Giá nhà saigon so sánh new york city

Năm 2020, Alex Verhaeg chuyển đến một căn hộ rộng 95 feet vuông (gần 9m2) ở khu East Village của Manhattan, thành phố New York (Mỹ). Thời điểm đó, anh trả 1.000 đô la một tháng (tương đương 24,8 triệu đồng hiện tại).

Giá nhà saigon so sánh new york city

Căn phòng với chiều rộng chỉ khoảng hơn 1,8 mét.

Verhaeg nói với CNBC Make It: "Mọi người có thể gọi nơi này chỉ là một căn phòng hoặc một cái tủ, nhưng với tôi, đó là nhà". CNBC so sánh căn phòng của anh ngang với một chỗ để ô tô trong bãi đậu xe hay một chiếc giường đôi cỡ lớn (King Size).

Alex hiện 23 tuổi và làm tới 3 công việc: thợ cắt tóc, "shipper" xe đạp, và nhà sáng tạo nội dung. Anh này đã tìm thấy căn hộ trên Zillow và mới chỉ được nhìn phòng qua ảnh trước khi anh chuyển đến.

"Tôi hơi sốc khi thấy nó nhỏ như thế nào, nhưng tôi thực sự muốn thử sống ở khu vực này", anh nói. "Bất kỳ không gian nào cũng có thể trở thành một ngôi nhà, bất kể không gian đó lớn hay nhỏ. Bạn chỉ cần yêu nó một chút".

Sảnh vào của tòa nhà, nơi để xe và hòm thư.

Mẹ của Verhaeg đã đồng ký hợp đồng thuê nhà của anh và chi phí trả trước cho việc chuyển nhà của anh là 2.000 đô la: 1.000 đô la cho tiền thuê tháng đầu tiên và 1.000 đô la cho tiền đặt cọc.

Giá thuê của anh sau đó đã tăng lên 1.100 đô la (27,3 triệu đồng) một tháng.

Căn hộ nhỏ của Verhaeg không có phòng tắm. Thay vào đó, tòa nhà 5 tầng cho các cư dân sử dụng chung 3 phòng tắm kết hợp nhà vệ sinh và 2 phòng tắm có vòi sen ở mỗi tầng. Hơn nữa, tòa nhà này đã có tuổi đời hơn 100 năm và thiếu đủ tiện nghi như máy giặt, máy rửa chén... nên mọi thiết bị đều do cư dân tự lo.

Khu vực "nhà bếp".

"Sống ở đây có thể cảm thấy như bạn đang ở trong ký túc xá của trường đại học vì các tiện nghi chung", anh nói. "Đôi khi bạn sẽ thấy những người hàng xóm của mình trong chiếc khăn tắm hoặc áo choàng tắm. Bạn chỉ cần làm quen với điều đó". Dù chưa gặp rắc rối xấu hổ nào với hàng xóm, anh đã chạm mặt nhiều loại côn trùng và "Bạn mong đợi gì ở một căn hộ hơn 100 tuổi ở thành phố New York chứ?".

Ngoài việc không có phòng tắm, căn hộ còn thiếu nhà bếp truyền thống. Verhaeg có một bếp điện nằm trên tủ quần áo mà anh phải tận dụng để đựng thực phẩm.

Một vài góc nhìn khác của căn phòng.

Căn hộ có bồn rửa trong góc với tủ thuốc, được Verhaeg gọi vui là khu vực phòng tắm của mình.

Nó cũng có một tủ quần áo và một không gian gác xép nhỏ, nơi anh cất quần áo và bộ dụng cụ cắt tóc của mình.

"Lợi ích chính của việc sống trong một không gian nhỏ như vậy là nó khiến bạn trân trọng mọi thứ của mình và trở thành một người tối giản", anh chia sẻ. "Bạn thực sự không thể đơn giản là ra ngoài và mua những thứ ngẫu nhiên vì bạn không có không gian để lưu trữ chúng".

Là một thợ cắt tóc, thi thoảng Verhaeg còn "hành nghề" ngay trong căn hộ của mình, với khách hàng thường xuyên là hàng xóm.

Một điều có thể khiến nhiều người khác khó chịu với kiểu căn hộ này là khu East Village anh ở có rất nhiều sinh viên, người đi làm thuộc đủ tầng lớp, khiến khu vực lúc nào cũng ồn ào, nhất là vào cuối tuần. Chưa kể, bức tường ngăn phòng "mỏng như giấy" theo lời Verhaeg cũng không giúp được gì trong việc cách âm. Mọi âm thanh như tiếng sập cửa hay hàng xóm cãi nhau đều có thể nghe thấy được.

