Định hướng chuyên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn là gì

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BYT, kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. [Theo khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009]

2. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể như sau:

- Khử trùng thiết bị y tế, môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân;

- Vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Giám sát nhiễm khuẩn;

- Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể từ Điều 3 đến Điều 15 Chương II Thông tư 16/2018/TT-BYT như sau:

+ Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn

+ Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch

+ Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

+ Vệ sinh tay

+ Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

+ Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế

+ Quản lý và xử lý đồ vải y tế

+ Quản lý chất thải y tế

+ Vệ sinh môi trường bệnh viện

+ An toàn thực phẩm

+ Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật

+ Phòng chống dịch bệnh

+ Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

3. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT, bao gồm:

- Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

Trong đó:

- Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

4. Trách nhiệm kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo khoản 2 Điều Điều 62 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và người nhà của người bệnh;

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật.

\>>> Xem thêm: Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn có yêu cầu phải là trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hay không?

Cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn?

Yêu cầu về bằng cấp chứng chỉ đối với trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phải đáp ứng những gì?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn là khoa Cận Lâm Sàng có nhiệm vụ chỉ đạo việc thực hiện quy chế Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn bệnh viện và kiểm soát công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn trong toàn đơn vị.

  1. Cơ cấu tổ chức:

1. Trưởng khoa

BS Phan Thị Kim Chi

Sinh ngày : 14/01/1992

SĐT : 0935737131

2. Phó khoa

CN. Lê Thị Lành

Cử nhân Điều dưỡng Phụ Sản

Sinh ngày: 1981

DĐ: 0901.988.188

* Nhân lực:

  1. Đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về chứng chỉ Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn.
  1. Viên chức làm công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn thường xuyên được đào tạo liên tục và cập nhật kiến thức mới.

Tổng số viên chức trong khoa: 16, trong đó có:

- 01 Bác sĩ Chuyên khoa I

- 02 Cử nhân điều dưỡng phụ sản

- 12 Hộ lý, trong đó: + 04 Hợp đồng 68

+ 05 Hợp đồng ngắn hạn

+ 03 Hợp đồng vụ việc

Tập thể cán bộ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

II. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

  1. Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn được bố trí liên hoàn 1 chiều và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giặt là, xử lý dụng cụ, đóng gói, tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải tập trung.
  1. Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn có các khu vực sau:

- Nhận đồ vải bẩn

- Nhận dụng cụ bẩn

- Khu vực giặt, là

- Khu vực phơi đồ vải

- Kho đồ sạch

- Phòng đóng gói

- Phòng hấp sấy

- Phòng lưu trữ

- Phòng cấp phát

  1. Phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

- Hệ thống máy giặt

- Hệ thống nồi hấp ướt, sấy khô

- Hệ thống máy sấy đồ vải

- Phương tiện vận chuyển dụng cụ, đồ vải.

- Dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn.

III. Chức năng nhiệm vụ của khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

1. Chức năng:

- Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn là khoa Cận Lâm Sàng có nhiệm vụ chỉ đạo việc thực hiện quy chế Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn bệnh viện và kiểm soát công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn trong toàn đơn vị.

- Phối hợp với khoa Lâm sàng: thực hiện giám sát công tác vệ sinh, khoa, phòng, nhà vệ sinh, ngoại cảnh.

- Phối hợp với Phòng chức năng thực hiện giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Thực hiện Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn.

2. Nhiệm vụ

- Khoa KSNK có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế KSNK bệnh viện

- Kiểm soát công tác KSNK bệnh viện.

- Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho toàn đơn vị.

- Giám sát việc xử lý chất thải rắn, lỏng cho toàn đơn vị.

- Bảo đảm vệ sinh bệnh viện sạch đẹp.

- Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa, phòng, buồng bệnh.

- Tập huấn về công tác KSNK cho viên chức y tế trong toàn bệnh viện.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về công tác KSNK

- Thực hiện công tác giám sát: Lấy mẫu giám sát môi trường không khí [buồng phẫu thuật, thủ thuật, buồng đẻ, buồng hậu phẫu, buồng trẻ sơ sinh….], nước thải, nước uống, nước tại các vòi rửa tay, dụng cụ, bàn tay phẫu thuật viên....

- Thực hiện giám sát môi trường định kỳ [ quan trắc]: 06 tháng /lần.

3. Chế độ báo cáo:

- Thông báo kết quả giám sát về KSNK và phân loại chất thải và tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện: 1 lần/tháng.

Chủ Đề