa cùng khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư. Tuy nhiên tác dụng này hầu như không còn khi bạn kết hợp trà xanh cùng uống thuốc tây, mà cụ thể là  thuốc chống ung thư.

Trong khi uống viên sắt thì không nên uống trà. Bởi hợp chất tanin sẵn có trong trà sẽ kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế khi uống trà xanh trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn thưởng thức nước trà xanh, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc tây.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Trẻ nhỏ thường sợ không dám uống thuốc hoặc uống rồi nhổ ra ngay vì thuốc đắng, hay mùi vị thuốc đối với các em không dễ chịu chút nào. Do vậy có cha mẹ đã cho thuốc vào bình sữa cho trẻ bú hay cho trẻ uống thuốc chung với sữa. Điều này có nên không? 

Như bạn đã biết, ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc [canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được]. Các kháng sinh fluoroquinolon [như ciprofloxacin và levofloxacin] có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng lúc với sữa.

Danh sách thuốc tương tác với sữa có lẽ còn nhiều nữa. Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống. Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như sirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên phụ huynh cũng nên biết thêm rằng có một số thuốc được khuyên nên dùng lúc no, có thể dùng cùng với sữa để tránh kích ứng dạ dày như: các kháng viêm NSAID, các glucocorticoid. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

DS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGA
Theo SGTT

Uống thuốc với sữa, nước trái cây có hại không?

[NLĐO]- Cho con uống thuốc với tôi là việc vô cùng khó khăn nên tôi thường nghiền thuốc vào sữa, nước trái cây cho bé uống nhưng vừa rồi tôi nghe nói làm vậy có thể gây tác dụng phụ...

  • Chích ngừa xong vội uống thuốc hạ sốt, vắc-xin mất tác dụng?

  • Huyết áp lúc ổn, lúc trở chứng, có nên uống thuốc?

  • Cẩn trọng với uống thuốc "combo"

Bạn đọc Uyên An [nguyenthi…@gmail.com]hỏi: Bé nhà tôi 3 tuổi và rất khó cho uống thuốc, nên tôi hay nghiền thuốc viên thành bột, hoặc bẻ đôi viên nhộng để lấy phần bột bên trong hòa chung với sữa hoặc nước cam để bé dễ uống nhưng vừa rồi có đợt bé bệnh chữa hoài không dứt hẳn. Bạn tôi bảo tại tôi nghiền thuốc và uống chung lung tung nên thuốc gây tác dụng phụ. Có phải vậy không?

Bạn đọc Trần Thanh Hòa [35 tuổi, TP HCM]hỏi: Con tôi 4 tuổi, mỗi lần uống thuốc, vợ tôi hay cho cháu uống chung với nước ngọt, nước trái cây, sinh tố…cho dễ trôi. Điều đó có nên không?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố [TP HCM], trả lời:

Có những loại thuốc việc nghiền, mở viên nhộng hay uống chung với đồ uống ngọt không sao hết nhưng cũng có những loại mà việc "sáng tạo" cách uống thuốc có thể gây vấn đề.

Đầu tiên là một số thuốc có thể tương tác với các protein trong sữa, khi đi vào cơ thể bị vón lại cùng với sữa, có thể khiến cơ thể giảm hấp thu thuốc hoặc thậm chí là hầu như không hấp thu được.

Với những đồ uống ngọt như nước đường, nước trái cây, phần lớn thuốc khi dùng chung cũng không sao nhưng cũng có vài loại sẽ bị hạn chế tác dụng.

Ngoài ra, việc nghiền thuốc, mở viên nhộng có thể ảnh hưởng đến quá trình tác dụng của thuốc: một số thuốc cần tác dụng chậm, cần để viên nén hoặc vỏ bọc tan ra từ từ trong cơ thể, nếu bị nghiền, mở vỏ, thuốc có thể bị dịch ruột phân hủy hết quá nhanh, vậy là mất hoặc giảm tác dụng. Ngoài ra, một số thuốc khi bị hấp thu quá nhanh, nồng độ hóa chất trong máu tăng vọt có thể dẫn đến tác dụng phụ.

Để biết thuốc nào có thể uống chung với đồ uống khác, thuốc nào không, cách duy nhất là bạn phải hỏi bác sĩ kê toa xem nó có tương tác bất lợi với thứ đồ uống bạn định cho bé uống cùng hay không, có thể bẻ ra hay không.

Tốt nhất khi bé khó cho uống thuốc, bạn nên nói rõ điều này với bác sĩ để cân nhắc các cách uống hợp lý hơn, có thể cho thuốc dạng siro hoặc loại có vị mà bé dễ chấp nhận. Trẻ con mỗi bé mỗi tính, có bé chịu uống thuốc ngọt nhưng sợ thuốc đắng, có bé ngược lại.

Đồng thời các bạn nên xem kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng lúc. Không chỉ đồ uống, thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: có thuốc cần uống lúc no, có thuốc cần uống lúc đói, loại này có thể vừa uống vừa ăn, loại này cần uống cách bữa ăn một khoảng thời gian nhất định… Nên tuân thủ điều này để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ.

Anh Thư thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề