Đứt gân achille là gì

Đứt gân Achilles (A-sin) là chấn thương hay gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và nhất là khi chơi thể thao. Gót chân Achilles được đặt tên từ thần thoại Hy Lạp nói về điểm yếu của vị thần Achilles ở gót chân.

ThS.BS Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao & Nội soi, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, gân gót chân có thể bị đứt trong những trường hợp.

- Một lực mạnh tác động đột ngột đến vùng gót chân: khi người chơi thể thao bất ngờ di chuyển nhanh hơn hoặc xoay người ngược hướng với bàn chân, khiến gân bị đứt, rách hoặc có một lực tác động trực tiếp vào bắp chân khi gân gót chân đang căng hoặc do các vật sắc cắt vào vùng gót gọi là vết thương đứt gân Achilles.

- Gân gót chân Achilles bị thoái hóa, gây ra tình trạng viêm gân hoặc tổn thương gân do vùng gót chân hoạt động với tần suất quá dày và cường độ quá cao, lặp đi lặp lại mỗi ngày.

- Sử dụng thuốc tiêm: Ở một số trường hợp điều trị, bác sĩ tiêm thuốc vào vùng cổ chân để giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên, thuốc tiêm có thể có tác dụng phụ làm suy yếu các gân xung quanh, trong đó có gân Achilles.

- Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ chấn thương ở vùng gân gót chân.

- Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ khiến vùng gót chân phải chịu tải trọng nặng nề hơn, gây quá tải lâu ngày và dẫn đến tổn thương đứt gân.

Đứt gân achille là gì

Vận động viên bóng đá là một trong những đối tượng dễ gặp phải chấn thương gân Achilles nhất.

Khi bạn nghe thấy một tiếng nổ hay tiếng "tách" ở gót chân, sau đó cảm nhận được cơn đau buốt ở mặt sau cổ chân và cẳng chân và không thể đi lại bình thường được nữa. Lúc đó, bạn hãy nghĩ đến việc mình có thể đã bị đứt gân Achilles. Ngoài ra, các triệu chứng có thể còn biểu hiện qua các cơn đau nhói dữ dội ở bắp chân dưới; sưng vùng bắp chân. Bạn không thể đứng bằng đầu ngón chân của chân bị đứt gân gót; đau khi cố di chuyển và rất đau nếu đi bằng ngón chân.

Trong các phương pháp điều trị đứt gân Achilles hiện nay, nối gân là phương pháp hiệu quả nhất. Phẫu thuật nối gân Achilles rất cần thiết nhằm cố định gân bị đứt, giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, đi lại, chạy nhảy như bình thường.

Bác sĩ Trần Anh Vũ chia sẻ, trong quá trình phẫu thuật, một vết rạch được thực hiện ở gót chân. Nếu gân bị đứt, bác sĩ phẫu thuật sẽ nối lại. Nếu gân bị thoái hóa, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần gân bị hư hỏng, sau đó sửa chữa phần gân còn lại bằng chỉ khâu. Trong trường hợp có tổn thương nghiêm trọng đối với gân, bác sĩ có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ gân Achilles. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ lấy gân từ một chỗ khác trên chân của bạn.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ Trần Anh Vũ cũng khuyến cáo bệnh nhân cần phải có cuộc trao đổi đầy đủ với bác sĩ về thói quen hàng ngày. Bạn cần nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng, bao gồm cả những loại không kê đơn như thuốc giảm đau, các loại thuốc nam, thuốc Đông Y bạn đang dùng nếu có, tiền sử tiêm vào vùng cổ chân và gót chân.

Bạn có thể được yêu cầu ngừng uống một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu. Bạn cũng cần cho bác sĩ biết những thay đổi về tình trạng sức khỏe gần đây của mình, ví dụ như sốt, cảm lạnh, viêm đường hô hấp... Nếu là người hút thuốc lá lâu năm, bạn sẽ phải cai thuốc vài ngày trước khi phẫu thuật. Hút thuốc là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành hơn.

Bạn cũng cần được chỉ định xét nghiệm hình ảnh, bao gồm siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Bạn cũng sẽ được dặn dò không ăn hoặc uống sau 8h tối vào đêm trước khi phẫu thuật, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.

Cũng như những cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật nối gân Achilles sẽ có những rủi ro nhất định ví dụ như chảy máu nhiều trong và sau phẫu thuật; tiếp tục đau ở bàn chân và mắt cá chân; tổn thương dây thần kinh; nhiễm trùng vùng da tại chỗ rạch; cục máu đông hình thành ngay vị trí phẫu thuật; vết mổ lâu lành; gân được nối không khỏe như trước khi bị chấn thương; nguy cơ tái phát đứt gân Achilles, giảm khả năng vận động.

Song bác sĩ Trần Anh Vũ cho biết, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với kỹ thuật nối gân Achilles qua da, nguy cơ gặp phải những rủi ro này là rất thấp. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn giúp khắc phục gần như toàn bộ những rủi ro có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.

Bác sĩ Trần Anh Vũ chia sẻ thêm, lợi thế của phương pháp này là không để lại sẹo xấu (chỉ là một vết sẹo nhỏ vùng gót chân), giảm nguy cơ nhiễm trùng và tái phát chấn thương, giảm đau sau mổ, vết mổ chóng lành do sử dụng bộ dụng cụ đặc biệt giúp có thể khâu gân qua da mà không cần phải bộc lộ rộng rãi, làm tổn thương thêm phần mềm và mạch máu nuôi gân, qua đó giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

"Nếu mổ bằng phương pháp thông thường, người bệnh sẽ phải bó bột 6-12 tuần và đi lại phải có hai nạng trợ đỡ và không được tỳ chân mổ xuống đất để đảm bảo cho quá trình liền gân, tránh đứt lại. Trong thời gian đó, các cơ bắp vùng bắp chân và chân bên tổn thương sẽ bị teo nhão do không được vận động. Sau đó, bạn sẽ mất thêm một vài tháng nữa để tập phục hồi chức năng, để lấy lại biên độ gấp duỗi của cổ chân và tập đi lại không dùng nạng", bác sĩ Trần Anh Vũ nói.

Tuy nhiên, với phương pháp nối gân qua da tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn sẽ chỉ phải bất động khoảng 6-8 tuần sử dụng bốt tập đi có thể tự tháo lắp, trong thời gian đó, bạn vẫn có thể đi lại tỳ chân chịu lực tăng dần bắt đầu từ sau mổ 2 tuần. Nhờ đó, các cơ bắp đỡ bị teo nhỏ và giảm sức mạnh.

Trong 6 tuần đầu, bạn phải đến khám lại định kỳ mỗi hai tuần để bác sĩ hướng dẫn tập và kiểm tra chỗ nối gân. Với phương pháp này, khớp cổ chân của bạn không bị cứng như quá trình bó bột ở phương pháp mổ mở thông thường. Sau khi hết giai đoạn đi bằng bốt tập đi, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại mà không phải tập phục hồi chức năng vất vả và đau đớn.

Tuy nhiên, một điểm lưu ý là bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ bốt tập đi sớm quá và đi lại cần hết sức cẩn thận. Nếu không có bốt tập đi bất động cổ chân mà bạn bị trượt ngã, phần gân ở gót chân chưa liền tốt có thể bị đứt lại và lúc này phẫu thuật mổ nối lại sẽ rất khó khăn mà kết quả cũng rất hạn chế.

"Chúng tôi đã gặp một người bệnh sau mổ một tháng đi lại tốt quá, người bệnh rất hạnh phúc và tự tin tự ý bỏ bốt tập đi, đi lại hai ngày đầu rất thoải mái nhưng đến ngày thứ 3 thì gặp trời mưa, trơn ướt và trượt ngã gây đứt lại gân Achilles, toác vết mổ và phải mổ lại ngay trong đêm", bác sĩ Trần Anh Vũ chia sẻ.

Đứt gân achille là gì

Theo giáo sư Trần Trung Dũng, sau khi hết giai đoạn đi bằng bốt tập đi, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại mà không phải tập phục hồi.

Phẫu thuật nối gân Achilles là phương pháp hiệu quả nhất giúp chữa lành tổn thương gân. Song không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Chỉ khi bị đứt hoặc rách gân ở mức độ nặng (gân gót bị tổn thương hơn 50% bề dày của gân, phần gân lành lặn còn lại quá ít, không đủ lực để chịu sức nặng khi đi lại hoặc vận động và dễ bị đứt về sau), bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Còn trong các trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể để đưa ra những liệu pháp điều trị phù hợp.

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp nối gân qua da, nếu bạn thuộc những trường hợp mà bác sĩ Trần Anh Vũ lưu ý như có bệnh lý toàn thân có chống chỉ định phẫu thuật; đứt hở hay vết thương đứt gân; đứt gân cũ sau chấn thương trên 3 tuần; có sẹo mổ rộng, dính vùng mặt sau cẳng chân, cổ chân; đang có nhiễm trùng quanh vùng gót chân, cẳng chân; gãy bong điểm bám gân gót (không phải đứt gân). Trong từng trường hợp cụ thể việc quan trọng nhất vẫn là bạn nên đến thăm khám trực tiếp để các bác sĩ có những chẩn đoán, điều trị chính xác.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng... Nơi đây trở thành địa chỉ khám và điều trị các chấn thương trong thể thao được nhiều vận động viên, người chơi thể thao không chuyên lựa chọn.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm...; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet... để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp...

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: