Gãy ngón tay út bao lâu thì khỏi

Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. Xin hỏi BS liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ?

Thưa BS,Em 24 tuổi, 1 tháng trước em bị gãy đốt 1 ngón 1 bàn tay trái, vết gãy không hở, không tụ máu hay xước da, ngay lập tức em đến BV và người ta bó bột mà không nắn lại chỗ gãy, hẹn 4 tuần sau tới tháo bột.Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. BS khám nói xương em không can được chút nào, có lẽ do bó bột lỏng, khuyên em tới BV Việt Đức phẫu thuật.Em đi khám tư nhân, BS kết luận là khớp gần móng tay em sẽ bị hạn chế co duỗi vì xương đã xùi lên, đồng thời họ nắn tay và nói là phần 2 đầu xương gãy đã dính một chút, vì khi nắn em không đau, không thể nắn được nữa. Sau đó em được BS bó cao và cho về, hẹn 1 tuần sau kiểm tra. Hiện em rất hoang mang.AloBacsi ơi, liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ? Em đang đắp thuốc và cố định tay. Em xin gửi hình phim X-quang một tháng trước và hiện tại.

Xin chân thành cảm ơn BS. [Nguyễn Toàn - toanthuy…@gmail.com]

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Toàn thân mến,Qua lời kể của em thì ổ gãy xương ở ngón 1 hơn 4 tuần mà vẫn chưa can xương nhiều. Trên phim X-quang ổ gãy còn di lệch, việc cố định thêm một thời gian nữa cũng có thể có can xương nhưng sẽ không thẳng trục và di lệch [ngón tay sẽ bị cong, không được thẩm mỹ].Tốt hơn hết em nên sớm gặp các BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để xin phẫu thuật, em nhé.

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Đình PhúPhó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115


Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Gãy ngón tay là tai nạn khi một trong những đoạn xương ngón tay bị vỡ. Ngón cái có hai đoạn xương, những ngón còn lại thì có ba đoạn. Gãy ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể xảy ra do té ngã khi chơi thể thao, bị kẹt tay vào cửa xe ô tô hay những tai nạn khác. Để điều trị ngón tay bị gãy đúng cách, đầu tiên bạn phải xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương, sau đó sơ cứu vết thương tại chỗ trước khi đi đến bệnh viện gần nhất.[1] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

  1. 1

    Kiểm tra ngón tay có bị bầm hoặc sưng không. Sưng hoặc bầm xảy ra khi những mạch máu nhỏ trong ngón tay bị vỡ. Nếu xương ngón tay bị gãy thì có khả năng những tụ máu màu tím sẽ xuất hiện bên dưới móng tay của bạn và ngón tay sẽ tím bầm lại.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn

    • Bạn cũng sẽ cảm thấy đau dữ dội nếu chạm vào ngón tay. Đó chính là dấu hiệu gãy ngón tay. Một vài người vẫn có thể cử động ngón tay cho dù nó đã bị gãy mà chỉ cảm thấy tê hoặc đau nhẹ. Tuy nhiên, điều này có thể lại là nguy cơ của vỡ hoặc gãy xương ngón tay và bạn cần phải được điều trị y tế ngay lập tức.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Kiểm tra xem ngón tay có bị mất cảm giác hoặc mất khả năng bơm máu cho mao mạch không. Bơm máu cho mao mạch là sự đẩy máu trở lại các ngón tay dưới tác động của áp lực.

  2. 2

    Kiểm tra xem ngón tay có vết thương hở hay bị lồi xương không. Bạn có thể thấy một vết thương hở khá lớn hoặc một phần của xương khi da bị rách và khiến xương nhô ra khỏi da. Những dấu hiệu này chứng tỏ tình trạng của bạn khá nặng. Nếu gặp phải trường hợp này, ngay lập tức tìm đến cơ sở y tế gần nhất.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hoặc, nếu máu chảy ra quá nhiều từ miệng vết thương hở thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Kiểm tra độ biến dạng của ngón tay. Nếu một đoạn ngón tay bị chĩa về một hướng khác, thì xương chắc hẳn là đã bị gãy hoặc trật khớp. Trật khớp ngón tay xảy ra khi xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và thông thường chỉ xảy ra ở những khớp nối như khớp ngón tay.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị trật khớp ngón tay.

