Giá mở cửa được xác định như thế nào

LỆNH ATO và PHIÊN KHỚP LỆNH ĐỊNH KỲ
XÁC ĐỊNH GIÁ MỞ CỬA

LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa

2. Lệnh ATO và giải thích cách khớp lệnh ATO

3. Khi nào nên sử dụng lệnh ATO

1. Phiên Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa

Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa được áp dụng tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Thời gian của phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa: 9h-9h25

Nguyên tắc khớp lệnh: theo nguyên tắc khớp lệnh định kỳ [Tại mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất, ưu tiên về giá và ưu tiền về thời gian].

Tại sao cần có phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa:

+ Tìm ra mức giá cân bằng, vì nó cho phép xác định được giá chứng khoán sau khi đã tập hợp các lệnh mua và các lệnh bán được đặt trong một khoảng thời gian xác định.

+ Hạn chế được sự biến động giá quá mức nảy sinh từ những lệnh giao dịch có giá giao dịch bất thường, tạo sự ổn định giá cần thiết trên thị trường.

+ Đối với thị trường đã phát triển ổn định thì không cần, nhưng với thị trường mới non trẻ còn nhiều bất ổn thì cần thiết.

Theo nguyên tắc người đi mua muốn mua ở giá thấp, còn người bán muốn bán được giá cao, ta có bảng lũy kế mua và lũy kế bán ở các mức giá như sau:

Tại mức giá 220.000đ, tổng lũy kế mua là 15.000 + 10.000 [khối lượng đặt mua ATO] = 25.000

Tại mức giá 219.900đ, tổng lũy kế mua là 17.000 + 15.000 + 10.000 = 42.000

Tại mức giá 219.8000đ, tổng lũy kế mua là 20.000 + 17.000 + 15.000 + 10.000 = 62.000

Tương tự, tại mức giá 219.500đ, tổng lũy kế bán là 10.000 + 20.000 [khối lượng đặt bán ATO] = 30.000

Tại mức giá 219.600đ, tổng lũy kế bán là 13.000 + 10.000 + 20.000 = 43.000

Tại mức giá 219.700đ, tổng lũy kế bán là 10.000 + 13.000 + 10.000 + 20.000 = 53.000

* Giả sử tại phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa của một mã chứng khoán có các lệnh mua và bán ở các mức giá như sau:

Như vậy, tại mức giá 219.800đ cho khối lượng cổ phiếu được giao dịch là nhiều nhất [62.000 cổ phiếu].

Các lệnh mua M1, M2, M3, M4 được thực hiện trọn vẹn.

Các lệnh bán B1, B7, B6, B5 được thực hiện trọn vẹn, và lệnh B4 còn lại 14.000 chưa được thực hiện [đã thực hiện 9.000].

Lưu ý: Trên đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất của khớp lệnh định kỳ. Trên thực tế một phiên giao dịch, có rất nhiều mức giá được đặt chứ không chỉ dừng ở 6 mức giá như trên. Đồng thời tại mỗi mức giá cũng sẽ có rất nhiều lệnh mua hoặc bán, hệ thống sẽ tính tổng mua/tổng bán tại từng mức giá. Khi đó việc khớp lệnh được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

1. Ưu tiên về giá

2. Ưu tiên về thời gian [lệnh nào được nhập vào thị trường trước sẽ được ưu tiên khớp trước].

Các lệnh ATO/ATC theo nguyên tắc sẽ được ưu tiên khớp trước, vì lệnh ATO/ATC có nghĩa là bạn sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá tại phiên xác định giá mở cửa và đóng cửa. Trường hợp có nhiều mức giá đạt khối lượng giao dịch lớn nhất thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

3. Khi nào nên sử dụng lệnh ATO

Bản chất lệnh ATO là tranh mua, tranh bán: mua bán bằng mọi giá nên dễ bán sàn và mua trần.

Khối lượng ATO [ATC] của mua và bán trong cùng trong cp khối lượng bên nào nhiều hơn bên đó thắng, cái này thì giống như hên xui may rủi.

Hạn chế NĐT đặt lệnh LO, vì đặt lệnh rồi thay vì khớp lệnh lại bị cái lệnh trời đánh ATO... cướp trắng tay.

Vậy thì ai sẻ đặt lệnh, cái này là tạo điều kiện cho các đại gia làm giá

Tóm lại không nên dùng lệnh ATO, trong trường hợp khủng hoảng đột ngột mới dùng [nhưng cũng khó đỡ].

XEM VIDEO BÀI VIẾTTẠI ĐÂY

CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:

- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí,TẠI ĐÂY

-Khóa học đầu tư chứng khoán,TẠI ĐÂY

- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, giao dịch phái sinh,TẠI ĐÂY

Lớp học chứng khoán

Video liên quan

Chủ Đề