Đòn bẩy kinh doanh là gì

Trong những thời điểm thuận lợi, việc sử dụng hợp lý các đòn bẩy có thể giúp doanh nghiệp bứt phá tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Và ngược lại ở những giai đoạn khó khăn, đòn bẩy có thể giúp công ty duy trì tăng trưởng, hạn chế tối đa những thiệt hại. Vậy đòn bẩy trong kinh doanh là gì và bạn hiểu như thế nào về nó ?

Nội dung chính

Khái niệm đòn bẩy trong kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh trong tiếng Anh là Operating Leverage [Viết tắt là OL] hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động là khái niệm được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp [kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi] đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi. 

Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.

Đo lường hiệu quả đòn bẩy kinh doanh

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, thường được kí hiệu là DOL [Degree of Operating Leverage]. Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán. Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh.

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh [DOL] = [Tỉ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vai và sau thuế]/ [Tỉ lệ thay đổi của doanh thu hay hàng bán]

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu gốc được tính theo công thức sau:

DOL = Qx[P-V] / [Qx[P-V] -F]

Trong đó:

  • Q= số lượng hàng hóa được sản xuất[ đối với DN sản xuất] hoặc được bán[ đối với DN thương mại]
  • V= Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm
  • P= Giá bán hàng hóa
  • F= Chi phí hoạt động cố định

Nguyên tắc của đòn bẩy kinh doanh

Nguyên tắc số 1: Làm 1 lần – Dùng nhiều lần

Nguyên tắc của đòn bẩy chính là bạn chỉ cần làm một lần. Viết ra quy trình công việc những gì bạn đang làm và chuyển giao nó cho người khác sẽ làm cho lần tới. Bạn cũng cần phải điều chỉnh những bước trong quy trình này cho đến khi nó trở nên nhất quán nhất, và dần dần nhân viên của bạn tự dựa vào quy trình để làm theo mà không cần bạn “chỉ và bảo” nữa.Như vậy, bạn đã hệ thống hóa được quy trình vận hành doanh nghiệp.

Nguyên tắc số 2: Làm ít – được nhiều

Đòn bẩy là một cách giúp bạn tăng hiệu quả công việc, bạn chỉ cần bỏ một chút nỗ lực mà vẫn làm ít được nhiều, tương tự như bạn dùng một chiếc đòn bẩy để nâng một vật nặng. Bạn chỉ cần liên tục điều chỉnh quy trình sao cho hợp lý, hiệu quả vận hành doanh nghiệp sẽ càng ngày càng tốt hơn và mang lại kết quả càng ngày càng nhất quán hơn.

Nguyên tắc số 3: Chia để nhân

Đó là nguyên tắc “chia sẻ” với nhân viên để “nhân bản” chính bạn thành nhiều người khác vận hành các quy trình của doanh nghiệp sao cho tốt hơn trước rất nhiều. Ví dụ, khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn sẽ phải tự làm rất nhiều việc khác nhau, từ nhỏ tới lớn. Khi bạn có thêm nhân viên, bạn có thể giao những việc nhỏ cho nhân viên làm giúp bạn. Chẳng hạn như việc đánh một văn bản trên máy tính và in ra, hay fax một bản fax tới khách hàng, hay cách gọi điện thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm bạn đang bán chậm. Khi một nhân viên đó đã thuần thục với quy trình, thì bạn yêu cầu nhân viên đó hướng dẫn cho một nhân viên khác làm công việc tương tự. Lúc đó bạn có nhiều nhân viên làm việc hiệu quả hơn và bạn rảnh thời gian hơn.

Theo Investopedia, Operating leverage [OL] hay nghệ thuật đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng các loại tài sản có chi phí cố định để kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại.

Xem thêm: Cách chọn đòn bẩy Forex thích hợp, hiệu quả?

Nghệ thuật đòn bẩy kinh doanh là gì?

Nếu công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao thì đòn bẩy kinh doanh của công ty đó cao. Lý giải điều này, bạn có thể hiểu là công ty đó đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.

Đòn bẩy kinh doanh hay Operating Leverage [OL] còn được gọi là đòn bẩy hoạt động

Nghệ thuật đòn bẩy giúp gì cho chủ doanh nghiệp?

Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm, nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất.

Đòn bẩy giúp gì cho chủ doanh nghiệp?

Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa các tài sản cố định như nhà xưởng, trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra thêm sản phẩm trong khi giá vốn hàng bán không gia tăng hoặc gia tăng không đáng kể. Khi đó, lợi nhuận  được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.

Hãy xem xét một ví dụ đòn bẩy kinh doanh đối với các doanh nghiệp cung ứng phần mềm. Phần lớn chi phí trong cấu trúc chi phí của công ty họ là chi phí cố định và được giới hạn để phục vụ cho việc phát triển và chi phí marketing. Do đó, việc bán được 1 bản copy phần mềm hay 1 triệu bản thì chi phí của họ vẫn gần như không biến đổi lớn.

Một khi họ bán được số lượng phần mềm đủ để bù đắp chi phí cố định, thì sau đó, cứ mỗi đồng doanh số bán hàng tăng thêm gần như sẽ được chuyển hết thành lợi nhuận biên tế. Ứng với đó, đòn bẩy kinh doanh của họ cũng cao hơn doanh nghiệp ở các ngành khác rất nhiều.

Tìm hiểu thêm: Bear Trap là gì? Cách nhận biết & phòng tránh sập bẫy giảm giá

Các loại đòn bẩy kinh doanh, kinh tế

Có 4 loại đòn bẩy kinh doanh, kinh tế bạn có thể sử dụng để nâng tầm doanh nghiệp của mình, bao gồm:

  • Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ.
  • Đòn bẩy Marketing và Bán hàng.
  • Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ.
  • Đòn bẩy Con người và Đào tạo.

Bạn đã biết 4 loại đòn bẩy kinh doanh này chưa?

1. Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ

Công thức đòn bẩy tài chính như sau:

DFL= [% thay đổi trong EPS] / [% thay đổi trong EBIT]

DFL là tỉ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty.

Đòn bẩy tài chính thể hiện mối liên hệ giữa việc sử dụng chi phí cố định và cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay.

Đòn bẩy tài chính được nhiều công ty sử dụng nhất hiện nay đó là huy động vốn từ các cổ đông và vay vốn từ các tổ chức tín dụng, điển hình là các ngân hàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay tiền khi họ đánh giá phương án trả nợ của bạn là khả thi và thông thường họ sẽ yêu cầu bạn thế chấp các tài sản bảo đảm có giá trị định giá lớn hơn giá trị khoản vay của bạn.

2. Đòn bẩy Marketing và Bán hàng

Sử dụng đòn bẩy marketing và bán hàng giúp bạn tận dụng được sức mạnh các kênh truyền thông, tận dụng uy tín và sức ảnh hưởng của người khác để đưa sản phẩm dịch vụ đến với nhiều khách hàng hơn. Nếu bạn không tiếp thị, công việc kinh doanh của bạn có thể sẽ kết thúc khi nhiều khách hàng tiềm năng còn không có cơ hội để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ.

3. Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ

Hệ thống là những quy trình được văn bản hóa [quy trình vận hành] hoặc tự động [công nghệ thông tin]. Sử dụng đòn bẩy hệ thống nhằm đẩy mạnh tính nhất quán và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng đúng công nghệ có thể gia tăng hiệu suất kinh doanh, tăng năng suất bán hàng và cải tiến chất lượng dịch vụ của bạn không?

4. Đòn bẩy Con người

Nhân sự là nòng cốt của doanh nghiệp. Bạn có thể tự mình làm mọi công việc trong kinh doanh, hoặc bạn có thể thuê người điều hành. Bạn cũng có thể nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự hiện hữu bằng cách đầu tư vào các chương trình đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ.

Thường xuyên đào tạo nhân sự giúp bạn sử dụng đòn bẩy con người hiệu quả hơn

Công thức tính đòn bẩy kinh doanh là gì?

Đo lường mức độ đòn bẩy kinh doanh

Độ lớn/Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh [DOL] là viết tắt của cụm từ Degree of Operating Leverage. Mức độ tác động của nghệ thuật đòn bẩy kinh doanh [DOL] giúp doanh nghiệp đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán. Công thức tính đòn bẩy kinh doanh như sau:

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh [DOL] tại một mức doanh thu gốc [Q0] được tính theo công thức sau:

Trong đó:

ΔEBIT = EBIT1 – EBIT0: là độ gia tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay [EBIT]

ΔQ = Q1 – Q0: là độ gia tăng doanh thu

Nếu gọi:

F là chi phí cố định kinh doanh [không bao gồm lãi vay]

V là chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm

P là giá bán đơn vị sản phẩm

Q là số lượng sản phẩm bán ra

EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Sau một số biến đổi, chúng ta có công thức sau:

Như vậy, kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nào có phần chi phí cố định lớn hơn thì có DOL lớn hơn, tương ứng với đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng nhiều hơn khi doanh thu tăng.

Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm nhiều hơn khi doanh thu giảm.

Một doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh với phần chi phí kinh doanh cố định lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn.

Tham khảo thêm: Sóng Elliott là gì? 2 cách giao dịch với sóng Elliott nâng cao

Một số nguyên tắc của đòn bẩy kinh doanh

Dưới đây là một số nguyên tắc cốt lõi đòn bẩy kinh doanh giúp doanh nghiệp áp dụng các loại đòn bẩy kinh doanh hiệu quả:

  • Đòn bẩy kinh doanh giúp công việc kinh doanh của bạn chỉ cần bắt đầu bằng một số tiền nhỏ hoặc không cần đến tiền của bạn. Bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách huy động vốn của cổ đông hoặc cơ quan tài chính.
  • Sử dụng đòn bẩy kinh doanh là sử dụng tài năng, uy tín của người khác, cũng như kỹ năng, thông tin, uy tín, dữ liệu và các nguồn lực khác.
  • Muốn có một đòn bẩy kinh doanh hiệu quả, bạn phải ứng dụng triệt để những công nghệ mới nhất để tăng tốc độ và tính hiệu quả trong công việc.
  • Đòn bẩy con người sẽ giúp bạn thu được nhiều giá trị từ nhân viên của bạn bằng cách đào tạo họ và trao cho họ không gian, cơ hội để có thể phát triển với tài năng đích thực của họ.

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng nghệ thuật đòn bẩy kinh doanh

Trong doanh nghiệp có bao nhiêu loại đòn bẩy?

Doanh nghiệp kinh doanh có thể áp dụng các loại đòn bẩy kinh doanh khác nhau tùy theo từng thời điểm. Bạn có thể bắt đầu bằng đòn bẩy Marketing và Bán hàng, tiếp theo là đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ, rồi đến đòn bẩy Con người.

Khi doanh nghiệp của bạn đã vận hành thuận lợi và bắt đầu có hiệu quả, hãy tiếp cận Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ để đạt tỷ lệ gia tăng vốn tốt nhất.

Đòn bẩy kinh doanh có dễ thực hiện không?

Để có thể sử dụng đòn bẩy, việc đầu tiên bạn cần phải có là Dòng tiền, bởi vì Đòn bẩy kinh doanh cần chi phí. Muốn đòn bẩy trở nên hiệu quả, hãy tập trung vào những đòn bẩy tạo ra lợi nhuận ròng lớn nhất.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy hoạt động cao để tạo thêm lợi ích cho công ty. Song, họ cũng phải đối mặt với khả năng biến động lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh.

Các công ty có chi phí cố định cao, tức là họ đầu tư tập trung vào máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí. Khi nhu cầu hàng hóa trên thị trường sụt giảm bất ngờ, doanh nghiệp sẽ khó lòng điều chỉnh theo và thu nhập có thể “rơi tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh rất đáng để cân nhắc khi nền kinh tế gặp nhiều biến động

Một doanh nghiệp có mức độ đòn bẩy kinh doanh cao sẽ phải tính toán doanh số để bù đắp chi phí cố định mà công ty đã sử dụng và để bù đắp vị thế rủi ro của các cổ đông.

Sự khác nhau giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh?

Nghệ thuật đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng các loại tài sản có chi phí cố định để kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. 

Đòn bẩy tài chính là huy động vốn từ các cổ đông và vay vốn từ các tổ chức tín dụng, điển hình là các ngân hàng trong nước và quốc tế.

Kết luận

Trong bài viết này, VnRebates đã chia sẻ khái niệm nghệ thuật đòn bẩy kinh doanh là gì và các loại đòn bẩy trong kinh doanh. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn sẽ có những kiến thức bổ ích, giúp đỡ hiệu quả cho công việc kinh doanh của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Chủ Đề