    • Có ba đoạn xương trong mỗi ngón tay và chúng được sắp xếp theo cùng một thứ tự. Đoạn xương thứ nhất được gọi là xương đốt ngón gốc, đoạn thứ hai là xương đốt ngón giữa, và đoạn xương phía ngoài gọi là xương đốt ngón xa. Vì ngón cái là ngón tay ngắn nhất, do đó nó không có xương đốt ngón giữa. Thông thường chúng ta hay bị gãy ngón tay ở các đốt ngón tay hoặc là những khớp nối.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Gãy xương đốt ngón xa thường dễ điều trị hơn là gãy khớp hoặc đốt ngón tay.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Lưu ý liệu cơn đau và sưng tấy có giảm đi sau vài tiếng đồng hồ. Nếu ngón tay không bị biến dạng cũng như cơn đau và sưng tấy cùng lắng xuống thì có thể bạn chỉ bị bong gân mà thôi. Bong gân xảy ra khi các dây chằng [dây tế bào gắn những đoạn xương trong ngón tay lại tại các khớp ngón tay lại với nhau] bị kéo quá căng.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn

    • Nếu bị bong gân, bạn nên tránh cử động ngón tay đó. Tay bạn sẽ ổn hơn sau 1 đến 2 ngày. Còn nếu không có gì tiến triển thì bạn phải điều trị diễn biến bằng biện pháp y tế để chắc rằng ngón tay của mình chỉ bị bong gân hoặc có thể bị nặng hơn thế nữa. Chụp X quang là cách để biết chính xác điều đó.

  1. 1

    Chườm đá. Bọc đá lạnh bằng khăn và chườm lên ngón tay trên đường đến phòng khám. Cách này giúp giảm bầm tím và sưng tấy. Không được áp đá lạnh trực tiếp lên vết thương.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Giữ ngón tay cao hơn tim để giúp giảm sưng tấy và mất máu.

  2. 2

    Nẹp vết thương. Thanh nẹp sẽ giữ xương ngón tay không bị lệch. Để nẹp vết thương cần:

    • Dùng một vật mỏng và dài gần bằng ngón tay bị gãy như một cây bút hoặc que kem.
    • Đặt thanh nẹp ngay ngón phần tay bị gãy hoặc nhờ bạn bè hay người thân giữ nó đúng vị trí.
    • Dùng gạc cố định cây bút /chiếc que với ngón tay. Buộc nó lại từ từ. Đừng siết quá chặt nếu không sẽ dẫn đến sưng tấy và cản trở quá trình lưu thông máu trong ngón tay bị thương.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Tháo nhẫn hoặc vòng đeo tay. Nếu có thể, hãy cố tháo nhẫn trên ngón tay ra trước khi nó sưng lên. Sẽ càng khó khăn hơn để tháo bỏ nó ra một khi ngón tay đã bị sưng và trở nên đau.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Tiếp nhận thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ cần biết lịch sử điều trị của bạn và kiểm tra để có thêm thông tin cũng như nguyên nhân gây ra vết thương. Chuyên gia sẽ kiểm tra độ biến dạng, sự nguyên vẹn của dây thần kinh trên ngón tay cùng với vùng da bị rách hoặc chấn thương.

  2. 2

    Chụp X quang ngón tay. Điều này cho phép bác sĩ xác định liệu xương ngón tay của bạn có bị gãy hay không. Có hai kiểu thường gặp: đơn giản và phức tạp. Mỗi kiểu gãy xương có cách thức điều trị riêng.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Gãy đơn giản là gãy hoặc nứt bên trong xương mà không làm rách da.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Gãy phức tạp là xương bị lồi ra khỏi da.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Để bác sĩ băng bó ngón tay nếu bạn chỉ bị gãy theo kiểu đơn giản. Gãy xương đơn giản khá ổn định, không có vết thương hở hay vết cắt nào trên da. Các triệu chứng sẽ không trở nên tệ hơn và không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động ngón tay của bạn sau này.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ buộc ngón tay gãy vào với ngón tay khác bên cạnh nó, có tác dụng như là một thanh nẹp. Thanh nẹp sẽ giữ ngón tay ở đúng vị trí để chữa lành.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn
    • Bác sĩ cũng có thể di chuyển xương về lại vị trí ban đầu, gọi là phương pháp nắn xương. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khu vực bị thương để bác sĩ chỉnh sửa lại vị trí xương.

