Giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tuổi dậy thì [vị thành niên] là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của mỗi người cũng như chất lượng dân số của toàn xã hội.

Tuổi dậy thì – vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Độ tuổi vị thành niên là 10 – 18 tuổi.

Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản.

Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những yếu tố liên quan tới cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên.

2.1 Với trẻ gái

  • Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất dậy thì vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi;
  • Về phát triển cơ thể: thay đổi ở vú [núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng]; phát triển xương chậu [khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam]; xương đùi, các mô mỡ hình thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục phát triển [âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển]; buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt;
  • Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi.

2.2 Với trẻ trai

  • Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi;
  • Về thay đổi cơ thể: vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát triển chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển; dương vật và tinh hoàn to lên;
  • Về thay đổi sinh lý: tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh.

Với trẻ trai có thay đổi về cơ thể

Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử như sau:

  • Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập. Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ.
  • Nhân cách: cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn.
  • Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác.
  • Tính tích hợp: thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử.
  • Trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.

Do những thay đổi trên, trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, lường gạt, mua chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu.

Những nguy cơ hay gặp ở trẻ là:

4.1 Quan hệ tình dục không an toàn

  • Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ; trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là tử vong; bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai; dễ nảy sinh tâm lý chán nản; phải gánh chịu định kiến xã hội; gánh nặng về kinh tế khi nuôi con; phá thai có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh,...
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí là HIV/AIDS.

4.2 Dễ bị lôi kéo sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

5.1 Rèn luyện về kỹ năng sống

  • Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè;
  • Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô;
  • Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp;
  • Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng.

5.2 Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý cho trẻ

  • Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột,... Cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo;
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...
  • Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp. Phụ huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ vị thành niên để hướng nghiệp phù hợp.

5.3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

  • Trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15 – 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
  • Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình [hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường] để đi khám kịp thời; không mặc quần lót bó sát, quá chật.
  • Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm.
  • Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.
  • Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục an toàn: chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS.

Giai đoạn dậy thì - vị thành niên là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ. Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Phải làm sao?

Hormone ảnh hưởng thế nào đến dậy thì?

XEM THÊM:

14:50, 29/12/2020

Đa dạng hóa tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh, đang được Chi cục Dân số - KHHGĐ thực hiện.

Việc đa dạng hóa tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên học sinh trong nhà trường thời gian qua đã thu được hiệu quả tích cực.

Học sinh Trường PTDT Nội trú  THCS Chợ Mới tham gia cuộc thi "Rung chuông vàng" tìm hiểu kiến thức giáo dục giới tính.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 20.000 vị thành niên, thanh niên là học sinh từ cấp THCS đến THPT. Mặc dù các chương trình giáo dục sức khỏe vị thành niên, thanh niên trong nhà trường những năm gần đây đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, qua tổng hợp cũng cho thấy vẫn còn một số em trong tuổi vị thành niên, thanh niên chưa hiểu đúng các vấn đề về sức khỏe sinh sản, tình yêu, tình bạn khác giới; kỹ năng xử lý tính huống về xâm hại tình dục, mang thai ở tuổi học đường còn hạn chế.

Nhận thức tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho học sinh và căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2016 - 2020”, hằng năm Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức các hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên trong nhà trường. Các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho học sinh được tổ chức đa dạng, bằng nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện chuyên đề về Dân số - KHHGĐ, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản; tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên kết hợp với sinh hoạt ngoại khoá.

Chỉ tính riêng năm 2020, Chi Cục Dân số - KHHGĐ đã phối hợp tổ chức nói chuyện chuyên đề về Dân số - KHHGĐ, sức khỏe sinh sản cho học sinh trong nhà trường cho gần 6.000 học sinh trên địa bàn tỉnh. Tại các buổi nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, báo cáo viên chia sẻ, trao đổi, trò chuyện với các em học sinh thân thiện, cởi mở những vấn đề rất thực tế và cần thiết đối với giai đoạn phát triển và hoàn thiện về tâm sinh lý của  học sinh. Sự phát triển về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì, tình yêu, tình bạn khác giới, thực trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thanh niên, thanh niên, cung cấp những kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số biện pháp tránh thai phù hợp ở lứa tuổi học sinh. Bên cách đó, báo cáo viên còn hướng dẫn học sinh những kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng xử lý khi bị xâm hại tình dục ở lứa tuổi học đường và kỹ năng xử lý tình huống khi mang thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên.

Nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục các kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho học sinh, sinh viên, trong năm 2020, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" tìm hiểu kiến thức giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho sinh viên và học sinh tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn và Trường PTDT Nội trú THCS Chợ Mới.

Tại các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thi tìm hiểu kiến thức giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên học sinh tham gia sôi nổi và được thầy, cô giáo đánh giá rất hiệu quả. Em Trần Thị Khánh Ly, lớp 12A1, Trường THPT Bắc Kạn chia sẻ: Được các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản, em đã hiểu rõ hơn những thay đổi về tâm, sinh lý của tuổi dậy thì và tác hại của việc yêu sớm ảnh hưởng đến học tập như thế nào.

Cô giáo Nguyễn Hồng Tuyết Quân, Trường THPT Bắc Kạn nhận xét: Đây là một trong những hoạt động rất thiết thực của nhà trường, nhằm trang bị, định hướng cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết về giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản, tình yêu, tình bạn.

Đồng chí Lèng Hoàng Thái Huân- Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết: Để thực hiện tốt việc tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, cùng với tiếp tục chú trọng đến công tác truyền thông trực tiếp, trong thời gian tới Chi cục Dân số - KHHGĐ sẽ đa dạng hóa tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, nhằm trang bị cho các em những kỹ năng và khả năng về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính, giúp các em trưởng thành lành mạnh và hướng tới một tương lai tươi sáng./.

Việt Bắc

Video liên quan

Chủ Đề