Giao an luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

  • Tải file

15 Tiểu sử tóm tắt. luyện tập

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

 

1              Hiểu được mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt, cách viết tiểu sử tóm tắt.

               

Đ1

2              Năng lực đọc – hiểu  các văn bản liên quan đến tiểu sử tóm tắt.

                                Đ2

3              Thu thập thông tin liên quan đến tiểu sử của tác giả văn học.

                Đ3

4              Cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu trong tiểu sử tóm tắt

                Đ4

5              Phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh về tác giả văn học với dạng bài tiểu sử tóm tắt;

                Đ5

6              Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về tác giả văn học

                N1

7              Biết viết tiểu sử tóm tắt về tác giả văn học hoặc nhân vật nổi tiếng,..

                V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

9              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRUNG THỰC

10           Bồi dưỡng ý thức thận trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt. TT

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2. Học liệu: SGK, Phiếu học tập, bảng phụ,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(10 phút)             Đ1           Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tiểu sử tóm tắt.  – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (60 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ            I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

II. Cách viết tiểu sử tóm tắt

                Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.       Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ               Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành. Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi);

Kỹ thuật: động não.        Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

Đ2, Đ3, Đ4, V1    Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm về thao tác lập luận bác bỏ         Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.          Đánh giá qua sản phẩm graphics  qua trình bày do GV và HS đánh giá.

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(5 phút)                Đ2, Đ5, GQVĐ    Tìm tòi, mở rộng kiến thức           Thuyết trình; sử dụng công nghệ thông tin để vẽ sơ đồ tư duy, tóm tắt bài học        Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

 

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 

a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: HS vận dụng kĩ năng đọc, kĩ thuật tư duy, động não, trình bày một phút để giải quyết bài tập.

c. Sản phẩm

– Phần Tiểu dẫn cung cấp những tri thức liên quan đến tác giả, tác phẩm.

– Từ ngữ cô đọng, trong sáng; cách viết ngắn gọn

  d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

 

– GV giao nhiệm vụ: HS đọc phần Tiểu dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và trả lời câu hỏi:

 + Nội dung của phần Tiểu dẫn là gì?

 + Nhận xét về cách trình bày, cách sử dụng từ ngữ trong phần Tiểu dẫn?

 

=> Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trước khi đi vào phần văn bản đọc văn, bao giờ SGK cũng đưa ra ngữ liệu gọi là TIỂU DẪN, trong đó cung cấp những tri thức liên quan đến tác giả, tác phẩm. Ngữ liệu đó là một phần trong nội dung tóm tắt tiểu sử của một tác giả văn học. Vậy tiểu sử tóm tắt là gì? Thực hiện như thế nào?      –   HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, N1, GT-HT, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, trình bày một phút để tìm hiểu về nội dung mục đích, yêu cầu của văn bản tóm tắt.

c. Sản phẩm

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TSTT:

   1.Khái niệm: TSTT: Là văn bản thông tin một cách khách quan trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân.

   2.Mục đích: G/thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.

   3. Yêu cầu:

 – Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới.

 – Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết TSTT

 – Văn phong cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

d. Các bước dạy học

HĐ CỦA GV

                HĐ CỦA HỌC SINH

Trước hoạt động : Dựa theo phần Tiểu dẫn của những bài mà em đã học trong sách giáo khoa, em hãy nêu mục đích và yêu cầu của tiểu sử tóm tắt ?

 Trong hoạt động : GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong bàn:

– TSTT là gì ?Nêu những trường hợp cần viết TSTT ? yêu cầu và mục đích viết TSTT?

GV: Đọc cho HS nghe tiểu sử tóm tắt nhà thơ Nguyễn Du.

GV: Hãy cho biết những yêu cầu cơ bản của TSTT là gì?

– GV chuẩn kiến thức.

Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi.

– Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ

 

– HS làm việc theo cặp trong 4p

– Đại diện 1 – 2 cặp báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

– Các nhóm khác nhận xét chéo.

 Nội dung 2: Cách viết tiểu sử tóm tắt

a. Mục tiêu: Đ3,Đ4, Đ5, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng viết, kĩ thuật tư duy, động não để tìm hiểu nội dung cách viết tiểu sử tóm tắt.

c. Sản phẩm

II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:

   1. Chọn tài liệu để viết TSTT:

 – Cần chọn các tài liệu: Chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu.

 

2. Viết TSTT: Bản  TSTT thường có các phần:

 – Giới thiệu khái quát: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn…của người được giới thiệu.

 – Hoạt động XH: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người…

 – Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu .

 – Đánh giá chung.

d. Các bước dạy học

HĐ CỦA GV

                HĐ CỦA HỌC SINH

Trước hoạt động :  GV gọi 1 HS đọc to phần văn bản. Những HS còn lại chú ý lắng nghe

 Trong hoạt động :

+ GV yêu cầu HS sau khi nghe đọc văn bản, trả lời câu hỏi a, b, c (sgk, tr 54)

+ Gv hỏi HS : Hãy cho biết bản tiểu sử tóm tắt thường gồm những phần nào?

GV yêu cầu HS luyện cách viết nhan đề văn bản, lần lượt viết các nội dung chính của văn bản nhân thân, các hoạt động chính, những đóng góp chủ yếu, lời đánh giá chung

– GV chuẩn kiến thức.

Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi.

– Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CHO TIẾT 1

 

a.Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động:

HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

     3. Luyện tập:

 Bài  1:Những trường hợp cần  viết TSTT: c,d.

 Bài  2:

  *Giống nhau: Đều có thể viềt về một nhân vật nào đấy.