  4. 4

    Hỏi ý kiến chuyên gia về thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng thuốc để giảm đau và sưng tấy, nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến chuyên môn về việc nên sử dụng loại thuốc nào và liều lượng sử dụng ra sao.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết thương.
    • Nếu bạn có vết thương hở trên ngón tay, bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh và tiêm ngừa uốn ván. Những loại thuốc này bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tấn công từ vết thương.

  5. 5

    Cân nhắc phẫu thuật nếu vết thương quá nghiêm trọng. Nếu xương bị gãy quá nặng, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để cố định những mẩu xương bị vỡ.

    • Bác sĩ có thể đề nghị một ca phẫu thuật mở. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường nhỏ trên ngón tay của bạn để thấy xương bị gãy và sắp xếp lại. Trong một vài trường hợp, họ sẽ dùng một sợi dây nhỏ hoặc nẹp và ốc vít để cố định cho xương dần phục hồi.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Những vật này sẽ được tháo bỏ sau khi ngón tay hồi phục hoàn toàn.

  6. 6

    Nhận giới thiệu về một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật tay. Nếu bạn bị gãy xương nặng, vết thương nghiêm trọng hoặc bị tổn thương mạch máu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình [chuyên về xương khớp] hoặc với một bác sĩ phẫu thuật tay.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Những chuyên gia này sẽ xem xét vết thương và quyết định xem bạn có cần phải thực hiện một ca phẫu thuật hay không.

  1. 1

    Giữ khu vực bó bột trên cao, sạch sẽ và khô ráo. Việc này sẽ ngăn chặn những tác động bên ngoài, đặc biệt là khi bạn có vết thương hở hoặc vết cắt trên tay. Giữ ngón tay trên cao sẽ giúp ngón tay ở đúng vị trí và hồi phục dễ dàng.[21] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn

  2. 2

    Không dùng ngón tay hoặc tay cho tới ngày tái khám. Sử dụng bên tay không bị thương để làm công việc cá nhân như ăn uống, tắm rửa và cầm nắm đồ vật. Để ngón tay có thời gian phục hồi, không hoạt động hay gây bất cứ ảnh hưởng tới vùng băng bó là một điều vô cùng quan trọng.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Buổi hẹn tái khám với bác sĩ hoặc với chuyên gia về tay nên là một tuần sau khi bắt đầu điều trị. Trong buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem các mảnh xương có còn ở đúng vị trí và đang trong quá trình phục hồi hay không.[23] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn
    • Với hầu hết các vết gãy xương, ngón tay sẽ mất tới 6 tuần nghỉ ngơi trước khi trở lại với hoạt động thể thao bình thường hay công việc.

  3. 3

    Bắt đầu cử động ngón tay khi đã tháo bột. Ngay khi bác sĩ đảm bảo rằng ngón tay đã được hồi phục và có thể tháo bột, hãy cử động ngón tay. Nếu bạn giữ bó bột quá lâu hoặc ít cử động ngón tay sau khi tháo bột thì các khớp xương sẽ cứng lại và sẽ rất khó để cử động ngón tay một cách linh hoạt.[24] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn

  4. 4

    Gặp bác sĩ trị liệu nếu vết thương quá nặng. Bác sĩ trị liệu sẽ cho bạn lời khuyên làm cách nào để cử động ngón tay một cách bình thường. Bác sĩ cũng có thể đưa cho bạn những bài tập tay mà bạn có thể thực hiện để giữ cho ngón tay cử động và lấy lại sự linh hoạt cho ngón tay.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 27.738 lần.

Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu

Trang này đã được đọc 27.738 lần.

Video liên quan

Chủ Đề