Khi được hỏi phản ứng của mọi người thế nào khi bước chân vào căn phòng nhỏ xíu của mình, Verhaeg nói: "Thông thường, phản ứng đầu tiên của mọi người sẽ là 'Chà, nhỏ quá!' nhưng nếu dành 5-10 phút trong này thì họ nhận ra cũng không đến nỗi tệ".

Có điều, chiếc giường kê theo chiều ngang của phòng hoàn toàn không đủ để một người cao khoảng 1m8 nằm duỗi chân mà phải nằm chéo.

Lý do Verhaeg vẫn chọn ở lại đây vì anh muốn sự riêng tư và có thể ở một mình trong thành phố với giá nhà thuê "cắt cổ" mà không phải ở chung, cũng như tiện đi lại đến các bến tàu và có các cửa hàng ăn uống mở 24/24 cho một người có khung thời gian không cố định.

Verhaeg đã sống trong căn hộ East Village được 2 năm nay. Anh nói với CNBC Make It rằng vào đầu năm nay khi tiền thuê nhà của mình tăng 100 đô la, anh không bận tâm đến việc tăng vì thực ra không phải trả bất kỳ tiện ích nào.

Giới đầu tư đánh giá 10 năm trước, thị trường nhà đất của Thượng Hải có nhiều điểm tương đồng TP.HCM. Hiện tại, giá nhà Thượng Hải đắt đến mức “trúng xổ số mới mua nổi".

Theo Bloomberg, trong vòng 3 năm trở lại đây giới kinh doanh địa ốc tại quốc tế liên tục quảng cáo với khách hàng Trung Quốc rằng xét về thị trường nhà đất, TP.HCM của Việt Nam tương tự như Thượng Hải của Trung Quốc. Và Thủ Thiêm chính là khu Phố Đông mới.

Với giới địa ốc, thị trường địa ốc TP.HCM chính là Thượng Hải của 10 năm về trước. Vậy Thượng Hải ở thời điểm này thế nào? Thống kê của tổ chức China Real Estate Information Corp cho thấy tính từ năm 2009 đến nay, giá nhà đất tại Thượng Hải đã tăng vọt 270%.

Mức giá trên trời

Ước tính giá trung bình một căn hộ chung cư ở khu vực trung tâm thành phố Thượng Hải lên đến 94.000 NDT/m2 (tương đương 13.612 USD hoặc 317,5 triệu đồng). Còn giá trung bình một căn hộ bên ngoài khu vực trung tâm thành phố cũng vào khoảng 47.700 NDT/m2 (6.900 USD hoặc 161 triệu đồng).

Trong khi đó, mức thu nhập trung bình của một người dân Thượng Hải sau khi trừ thuế là 8.087 NDT/tháng (1.171 USD hoặc 27 triệu đồng). Điều đó có nghĩa là người Thượng Hải phải chi trọn vẹn 6 tháng thu nhập mới mua được 1 m2 căn hộ chung cư bên ngoài khu vực trung tâm thành phố.

Giá nhà saigon so sánh new york city

Với cách tính này, phải mất 50 năm tiết kiệm 100% thu nhập, một người Thượng Hải mới có thể mua được một căn hộ 100 m2 bên ngoài khu vực trung tâm thành phố, có giá khoảng 690.000 USD. Lãi suất cho vay mua nhà trung bình tại Thượng Hải vào khoảng 5.03%.

Forbes cho biết từ vài năm qua, các nhà đầu tư đã cảnh báo giá nhà tại Thượng Hải “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Trong khi đó tại New York, thành phố có giá nhà cao nhất nước Mỹ, giá căn hộ khu vực trung tâm là 14.000 USD/m2 và giá căn hộ bên ngoài trung tâm là 6.300 USD/m2.

Điều đó có nghĩa là giá nhà khu vực trung tâm New York chỉ nhỉnh hơn Thượng Hải chút xíu, trong khi ngoài trung tâm thì rẻ hơn đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề là thu nhập trung bình của mỗi người dân New York vào khoảng 4.646 USD/tháng, cao gấp 4 lần người Thượng Hải. Và lãi suất cho vay mua nhà ở New York cũng thấp hơn, khoảng 4,34%.

Một điểm khác biệt nữa là New York là trung tâm tài chính toàn cầu, dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản nơi đây đến từ khắp thế giới. Trong khi đó, Thượng Hải dù là đô thị đang phát triển nhanh, trở thành trung tâm tài chính Trung Quốc và châu Á, nhưng chưa thể so sánh được với New York. Dòng tiền đổ vào nhà đất Thượng Hải cũng chủ yếu từ nguồn Trung Quốc.

