Doanh nghiệp cho nld nghỉ phải đền bù thế nào năm 2024

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu làm việc có sai sót hoặc vi phạm thỏa thuận, người lao động có thể sẽ phải bồi thường cho phía công ty. Sau đây là 04 trường hợp người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường.

1. Vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh, công nghệ

Theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, khi giao kết hợp đồng lao động, nếu công việc của người lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, công nghệ của công ty thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về các nội dung liên quan đến việc bảo vệ bí mật đó.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
  1. Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
  1. Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
  1. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

  1. Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

Nếu người lao động vi phạm thỏa thuận, công ty có quyền xử lý vi phạm và yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận

Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này cũng phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải đảm bảo có lý do luật định hoặc đã báo trước đúng thời hạn cho người sử dụng lao động biết.

Trường hợp nghỉ ngang, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Khi đó, người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

- Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Bồi thường thêm 01 khoản tiền lương theo hợp đồng lao động tương ứng với những ngày không báo trước.

- Hoàn trả chi phí đào tạo nếu trong quá trình làm việc được cử đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động.

Ngoài việc phải bồi thường, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật cũng gặp phải thiệt thòi khi không được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp.

Doanh nghiệp cho nld nghỉ phải đền bù thế nào năm 2024

3. Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty

Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của công ty sẽ phải bồi thường như sau:

- Trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng:

Chỉ cần bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương. Số tiền này sẽ được khấu trừ hằng tháng từ tiền lương của người lao động sau khi đã

đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân nhưng tối đa không quá 30% lương/tháng.

- Làm hư hỏng tài sản công ty do cố ý hoặc sơ suất nhưng với hậu quả nghiêm trọng hoặc có giá trị thiệt hại thực tế > 10 tháng lương tối thiểu vùng:

Người lao động bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của công ty.

Xem thêm: Làm hư hỏng tài sản của công ty, phải bồi thường thế nào?

4. Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty

Căn cứ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tài sản khác do công ty giao cho hoặc làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, người lao động có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tùy từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ khác nhau, thậm chí có trường hợp người lao động còn không cần bồi thường cho công ty.

- Có hợp hợp đồng trách nhiệm: Bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận.

- Do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Không phải bồi thường.

- Trường hợp còn lại: Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động.

Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật như sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

Người sử dụng lao động chỉ phải bồi thường khi đơn phương châm dứt HĐLĐ với người lao động trái pháp luật. Ảnh: Nam Dương

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt HĐLĐ.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

Do bạn đã xin nghỉ và được công ty đồng ý, như vậy sẽ thuộc trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Khỏan 3, Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 và công ty không đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nên không có nghĩa vụ bồi thường cho bạn.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

Nghỉ ngang phải bồi thường bao nhiêu?

Căn cứ quy định nêu trên thì trường người lao động nghỉ ngang không báo trước thì phải bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Công ty cho nghỉ phải báo trước bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động nộp đơn xin nghỉ việc thì công ty có quyền nhận đơn và duyệt đơn nhưng phải chờ hết thời gian báo trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn và 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn thì mới được chấm dứt hợp đồng với người lao ...

Thế nào là nghỉ ngang?

Hiện hành không có quy định nào giải thích rõ khái niệm nghỉ ngang là gì, tuy nhiên, căn cứ các quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu nghỉ ngang là trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không tuân thủ quy định về thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động quy định tại ...

Khi nào đến hợp đồng lao động?

  1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động. 2) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.