Dòng tivi sony a80k 4k oled có tần số quét là bao nhiêu?

Nguồn Internet.

Bạn có biết rằng một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua một chiếc TV Sony đó là lựa chọn tốc độ làm tươi màn hình? Dòng BRAVIA của TV Sony có tùy chọn chủ yếu là 240 Hz, 120 Hz, và 60 Hz.

Khi chọn mua TV hẳn người dùng đã nhìn thấy những thông số 60 Hz, 120 Hz và 240 Hz trong khi đọc thông tin chi tiết sản phẩm BRAVIA. Những con số này thể hiện tổng số lần quét được thực hiện trên màn hình trong vòng một giây hay còn gọi là tần số quét, tốc độ làm tươi màn hình.Chất lượng hình ảnh trên màn hình phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Số lần quét càng nhiều thì hình ảnh càng chi tiết hơn, ít bị mờ trên màn hình. Kết quả là, hình ảnh chuyển động sẽ rõ ràng hơn đáng kể trên TV có tốc độ làm tươi 120 Hz so với một TV 60 Hz.

Trên thị trường, Sony đã cung cấp sử dụng ba mức độ trong dòng TV LCD BRAVIA bao gồm 60 Hz, 120 Hz và 240 Hz. Đặt mức giá sang bên cạnh, tốc độ làm tươi là quan trọng nếu bạn có nhu cầu hình ảnh tốt nhất khi xem rất nhiều nội dung hoạt động như thể thao, phim ảnh… hoặc thậm chí là lập trình và di chuyển văn bản. Nhưng tốc độ làm tươi không phải cần thiết nếu bạn xem nhiều chương trình hoặc nội dung cung cấp thông tin mà không có nhiều chuyển động.

Nguồn Internet.

Tần số quét 240 Hz xuất hiện trên TV XBR9 và dòng Series Z của Sony. Thực tế theo lý thuyết thì TV có tốc độ làm tươi 240 Hz sẽ tốt hơn so với 60 Hz, nhưng thực tế mắt người hầu như không thể thấy sự khác biệt về chất lượng hình ảnh khi làm một so sánh giữa một TV BRAVIA 240 Hz và BRAVIA 120 Hz. Do đó, người dùng nên tham khảo một chiếc BRAVIA 120 Hz để tiết kiệm tiền khi mua TV.

Tiếp theo, các dòng TV Series W, Series VE5 và Series V 120Hz trang bị tần số quét 120 Hz. Một chiếc TV 120 Hz là sẽ là lựa chọn so với 240Hz khi nhìn vào dòng BRAVIA Sony TV.

Cuối cùng loạt TV Series S có tần số quét 60 Hz. TV LCD BRAVIA Series S 60 Hz cũng mang lại giá trị tốt khi so sánh nó với giá của các model BRAVIA 120 Hz và 240 Hz. Lý do là vì loạt Series S có rất nhiều các tính năng xử lý video tương tự được được tích hợp trong các model BRAVIA 120 Hz và 240 Hz, chỉ là không sở hữu tốc độ làm tươi nhanh chóng. Vì vậy, người dùng vẫn sẽ nhận được một hình 60 Hz.

So sánh TV Bravia tần số quét 60 Hz,120Hz và 240Hz

Ngoài ra, tỷ lệ làm tươi màn hình nhanh hơn như 120 Hz và 240 Hz là tương đối mới mẻ và có thể trông lạ nếu bạn không quen với hình ảnh quá sắc nét. Hay nói cách khác, tỷ lệ làm tươi nhanh hơn có thể làm cho một hình ảnh hiển thị không trung thực.

Điểm mấu chốt khi chọn TV BRAVIA của bạn là để so sánh hình ảnh từ các model khác nhau trước khi quyết định giữa 60 Hz, 120 Hz và 240 Hz.

Phi Phi

TV QD-OLED Bravia XR A95K được trang bị tấm nền QD-OLED do Samsung sản xuất. Sản phẩm này sẽ có hai kích thước là 65 inch và 55 inch với độ phân giải 4K.

QD-OLED là sản phẩm kết hợp hoàn hảo những ưu điểm nổi bật của OLED và LED để đem đến trải nghiệm xem hoàn hảo hơn. OLED truyền thống của LG Display sử dụng diode xanh dương và vàng để tạo ra các điểm ánh sáng trắng. Còn QD-OLED lại dùng chấm lượng từ để phát ánh sáng xanh dương, chuyển màu xanh dương thành màu đỏ, xanh lục một cách dễ dàng, không cần bộ lọc màu. Với việc sử dụng màu xanh dương có ánh sáng mạnh nhất giúp TV QD-OLED tăng độ sáng, màu sắc tới 200% với các mẫu TV thông thường.