Chủ yếu là đại gia mua để đầu tư

Báo South China Morning Post cũng dẫn lời một số chuyên gia khẳng định cách duy nhất để một người bình thường mua được nhà tại Thượng Hải là “trúng xổ số”. Năm 2018, công ty Joy City Property công bố dự án mới với giá 11.876 - 15.043 USD/m2.

Căn hộ giá thấp nhất cũng lên tới 1,1 triệu USD và người đăng ký mua phải đặt cọc đủ 2,85 triệu NDT (hơn 412.000 USD) để được tham gia bốc thăm lấy suất mua nhà.

Trong khi đó, dự án Lakeville Luxe ở trung tâm Thượng Hải, gần khu mua sắm Tân Thiên Địa, rao bán 118 căn hộ có diện tích từ 290-390 m2 với giá 17.356 - 27.481 USD và lập tức thu hút gần 400 người đăng ký mua.

Giá nhà saigon so sánh new york city
Một dự án căn hộ cao cấp được xây tại Thượng Hải. Ảnh: Getty Images.

Tất nhiên họ phải bốc thăm để có suất mua. Nguồn tin của Nhân Dân nhật báo tiết lộ trong danh sách người đăng ký mua có cả siêu sao điện ảnh Hong Kong Lương Triều Vỹ và nam ca sĩ Chung Hán Lương.

Theo South China Morning Post, phần lớn những người đổ tiền vào các dự án này là các đại gia lắm tiền nhiều của, mua nhà để đầu tư, bán lại với giá cao hơn hoặc cho thuê chứ không có nhu cầu ở.

Ngoài ra, chi phí thuê nhà tại Thượng Hải cũng rất cao, cao hơn mức trung bình của các thành phố mới nổi có quy mô và mức thu nhập trung bình tương tự. Forbes cho biết giá nhà thuê tại Thượng Hải cao hơn Moscow (Nga) khoảng 19%, hơn Sao Paulo (Brazil) 74%, hơn Mexico City (Mexico) tới 121,8%.

“Thượng Hải còn lâu mới so với được với New York, nhưng thành phố châu Á này đã trở nên quá đắt đỏ với người Trung Quốc bình dân. Họ có cố gắng đến đâu cũng khó có thể mua nổi một căn hộ, trong khi những người giàu có thì đã có trong tay 3-4 căn”, Forbes nhận định.

Những khu vực đắt nhất Thượng Hải

Tại Thượng Hải, 6 khu vực có giá nhà đất cao nhất là quận Tĩnh An, Hoàng Phố, Trường Ninh, Hồng Khẩu, Từ Hối và Phố Đông. Tĩnh An là khu vực trung tâm nổi tiếng ở Thượng Hải, có nhiều địa điểm tham quan và di tích lịch sử nổi tiếng.

Giá nhà trung bình tại đây lên đến hơn 16.000 USD/m2. Tất nhiên đây chỉ là mức giá trung bình. Các trang web nhà đất rao một số căn tại những nơi có vị trí đẹp nhất ở Tĩnh An với giá lên đến 23.450 USD/m2.

Giá nhà saigon so sánh new york city
Phố đi bộ Nam Kinh đi qua quận Tĩnh An và Hoàng Phố. Ảnh: Baidu.

Sau Tĩnh An, Hoàng Phố là quận có giá nhà cao thứ hai tại Thượng Hải. Hoàng Phố là khu vực thương mại phát triển sầm uất, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Giá nhà trung bình tại Hoàng Phố vào khoảng 14.800 USD/m2.

Đứng thứ ba là quận Trường Ninh, khu vực có những điểm tham quan nổi tiếng như Sở thú Thượng Hải, Trung tâm Triển lãm quốc tế Thượng Hải... Giá nhà trung bình tại Trường Ninh là 13.280 USD/m2.

Tiếp theo là quận Hồng Khẩu, nằm ở phía đông Thượng Hải. Khi xưa nhà văn Lỗ Tấn từng sinh sống tại đây. Giá nhà trung bình của Hồng Khẩu là 11.160 USD/m2. Quận Từ Hối đứng sau Hồng Khẩu với mức giá 10.110 USD/m2.

Cuối cùng là Phố Đông, một quận mới phát triển trong vài năm qua và trở thành một trong những khu vực giàu có của Thượng Hải. Giá nhà trung bình tại đây vào khoảng 9.357 USD/m2.