Dữ liệu và thông tin khác nhau như thế nào năm 2024

Từ góc độ khoa học máy tính nói chung để nhìn nhận thì khái niệm “thông tin” và “dữ liệu” là 2 khái niệm khác nhau. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau cho hai khái niệm này nhưng về cơ bản có sự thống nhất chung trong cách hiểu, đó là: Dữ liệu là tổ chức thấp hơn của thông tin, dữ liệu được tổ chức, xử lý, biểu diễn, kết hợp lại để tạo thành thông tin. Ví dụ: Số điện thoại bản thân nó không có giá trị thông tin gì, nó chỉ là con số (dữ liệu), nhưng nếu số điện thoại lại gắn kết với một người cụ thể có tên tuổi, chức vụ, nó sẽ cung cấp về thông tin về một con người cụ thể, lúc đó các con số này mới có giá trị (tính bí mật, tính riêng tư…).

Dữ liệu và thông tin khác nhau như thế nào năm 2024

Nguồn ITN

Hướng dẫn bảo vệ quyền riêng tư và dịch chuyển dữ liệu cá nhân giữa các quốc gia (1980) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Hiệp ước Bảo vệ dữ liệu cá nhân liên quan đến xử lý tự động dữ liệu cá nhân (1981) của Hội đồng châu Âu là những văn bản đầu tiên đưa ra khái niệm “dữ liệu cá nhân” (personal data) và gắn nó với bảo vệ quyền riêng tư. Với cách tiếp cận đó, đến nay, nhiều văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã đưa ra một số thuật ngữ tương đồng. Phổ biến nhất, thuật ngữ dữ liệu cá nhân, dữ liệu nhận dạng cá nhân (personally identifiable data - PID) được sử dụng phổ biến ở châu Âu. Thuật ngữ thông tin nhận dạng cá nhân (personally identifiable information - PII) được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Thuật ngữ thông tin cá nhân được sử dụng ở Australia, Nhật Bản, Canada và một số nước châu Á… Tuy nhiên, khái niệm giữa các văn bản vẫn còn sự khác biệt nhất định. Hướng dẫn bảo vệ quyền riêng tư và dịch chuyển dữ liệu cá nhân giữa các quốc gia (1980); Hiệp ước Bảo vệ cá nhân liên quan đến xử lý tự động dữ liệu cá nhân (1981); Chỉ thị bảo vệ cá nhân liên quan đến xử lý và dịch chuyển tự do dữ liệu cá nhân của Nghị viên châu Âu (1995) đưa ra 3 khái niệm khác nhau về dữ liệu cá nhân. Hay khái niệm thông tin cá nhân trong Đạo luật về Quyền riêng tư của Australia năm 1998 và trong Khuôn khổ chung về quyền riêng tư (2015) của APEC cũng không giống nhau. Tuy vậy, tất cả các thuật ngữ, khái niệm trên đều có điểm chung là thu hẹp phạm vi khái niệm TTCN truyền thống theo một số đặc điểm chung là:

Tính cá biệt (nhân thân) - hiện thực (pháp lý) của chủ thể thông tin. Tức là, nội dung thông tin đó phải liên quan, thuộc về một cá nhân nhất định (không phải là thông tin của người khác) và cá nhân đó phải là một con người tự nhiên đang sống. Tiêu chí này nhằm loại trừ những thông tin không phải của cá nhân (như thông tin của tổ chức), thông tin của người đã chết, của người máy, người nhân bản… hoặc những thông tin cá nhân nhưng không phải của cá nhân đó. Tính riêng tư quyết định nhu cầu bảo vệ - gắn với quyền riêng tư. Tính hiện thực nhằm xác định được chủ thể trong một quan hệ pháp luật về bảo vệ TTCN nhất định, vì nếu không xác định được chủ thể trong quan hệ pháp lý thì không thể bảo vệ.

Tính xác thực - liên kết (khả truy) của nội dung thông tin. Tức là, nội dung thông tin phải có thực (kể cả tin thật, tin giả) và con người có thể nhận biết được (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đồng thời và quan trọng hơn, từ một hoặc liên kết các thông tin đó thì con người (chủ yếu là để thiết chế nhà nước) có thể xác định, nhận dạng được đó là cá nhân cụ thể nào trong xã hội (nhằm quản lý, theo dõi được danh tính cá nhân). Tiêu chí này loại trừ những thông tin mà pháp luật không cần hoặc không thể bảo vệ như: thông tin không tồn tại, không thể nhận biết, thông tin ẩn danh hay những thông tin quá phổ biến, phổ thông của cá nhân mà không thể chỉ dựa vào nó để xác định, nhận dạng được cá nhân đó là ai.

Tính đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện của TTCN. Tức là, TTCN phát sinh từ nhiều mối quan hệ của cá nhân và thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, giáo dục, y tế, CNTT, viễn thông, an ninh… Đồng thời, TTCN có thể được chứa đựng trong nhiều loại hình của vật mang tin như trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ an toàn thông tin là bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin nhằm bảo đảm 3 thuộc tính: tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng mà nhìn nhận thì đối với khái niệm “thông tin” hay khái niệm “dữ liệu” cũng không có gì khác nhau. Vì vậy, trong văn bản khác nhau của các nước, ngoài việc ngôn ngữ gốc quy định có thể cụ thể hơn, nhưng trong tiếng Anh thì người dịch có thể dùng là “personal information” - thông tin cá nhân hoặc “personal data” - tùy theo cách dịch, mà không làm ảnh hưởng tới nội dung cũng như tinh thần chủ yếu của các quy định trong văn bản luật.

Dữ liệu và thông tin khác nhau ở đâu?

Dữ liệu là các sự kiện thô thu thập về một điều kiện, sự kiện, ý tưởng, thực thể hoặc bất cứ điều gì khác. Trong khi đó, thông tin lại đề cập đến các sự kiện liên quan đến một sự kiện hoặc chủ đề cụ thể và đã được chỉnh sửa, xử lý sao cho có nghĩa.

Thông tin và dữ liệu là gì cho ví dụ?

- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. - Dữ liệu là những gì con người tiếp nhận để có được thông tin. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh. Ví dụ: giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ, ….

Thông tin là gì dữ liệu là gì lớp 10?

- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết. - Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu. - Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.

Data và Information khác nhau như thế nào?

Information là một tập hợp các sự kiện hoặc dữ liệu được truyền đạt. - Data chỉ những thông tin xác thực, đặc biệt ta dùng từ này khi phân tích và dựa trên lý luận hoặc tính toán.