Dòng sông chết là gì và nguyên nhân

598 Lượt xem - 19-05-2020 09:51

Nhiều dòng sông trên thế giới trở thành biểu tượng văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng và cũng là mạch nguồn sống thể hiện những giá trị truyền thống của con người và xã hội từng quốc gia.

Thế nhưng con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa lại “bức tử” môi trường làm suy giảm chất lượng nguồn nước hoặc suy giảm chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Cùng chúng tôi - công ty môi trường Hợp Nhất dõi theo câu chuyện hồi sinh các dòng sông chết tại 4 quốc gia ở châu Á!

Sông Châu Giang (Trung Quốc) và hành trình “xóa sổ” ô nhiễm môi trường

Là con sông dài thứ 3 tại Trung Quốc, sông Châu Giang là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả môi trường. Và nước thải sinh hoạt đổ ra hệ thống sông chưa qua xử lý cũng trở thành nguyên nhân khiến con sông cũng bị ô nhiễm.

Dòng sông chết là gì và nguyên nhân

Chính quyền địa phương bắt đầu nhận thức được những nguy hiểm nếu tiếp tục để con sông rơi vào tình trạng ô nhiễm này. Do đó kể từ khi tăng công suất xử lý tại HTXLNT Chấn An từ 200.000 lên 250.000 m3/ngày đêm lượng nước thu gom và xử lý nước thải của Phật Sơn tăng từ 55% đến 88%. 

Với 4 cơ sở xử lý bùn với tổng công suất 220 tấn/ngày giúp ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm tại các tuyến đường thủy. Chất lượng nước thải ở đây cải thiện với gần 700.000 m3 sau khi được nạo vét.

Bên cạnh đó, sông Châu Giang cũng lắp đặt 4 trạm quan trắc chất lượng nước và xây dựng dữ liệu thông tin quản lý môi trường để cơ quan quản lý môi trường xử lý và khắc phục các trường hợp gây ô nhiễm.

Còn ở Giang Môn tỷ lệ xử lý tăng lên 70% (năm 2013) vì tăng công suất xử lý Nhà máy xử lý nước thải Wen Chang Sha từ 50.000 lên 200.000 m3. Ngoài ra họ còn xây dựng nhiều trạm bơm với 22 km cống dẫn nước phục vụ cho 500.000 người ở khu vực thành thị.

Nhật Bản thay đổi dòng sông ngập rác

Mặc dù nhận được nhiều sự “ca tụng” vì môi trường sạch nhưng Nhật Bản cũng khó thoát khỏi thực trạng ô nhiễm tại nhiều dòng sông nằm xen kẽ với các đô thị phồn hoa. Ảnh hưởng từ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nhiều năm qua khiến kênh rạch, sông ngòi ở đây trở nên ô nhiễm do chưa chú trọng xử lý nước thải công nghiệp đúng cách.

Trong đó phải kể đến sông Yamato (vùng Kensai) được xem là một trong những dòng sông bẩn nhất tại Nhật Bản. Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và nước thải từ các nhà máy đổ thẳng ra dòng sông mà chưa có qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Sau đó nhờ những chính sách phục hồi của chính phủ như kiểm soát, thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của người dân, thay đổi cảnh quan dọc 2 bên bờ sông làm chất lượng nước được cải thiện đáng kể.

Giai đoạn 2010 – 2011 sông Yamata nằm trong danh sác dòng sông có chất lượng nước được cải thiện đáng kể trong 10 năm. So với năm 1970, chất lượng nước sông có nhiều chỉ số thấp hơn khoảng 9 lần, nhiều loài động, thực vật có thể sinh sống và phát triển. Để tạo được môi trường như vậy Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều giải pháp tổng thể, xây dựng hệ thống pháp luật, điều phối rác thải và ứng dụng nhiều công nghệ xử lý nước thải hiện đại.

Hồi sinh dòng sông chết ở Singapore

Sẽ rất khó chấp nhận nếu liệt kê sông Singapore vào danh sách “những con sông ô nhiễm nhất thế giới”, tuy nhiên đây chính là sự thật khi có một khoảng thời gian dòng sông này “rơi vào khủng khoảng” ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguồn nước này tiếp nhận nước thải từ hàng nghìn xưởng sản xuất, trang trại chăn nuôi và chợ buôn bán dọc 2 bên bờ sông.

Dòng sông chết là gì và nguyên nhân

Đứng trước những nguy hại ấy, Thủ tướng Lý Quang Diệu xây dựng nhiều chính sách phát triển thiết thực giúp sông Singapore hồi sinh một cách tuyệt vời. Chính phủ nước này đã chuyển 3.000 xưởng sản xuất thủ công sang các khu vực an toàn, di chuyển hơn 5.000 người bán thức ăn đường phố về khu vực trung tâm khác bằng cách họ sẵn sàng hỗ trợ trả tiền điện, tiền nước.

Mặc khác Singapore quyết định hủy bỏ việc chăn nuôi hơn 9.000 con lợn trong 8.000 trang trại vì lo sợ ô nhiễm và chỉ giữ lại 14 ao cá công cộng.

Từ sau khi sông Singapore thay diện mạo mới, nơi đây thu hút du khách với nhiều dịch vụ như du lịch hoặc ẩm thực. Các xưởng đóng tàu nhỏ được thay thế bởi các tòa nhà cao tầng lộng lẫy hoặc các nhà kho, nhà xưởng biến thành những quán cà phê, khách sạn, nhà hàng sang trọng.

Cải tạo sông Pasig ở Philippin

Vào năm 1990, sông Pasig ở Philippin được xem đã “chết” khi không thể tiếp tục duy trì các hoạt động đánh bắt cá vì nguồn nước ô nhiễm và bốc mùi hôi thối. 

Ngân hàng Phát triển cho biết, nước sông Pasig ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lý, việc thu gom chất thải còn yếu và chưa đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh. Ước tính có khoảng 65% chất thải đổ xuống sông xuất phát từ các hoạt động của người nghèo sống tạm từ các căn nhà dọc rìa sông.

Do đó để phục hồi và cải tạo Pasig, năm 2010 Chính phủ Philippin phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch và Ngân hàng Phát triển châu Á nỗ lực phục hồi diện mạo của sông với tổng số vốn 200 triệu USD.

Đến năm 2014, một nhãn hàng làm đẹp từ Nhật Bản đề xuất ý tưởng xử lý nước ô nhiễm sông Pasig bằng cỏ Vetiver. Loại cỏ này thường được ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải ô nhiễm và có khả năng hấp thụ nhiều chất độc hại. Ý tưởng làm biển quảng cáo từ cỏ vertiver có thể làm sạch 7.500 – 30.000 lít nước mỗi ngày.

Vào tháng 10/2018, Ủy ban phục hồi sông Pasig thông báo các loài thủy sinh quay trở lại sinh sống, dự án đã phân tách 22.000kg CTR, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập nhờ việc chú trọng nâng cao nhận thức và ý thức BVMT cho người dân.