Tuy vẫn chưa khắc phục được hiện tượng lưu hình nhưng QD-OLED lại có tuổi thọ kéo dài hơn các TV OLED trên thị trường. Do sử dụng tới 3 lớp vật liệu OLED màu xanh dương cho mỗi điểm ảnh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm độ bền của màn hình.

TV QD-OLED Bravia XR A95K được thiết kế tinh tế, sang trọng với giá đỡ riêng biệt cho phép người dùng có thể đặt TV ở phía trước hoặc phía sau. Nhờ đó, người dùng có thể trang trí TV theo các cách khác biệt, phù hợp với không gian sống. Mặt sau của TV cũng được hãng thiết kế giúp có thể giấu những sợi dây kết nối, tăng tính thẩm mỹ khi đặt trong ngôi nhà của bạn.


TV này cũng có 4 cổng HDMI trong đó có hai cổng có đầy đủ khả năng của HDMI 2.1. Mẫu TV mới nhất của Sony cũng hỗ trợ chơi game ở độ phân giải 4K với tần số quét 120Hz, có thể điều chỉnh tự động HDR khi kết nối với PS5.

Bên cạnh đó, Sony cũng bắt tay với LG Display để sản xuất các dòng TV OLED 2022 mới nhất đó là A90K và A80K ở phân khúc thấp hơn A95K.

Năm 2022, Sony sẽ tiếp tục trang bị Google TV cho các sản phẩm của hãng đi kèm với các tính năng quen thuộc XR OLED Contrast Pro, XR Triluminos Max [cho A95K] hoặc Pro [cho những sản phẩm còn lại] và Acoustic Surface Audio Plus.

Trên đây là thông tin chi tiết về TV QD-OLED đầu tiên của Sony. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất. 

TV OLED ngày càng có giá tốt hơn và được người dùng quan tâm, nhưng hiện vẫn chỉ có hai hãng cung cấp chính là LG và Sony.

Theo SMH, OLED được coi là tiêu chuẩn vàng về chất lượng hình ảnh trên TV thương mại. Công nghệ này hoàn toàn khác biệt so với TV đèn nền LED thông thường với nhiều ưu điểm về hình ảnh. Cạnh tranh với OLED có microLED của Samsung với nhiều nét giống về công nghệ nhưng microLED vẫn chưa phổ biến do giá thành quá cao, không có nhiều dòng để lựa chọn.

Công nghệ OLED, viết tắt của từ đi-ốt phát sáng hữu cơ, gồm các điểm ảnh có thể tự phát sáng và bật/tắt độc lập. Có nghĩa, khi TV cần hiển thị màu đen, các điểm ảnh sẽ tắt hoàn toàn và người xem cảm nhận được màu đen tuyệt đối ở vị trí cần thiết. Đây là khác biệt lớn so với TV LED truyền thống, vốn sử dụng đèn nền [hoặc đèn viền] thường tạo "vầng hào quang" xung quanh các vùng tối nhất trên màn hình.

Với TV OLED, người dùng tại Việt Nam chỉ có hai thương hiệu để lựa chọn là Sony và LG. Trong đó, LG có thêm các phiên bản phổ thông hơn còn Sony chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp.

Trong năm 2022, LG công bố các dòng Z2 8K, G2, C2 và A2 còn Sony có hai dòng A90K và A80K.

LG Z2 8K OLED

LG Z2 8K OLED TV.

Z2 8K là dòng OLED đầu bảng của LG trong năm nay và là bản nâng cấp của Z1 năm ngoái. Sản phẩm này chủ yếu được hãng làm thương hiệu do giá cao và không sẵn hàng giao ngay. Ở Việt Nam, Z2 chỉ có bản 88 inch, độ phân giải 8K và giá 890 triệu đồng [ở thị trường nước ngoài có thêm bản 77 inch].

Không dùng tấm nền OLED Evo mới như G2 và C2 nhưng Z2 8K vẫn sử dụng vi xử lý Alpha 9 Gen5 mới nhất. Sản phẩm được thiết kế siêu mỏng, có chân đế riêng khác biệt so với đa số TV cao cấp trên thị trường.

LG G2 OLED Evo

G2 nâng cấp tấm nền OLED Evo sáng hơn.

G2 là bản nâng cấp của G1, vẫn giữ thiết kế khung tranh [gọi là dòng Gallery] với cơ chế giá treo riêng, có thể để sát tường. Đây là model có độ sáng cao nhất trong các dòng OLED bán tại Việt Nam và sử dụng tấm nền thế hệ hai là OLED Evo. Trên bản mới, LG bổ sung lớp tản nhiệt để tăng độ sáng mà không làm TV bị quá nhiệt. Ngoài ra, việc sử dụng sợi tổng hợp cũng giúp G2 nhẹ hơn 20% so với G1.

Năm nay, LG lần đầu tung ra TV OLED có kích thước "khổng lồ" 97 inch thuộc dòng G2. Ngoài ra, model này còn có thêm các bản55, 65, 77, 83 inch, đều có độ phân giải 4K, sử dụng chip Alpha 9 Gen 5

Giá của dòng Gallery cũng dễ chịu hơn so với năm ngoái. Model 55 inch và 65 inch có giá 58,9 và 84,9 triệu đồng [so với G1 là 69,9 và 94,9 triệu đồng]. Ba kích thước còn lại chưa có sẵn hàng và cũng chưa có giá chính thức.

LG C2 OLED Evo

LG lần đầu mang tấm nền OLED Evo xuống dòng C2.

Từ năm nay, dòng TV giá thấp hơn là C2 cũng sử dụng tấm nền mới OLED Evo với ưu điểm độ sáng cao hơn đáng kể so với tấm nền OLED thường. Tuy nhiên, độ sáng của C2 vẫn thấp hơn một chút so với G2.

Ngoài ra, hệ thống loa của C2 cũng kém hơn G2 [công suất 40 W, 2.2 kênh so với 60 W, 4.2 kênh]. Sản phẩm dày hơn, không có cơ chế treo khung tranh và kiểu dáng tương tự TV phổ thông. Thiết bị dùng chip Alpha 9 Gen 5 4K, chạy webOS 22.

LG bán C2 với các kích cỡ 42 inch [36,9 triệu đồng], 48 inch [40,9 triệu đồng], 55 inch [49,9 triệu đồng], 65 inch [65,9 triệu đồng], 77 inch [106 triệu đồng] và 83 inch [149 triệu đồng].

LG A2 OLED

Dòng A2 có giá rẻ nhất, tiệm cận TV LED phổ thông.

Đây là dòng TV OLED rẻ nhất của LG, tiệm cận các mẫu TV phổ thông. Sản phẩm sử dụng tấm nền OLED cũ thay vì OLED Evo, chip xử lý cũ là Alpha 7 Gen 5, hệ thống loa kém hơn là 20 W, hai kênh cũng như tần số quét 60 Hz so với "đàn anh" là 120 Hz. Ngoài ra, hệ thống thiếu cổng HDMI 2.1, không hỗ trợ VRR, FreeSync/G-Sync. So với các mẫu cao cấp hơn, A2 không có các công nghệ hỗ trợ cho game thủ.

Dòng A2 có mức giá tốt, từ 32,9 triệu đồng cho bản 48 inch đến 94,9 triệu đồng cho bản 77 inch.

Sony A90K

A90K chỉ được Sony mang về Việt Nam phiên bản 48 inch dành cho game thủ.

A90K là dòng TV OLED tốt nhất của Sony được mang về Việt Nam trong năm 2022 nhưng chỉ có một lựa chọn màn hình 48 inch. Giá bán vì vậy cũng khá hấp dẫn, chỉ 39,9 triệu đồng. Theo đại diện Sony, sản phẩm chủ yếu được bán cho người dùng là game thủ, hỗ trợ sử dụng cùng PlayStation 5.

TV mới của Sony mang đầy đủ các công nghệ cao cấp mới nhất gồm tấm nền XR OLED Contrast Pro, bộ xử lý trí tuệ nhận thức Cognitive Processor XR, tích hợp HDMI 2.1 phát hình ảnh 4K 120 Hz, hỗ trợ ALLM, VRR và chạy Google TV mới nhất.

Sony A80K

Dòng A80K của Sony đối trọng vơi LG C2.

A80K là dòng TV OLED đối trọng với LG C2 nhưng ít lựa chọn kích cỡ màn hình hơn. Khác biệt chủ yếu của A80K so với A90K là thiết kế chân đế thông thường có thể điều chỉnh góc nghiêng. Sản phẩm cũng dùng tấm nền công nghệ XR OLED Contrast Pro, công nghệ loa đa kênh Acoustic Surface Audio+ và bộ xử lý trí tuệ nhận thức.

Sony mang A80K về Việt Nam với ba kích thước màn hình là 55, 65 và 77 inch với giá lần lượt là 44,9 triệu đồng, 56,9 và 92,9 triệu đồng.

Tuấn Hưng

Video liên quan

Chủ Đề