  * Khác nhau:

 – TSTT và điếu văn: Khác nhau về mđ và hoàn cảnh gt đoạn văn được viết để đọc trong lễ truy điệu bên ngoài TS còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã mất…

 – Sơ yếu lí lịch: Là VB hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, Bản lí lịch cần có xác nhận của cơ quan thẩm quyền.

 – TSTT và VB thuyết minh: VB TM có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam…) văn TM diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm.

 

d. Các bước dạy học

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

-GV giao nhiệm vụ:

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1+2: Bài tập 1

     * Yêu cầu phân tích:

     − Vấn đề bị bác bỏ ở mỗi đoạn văn?

     − Cách bác bỏ của mỗi tác giả?

Nhóm 3+4: Bài tập 2

Trong   lớp   có   bạn   cho   rằng:   Không   kết   bạn   với   những   người   học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

– Nhận xét và chuẩn kiến thức.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

TIẾT 2 :

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH  – LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, V1, GT-HT, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động:

HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm

III. LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:

   1.Phân nhóm và giao đề tài

– Phân  6 nhóm đồng đều.

– Bên cạnh đề tài trong sách giáo khoa thì cần lựa chọn các đề tài gần gũi thiết thực trong đời sống. Có thể đưa ra các đề tài chính như sau:

+ Tổ 1, tổ 2: Chi đoàn anh chị sẽ giới thiệu một đoàn viên ứng cử vào Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh thành phố. Anh chị hãy viết về tiểu sử tóm tắt của đoàn viên đó.

+ Tổ 3, tổ 4: Viết tiểu sử tóm tắt về một nhà thơ,nhà văn

+ Tổ 5, tổ 6:  Viết tiểu sử tóm tắt về bản thân mình trong hồ sơ trúng tuyển đại học.

2. Xác định những yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

– Mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt: để làm gì, nội dung cần đạt được.

– Chọn người sẽ giới thiệu và tìm hiểu để có những thông tin cần thiết, những tài liệu đã chuẩn bị.

– Xác định nội dung, kết cấu trình bày trong bản tiểu sử của người sẽ giới thiệu: gồm những phần nào,mức độ giới thiệu ra sao cho phù hợp với mục đích của bài tiểu sử tóm tắt.

– Văn phong: cô đọng, trong sáng, khách quan.

 

3. Tiến hành viết tiểu sử

– Đảm bảo không quá mất trật tự khi trao đổi ý kiến trong nhóm.

– Viết ngắn gọn đầy đủ trong thời gian cho phép.

 

Trình bày bài tiểu sử tóm tắt

– Các bài trình bày cần  rõ ràng, người trình bày tự tin, đảm bảo những yêu cầu về nội dung, kết cấu như sau:

 a, Đề tài giới thiệu đoàn viên ưu tú

– Họ và tên…

-Giới tính…

– Bí danh…

– Ngày tháng năm sinh….

– Quê quán…

– Gia đình…

– Dân tộc…

– Tôn giáo…

– Tư tưởng, lập trường, đạo đức, tác phong.

–  Năng lực đặc biệt.

-Thành tích

b. Đề tài tiểu sử bản thân

– Họ và tên….giới tính… Bí danh…

– Ngày tháng năm sinh…

– Quê quán…

– Gia đình…

– Dân tộc…

– Tôn giáo…

– Sở trường…

– Tính tình…

– Ước mơ…

– Quá trình học tập

– Khen thưởng

– Kỉ luật

c, Đề tài tiểu sử nhà văn, nhà thơ

– Họ tên, tên hiệu, tên chữ…

– Năm sinh (mất)

-Gia đình

– Quê quán

– Cuộc đời

– Các tác phẩm chính

– Nội dung sáng tác

– Đánh giá

d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

-* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

– Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu lớp chia làm 6 nhóm.

– Mỗi nhóm bầu ra một nhóm trưởng

– Mỗi nhóm được giao một đề tài nhất định.

   * Phân nhóm và giao đề tài

– Phân  6 nhóm đồng đều.

– Bên cạnh đề tài trong sách giáo khoa thì cần lựa chọn các đề tài gần gũi thiết thực trong đời sống. Có thể đưa ra các đề tài chính như sau:

+ Tổ 1, tổ 2: Chi đoàn anh chị sẽ giới thiệu một đoàn viên ứng cử vào Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh thành phố. Anh chị hãy viết về tiểu sử tóm tắt của đoàn viên đó.

+ Tổ 3, tổ 4: Viết tiểu sử tóm tắt về một nhà thơ,nhà văn

+ Tổ 5, tổ 6:  Viết tiểu sử tóm tắt về bản thân mình trong hồ sơ trúng tuyển đại học.

– GV nhận xét vàchuẩn kiến thức: GV đưa ra ngữ liệu về kết cấu bài tiểu sử của ba đề tài trên để học sinh tham khảo.      – HS thảo luận khoảng 5-7 phút

– Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. (Gọi HS đọc tiểu sử tóm tắt của nhóm mình)

– Các nhóm khác nhận xét chéo.

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: Đ2, Đ4, Đ5, V1

b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập

c. Sản phẩm: Tham khảo

      Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ong là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá tri; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940),.

(Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005)

d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

Viết tiểu sử tóm tắt nhà văn Ngô Tất Tố

                –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

a.Mục tiêu: Đ5, V1, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; bài sưu tầm của HS

     c. Sản phẩm:

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Bài sưu tầm qua sách báo, truy cập mạng.

d. Các bước dạy học

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm một vài tiểu sử tóm tắt của nhà văn hoá, nhà văn, nhà thơ mà anh chị tâm đắc.             – HS thực hiện nhiệm vụ: