Việc đưa chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản là thực hiện chính sách gì

14.12.2021 16:511342 đã xem

    Từ những năm 80 của thế kỉ XX hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên đã được thí điểm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Đến nay nội dung này được xã hội rất quan tâm, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội.

    Dưới tác động của sự phát triển của xã hội ngày nay, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc rất sớm với thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nhiều nguồn thông tin khác. Vì thế, các em ít nhiều cũng đã nhận thức được một số kiến thức nhất định về giới tính và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Tuy nhiên kiến thức này chưa thể đầy đủ, chưa đúng đắn vì còn tùy thuộc vào chất lượng nguồn thông tin mà các em tiếp cận được. Như vậy, công tác giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên là hết sức cần thiết, hướng các em vào một lối sống lành mạnh, có suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu, chăm lo đến sự phát triển về thể chất và tinh thần, chuẩn bị tốt công tác hướng nghiệp để tạo dựng tương lai vững chắc cho các em. Từ thực tiễn triển khai công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên trong những năm qua, chúng tôi đưa ra một số giải pháp thực hiện để công tác này đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực như sau:

     1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường trong đó chú trọng đến tuyên truyền phổ biến kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; kết nối thông qua tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em [số 111]. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nâng cao nhận thức về giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các tệ nạn xã hội khác trong học sinh, sinh viên.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như:

     - Tích hợp nội dung về dân số, sức khỏe sinh sản, giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục, nhận thức về giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, bính đẳng giới vào kế hoạch giáo dục nhà trường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện và an toàn cho học sinh, sinh viên.

     - Lồng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể của học sinh, sinh viên; gắn kết nội dung công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em với các nội dung giáo dục về giới, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng, chống bạo lực học đường, phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

     2. Tích hợp nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính, giáo dục phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em vào chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục đối với học sinh, sinh viên vào kế hoạch hoạt động của đơn vị và các môn học phù hợp trong chương trình học chính khóa và tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em vào chương trình tập huấn, đào tạo giáo viên hàng năm.

    3. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên trong việc tổ chức giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em bao gồm việc tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, sức khỏe sinh sản, nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong học sinh, sinh viên cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, học sinh, sinh viên xung kích, tình nguyện. Đồng thời hỗ trợ, can thiệp cho học sinh bị bạo lực học đường, xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục.

    4. Phối hợp giữa trường học, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em  trong học sinh, sinh viên. Tăng cường phối hợp giữa trường học, gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên. Phối hợp với công an địa phương tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm ở các trường học. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ từ gia đình, cộng đồng dân cư và trường học. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả trong các trường học. Các cơ sở giáo dục ở địa phương có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể của địa phương và gia đình học sinh trong công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên.

     5. Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục trong công tác bình đẳng giới bằng các giải pháp hiệu quả đã được thực hiện hàng năm như:

     - Thường xuyên tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ về bình đẳng giới đến học sinh, sinh viên toàn tỉnh. Tư vấn và vận động nữ sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sớm chọn ngành nghề phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường lao động và năng lực của bản thân.

    - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng các nội dung liên quan đến giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên như Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em… Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam đến nữ sinh THCS và THPT trong các trường học.

      Có thể thấy, công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh là một điều hết sức cần thiết, là yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức về giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, giúp cho học sinh, sinh viên tránh được những tệ nạn xã hội và tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực của xã hội, hướng các em vào con đường tự hoàn thiện bản thân giúp các em định hướng phong cách, lối sống và suy nghĩ và trở thành những công dân tích cực, có ích trong tương lai./.

Trần Thị Kim Ngân - Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học

Your browser does not support the audio element.

Tầm quan trọng của công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

07/04/2021

Lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng là điểm quan trọng khởi đầu để các em hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành sau này. Việc tuyên truyền sức khỏe sinh sản [SKSS] cho trẻ vị thành niên trong giai đoạn này rất quan trọng, đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong điều kiện các em chịu tác động từ nhiều yếu tố xung quanh.

Hoạt động truyền thông GDSK sinh sản của​ TTYT đã mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian qua

Lứa tuổi vị thành niên từ 10 - 19 tuổi. Ở giai đoạn này, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ: Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn… Thực tế cho thấy, trẻ vị thành niên còn thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về SKSS, chưa hiểu rõ cơ thể của bản thân. Tại nhà trường, mặc dù đã có các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân nhưng những kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết. Nhu cầu về việc tuyên truyền, phổ biến SKSS rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mạng internet luôn có tác động hai chiều đến nhận thức của các em, trong đó, thông tin tiêu cực vẫn còn khá nhiều.

Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại các trường học giúp các em học sinh biết được nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên là rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình trong tương lai, đồng thời giúp các em chuẩn bị tâm thế tốt về vấn đề sức khỏe sinh sản khi còn trên ghế nhà trường.

Mục tiêu quan trọng trong truyền thông đối với trẻ vị thành niên về chăm sóc SKSS đó là trang bị cho các em học sinh nữ kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý, cách để tránh bị lạm dụng tình dục, phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn…

Thời gian qua, Trung tâm Y tế Tân Phú Đông đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức SKSS. Hàng năm, Trung tâm Y tế đều chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục huyện tổ chức trung bình 6 cuộc truyền thông, tư vấn chăm sóc SKSS vị thành niên/thanh niên cho 300 học sinh tại các trường THPT, THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tình trạng yêu sớm, quan hệ tình dục, cá biệt là mang thai ngoài ý muốn vẫn còn xảy ra. Việc mang thai ngoày ý muốn sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng như: Phá thai, đẻ non, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của mẹ, gây biến chứng khả năng sinh sản sau này, học hành dỡ dang… Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề trên là do các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức căn bản để bảo vệ mình và có cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi. Nhiệm vụ phối hợp truyền thông SKSS giữa ngành Y tế và Ngành Giáo dục huyện nhà cần tiếp tục tiến hành thường xuyên hơn nữa, cần sự vào cuộc tích cực không chỉ của ngành Y tế mà phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhà trường, phụ huynh. Kiềng 3 chân này có vững thì các em mới đủ tự tin, sức khỏe, bản lĩnh đối mặt với những thách thức về sự thay đổi mạnh mẽ ở lứa tuổi trẻ vị thành niên./.

                                                                                                                 Nguyễn Thị Thanh - Khoa Phụ sản.

Video liên quan

Chủ Đề