Ghi lô đề đi tù bao lâu

Hiện nay các hình thức ghi đề, chơi lô đề vẫn còn tràn lan, bạn dễ dàng bắt gặp được ở mọi ngóc ngách. Nhiều người bị cuốn vào tệ nạn này bởi số tiền thưởng trúng được từ việc chơi lô đề. Đặc biệt hiện tượng ghi lô đề ở các vỉa hè tại các thành phố lớn như Hà Nội. Vậy Tội danh ghi lô đề bị xử phạt như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Tội danh ghi lô đề

Theo qui định Bộ Luật hình sự 2015:

Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

““Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Tội danh ghi lô đề sẽ bị phạt và mức phạt tùy theo tính chất vi phạm nặng hay nhẹ. Điều 26 khoản 1 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định bán bảng đề, ấn phẩm để đánh lô, đề hay tổ chức ghi lô đề… đều là phạm pháp và có chế tài xử lý nghiêm minh.

Theo đó, hành vi ghi Tội danh ghi lô đề là một trong những biểu hiện của hành vi đánh bạc trái phép. Cụ thể, nếu một người có hành vi:

Mua các số lô, số đề thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Vì ghi lô, đề là một hình thức của hành vi đánh bạc trái phép nên ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì nặng hơn người thực hiện hành vi ghi lô đề còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, dù dùng bất kỳ hình thức nào miễn là có dùng tiền hoặc hiện vật có giá trị để đánh bạc thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với:

– Giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

– Giá trị dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Ngoài ra, người nào thực hiện đánh bạc trái phép còn có thể bị phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam và bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng tùy vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội.

Việc người ghi lô đề có thể bị phạt tội danh ghi lô đề, vậy câu hỏi là người đánh đề có bị xử lý hay không?

Đánh lô đề cũng là một hình thức đánh bạc và theo Điều 322 của Bộ luật hình sự có các điều khoản quy định về tội danh này. Thậm chí mua số đề, các ấn phẩm phục vụ việc chơi lô đề cũng được quy định cụ thể. Như vậy có thể nói rằng đánh lô, đánh đề trái phép cũng là phạm pháp và tùy vào tính chất sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Đánh lô đề online có bị bắt không?

Hiện nay đánh lô đề online đang ngày càng thịnh hành và được cho là “an toàn” đối với người chơi và không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên điều 322 về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cũng quy định việc sử dụng mạng internet, máy tính, viễn thông, thiết bị điện tử để chơi lô đề cũng là trái phép.

Nói một cách khác thì đánh lô đề online hay offline cũng không được công nhận và người tham gia có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về mức phạt tù đối với tội danh ghi lô đề để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và cụ thể các vấn đề pháp lý nhé.

Hiện nay, hình thức mua vé xổ số kiến thiết rất được Nhà nước khuyến khích nhằm tăng nguồn thu từ thuế để nâng cao cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội và như vậy việc mua vé số là được pháp luật bảo hộ. cùng với đó, đánh lô đề cũng trở nên khá phổ biến đặc biệt là ở các thành phố lớn, bản chất hình thức chơi này dựa trên kết quả xổ số được công bố để quy thành phương thức chơi lô, đề. Hành vi ghi lô đề có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý luật hình sự của Luật sư X xin tư vấn tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Hành vi ghi lô đề có vi phạm pháp luật không?

Lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Do đó, việc ghi lô, đề là bất hợp pháp trong mọi trường hợp. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi ghi lô đề bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 5 điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a] Làm chủ lô, đề;

b] Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c] Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d] Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Như vậy, ở phạm vi xử phạt hành chính thì 20 triệu đồng là mức phạt tối đa đối với hành vi nhận ghi số lô, đề.

Tuy nhiên, ghi lô, đề là hành vi đánh bạc trái phép; vì vậy người ghi lô đề cũng có thể bị xử lý theo điều 322 Bộ Luật hình sự hiện hành:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b] Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c] Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d] Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a] Có tính chất chuyên nghiệp;

b] Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c] Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d] Tái phạm nguy hiểm.

Tóm lại

Như vậy, hành vi ghi lô đề có vi phạm pháp luật không? Hành vi ghi lô đề có vi phạm pháp luật; dựa trên tùy từng mức vi phạm mà hành vi ghi số đề có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 10 năm.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tôi có ghi đề lô thuê cho một người, tôi không có giấy phép thì bị công an bắt, tạm giam trong thời gian điều tra, tạm giam là bao lâu?

Đối với tình huống của bạn thì thời hạn tạm giam sẽ phụ thuộc vào từng loại tội phạm được trình bày ở điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tùy theo tính chất mức, mức độ phạm tội trong trường hợp của bạn đến đâu thì sẽ áp dụng thời hạn tạm giam tương ứng.

Người ghi lô đề có bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gì?

Theo khoản 6 điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính.”

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi ghi lô đề thì bị xử lý thế nào?

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người nào che giấu hành vi ghi lô đề cho người khác bị xử lý thế nào?

Người nào che giấu hành vi ghi lô đề cho người khác sẽ bị xử lý theo điểm b khoản 3 điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b] Che giấu việc đánh bạc trái phép.”

0 ra khỏi 5

Video liên quan

Chủ Đề