Giới thiệu về Học viện Quản lý giáo dục

Là trường dẫn đầu về chất lượng đào tạo quản lý giáo dục trong cả nước, Học viện quản lý giáo dục [website: hvqlgd.edu.vn] đã nuôi dưỡng hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” của Việt Nam khiến các sĩ tử ngày càng e ngại việc theo học tại một trường chuyên về quản lý. Tuy nhiên với vị thế là một trong những trường đầu ngành, Học viện quản lý giáo dục luôn là điểm đến hấp dẫn cho những sinh viên đam mê nghề giáo và muốn trở thành các nhà quản lí chuyên nghiệp. Trường tập trung đào tạo lý thuyết kết hợp nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục nhằm đem đến cho các nhà lãnh đạo tương lai những kiến thức và kĩ năng toàn diện nhất.

Lịch sử hình thành

Theo Quyết định số 501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 3/4/2006, Học viện quản lý giáo dục được chính thức thành lập trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo [thành lập năm 1990].

Các giai đoạn lịch sử của trường:

  • 6/1964: Hệ thống các trường bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thành lập tại các tỉnh, thành phố.

  • 1966: Bộ giáo dục thành lập trường Lý luận nghiệp vụ giáo dục.

  • 1976: trên cơ sở trường Lý luận nghiệp vụ giáo dục, hội đồng Bộ trưởng đã kí quyết định thành lập trường Cán bộ quản lí giáo dục.

  • 1990: Trường Cán bộ quản lý giáo dục; Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục được sáp nhập thành Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

  • Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 501/ QĐ-TTg, thành lập Học viện Quản lý Giáo dục.

Học viện quản lý giáo dục, 40 năm một chặng đường

Sứ mạng

Là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và triển khai đổi mới quản lý giáo dục. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triền của đất nước.

Tầm nhìn

Học viện Quản lý Giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục - nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo và cống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn.

Hoạt động của sinh viên

Bên cạnh những hoạt động học thuật, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào, thể thao tạo môi trường giao lưu và học hỏi cho sinh viên. Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên cùng các CLB, đội nhóm luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên, đồng thời tạo ra sân chơi bổ ích để các bạn giải trí sau những giờ học căng thẳng.

Một số CLB, đội nhóm với những hoạt động vô cùng thú vị và bổ ích có thể kể đến như:

  • Đội sinh viên tình nguyện: đội thường xuyên tổ chức các chương trình tình nguyện, từ thiện [Chiến dịch đông ấm 2015 và 2016 – Tình nguyện vùng cao, Đêm nhạc từ thiện Đông Yêu Thương,…] và các lớp đào tạo kĩ năng sống cho các giáo viên tương lai.

Chiến dịch đông ấm – Tình nguyện vùng cao

  • CLB Vovinam: quy tụ các anh tài võ thuật của NIEM, đây là nơi giúp sinh viên rèn luyện thể lực và khả năng tự vệ.

  • CLB Giọt hồng: tổ chức các chương trình hiến máu tình nguyện cho sinh viên toàn trường.

Trai xinh gái đẹp của “Giọt hồng” trong ngày hội truyền thống sinh viên 2016

  • CLB nhà tâm lý học tương lai: Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho trường THPT Việt Trì – Phú Thọ và THPT Nguyễn Văn Cừ - Bắc Ninh, tư vấn cho giáo viên Trường Mầm non Dương Thành – Thái Nguyên, cùng với Nhóm nghiên cứu khoa học tổ chức Chương trình giao lưu với chủ đề “Nâng cao năng lực hoạt động cho các Câu lạc bộ”, Cuộc thi Nhà tâm lý tương lai 2010 và 2013.

  • CLB chuyên ngành ITC NIEM: Nhằm tạo môi trường học tập thoải mái với hình thức vừa học vừa chơi, CLB ITC NIEM thường xuyên tổ chức các hoạt động và cuộc thi học thuật giúp các bạn sinh viên ôn luyện kiến thức và giao lưu trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Cuộc thi “Rung chuông vàng” nơi quy tụ những “mỹ nam” khoa Công nghệ thông tin

Đội ngũ nhân sự

Có lẽ hiếm có đội ngũ giảng viên nào đọ lại độ “cute”, chịu chơi và xì teen của giảng viên tại Học viện quản lý giáo dục. Chuyên môn miễn bàn, kĩ năng khỏi chê và tâm hồn “mãi mãi tuổi 20” đã tạo nên phong cách rất riêng của giáo viện học viện và khiến sinh viên nơi đây phải ngả mũ thán phục trước thầy cô của mình.

Các thầy cô trong Lễ khai mạc các hoạt động thể dục thể thao cho cán bộ giảng viên, viên chức và sinh viên Học viện quản lý giáo dục nhân dịp kỉ niệm 40 năm thành lập trường

Tính đến năm 2011, Học viện Quản lý giáo dục có tổng số 178 cán bộ, viên chức. Trong đó có 109 giảng viên; có 11 Giáo sư, Phó giáo sư, 12 Tiến sĩ, 72 Thạc sĩ, 99 Giảng viên trình độ trên đại học, 18 Cử nhân.

Ban Điều hành của trường hiện có:

Giám đốc:

Các Phó Giám đốc:

  • PGS-TS. Lê Phước Minh.

  • GS-TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng.

  • TS. Trần Hữu Hoan.

Cơ sở vật chất

Hiện nay học viện có một cơ sở học tại Hà Nội tọa lạc tại 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân.

KTX của trường nằm trong khuôn viên giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nội trú tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường. Tuy nhiên theo phản ánh thì tình hình vệ sinh ở KTX khá kém, nguyên nhân chính xuất phát từ ý thức chung của một số sinh viên.

Khung cảnh KTX Học viện quản lý giáo dục

Thành tựu

Những cố gắng trên đã mang lại cho thầy và trò Học viện quản lý giáo dục nhiều giải thưởng, bằng khen cao quý của Đảng và Nhà Nước như: Huân chương Lao động hạng 3 [1986], Huân chương Lao động hạng Nhì [2011] do Nhà Nước trao tặng và nhiều năm liền được nhận danh hiệu "Đảng bộ vững mạnh".

Nhắc đến những trường chuyên đào tạo ra những chuyên viên làm việc trong môi trường giáo dục, học viện Quản lý Giáo dục chắc chắn là cái tên đầu tiên được nhiều người chú ý đến. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến những thông tin như học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn 2021, hay học viện Quản lý Giáo dục ở đâu. Nếu bạn thắc mắc về các thông tin này, cùng đọc ngay bài viết mới của Toppy để hiểu hơn bạn nhé. Tin rằng chia sẻ mà chúng tôi mang lại sẽ làm cho bạn thấy hài lòng. Cùng bắt đầu nhé. 

Thông tin về học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn

Giới thiệu về học viện Quản lý Giáo dục Hà Nội

Trước khi biết về học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn, bạn nên tìm hiểu sơ qua về ngôi trường này. Tên tiếng anh của học viện Quản lý Giáo dục là National Academy of Education Management [NAEM]. Địa chỉ của trường nằm ở số 31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.

Là một trường Đại học Công lập tại Hà Nội, trường được công nhận là đi đầu về khoa học quản lý giáo dục tại Việt Nam. Trường có rất nhiều chuyên ngành thú vị khác nhau như: Quản trị văn phòng, Kinh tế giáo dục, Giáo dục học, Tâm lý giáo dục, Quản lý giáo dục… Trong nhiều năm hoạt động, trường đã đạt được nhiều huân chương lao động của chủ tịch nước và đạt bằng khen từ thủ tướng chính phủ. 

Hiện nay, học viện đã mang tới nguồn nhân lực chất lượng nhất cho các trường Đại học, trường học và những cơ quan ban ngành ở trên cả nước. 

Có thể nói, học viện Quản lý Giáo dục là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và cho triển khai những đổi mới về quản lý giáo dục, từ đó đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cho ngành giáo dục.

Trong tương lai, trường sẽ phấn đấu để trở thành một cơ sở giáo dục uy tín, có tiếng tăm và nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục chất lượng nhất. 

Đội ngũ giảng viên tại học viện Quản lý Giáo dục

Nhắc đến trường, bên cạnh thông tin về học viện Quản lý Giáo dục, đội ngũ nhân sự của trường cũng khiến nhiều phụ huynh và sinh viên cảm thấy an tâm. Hiện tại, trường có 18 cử nhân, 99 giảng viên đã đạt trình độ trên Đại học, 72 Thạc sĩ, 12 Tiến sĩ, 11 Giáo sư và Phó Giáo sư. Đây là con số cực kỳ đáng ngưỡng mộ, cho thấy sự tâm huyết của giảng viên ngôi trường.

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên tại trường luôn được nhiều người yêu quý bởi cực kỳ trẻ trung, nhiệt tình. Họ tận tâm và mang đến một môi trường học tập không hề khô khan và nặng nề. Nhờ vậy, những giờ học trở nên đáng mong đợi hơn với các bạn học viên. 

Bạn biết học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn chưa?

Thông tin học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn

Nếu bạn muốn biết về thông tin điểm chuẩn tại học viện Quản lý Giáo dục, thông tin về mức điểm sàn nhận hồ sơ và điểm chuẩn vào trường sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn. 

Mức điểm sàn để vào học viện Quản lý Giáo dục như sau:

Tên ngành Điểm sàn
Quản lý giáo dục 15.0
Tâm lý học giáo dục 15.0
Công nghệ thông tin 15.0
Giáo dục học 15.0
Kinh tế giáo dục 15.0
Quản trị văn phòng 15.0
Ngôn ngữ Anh 15.0
Luật 15.0
Kinh tế 15.0

Mức điểm chuẩn của học viện Quản lý Giáo dục là như sau:

Tên ngành Điểm chuẩn
Quản lý giáo dục 16.0
Tâm lý học giáo dục 16.0
Công nghệ thông tin 16.5
Giáo dục học 16.0
Kinh tế giáo dục 16.0
Quản trị văn phòng 16.0
Ngôn ngữ Anh 16.0
Luật 16.0
Kinh tế 16.0

Chất lượng đào tạo của học viện Quản lý Giáo dục có tốt không?

Hiện nay, học viện Quản lý Giáo dục đang là cơ sở quản lý và đào tạo giáo dục đi đầu trên cả nước, nuôi dưỡng rất nhiều nhân tài có đam mê và mong muốn được trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp, tài ba. Nhà trường hiện tại đang tập trung để có thể đào tạo các học viên, đưa tới các đề tài khoa học về giáo dục tốt nhất, nhằm giúp các nhà lãnh đạo tương lai các kiến thức và kỹ năng toàn diện, chất lượng.

Trường hiện tại có đào tạo những thạc sĩ, tiến sĩ về ngành học viện Quản lý Giáo dục, thạc sĩ ngành công nghệ thông tin và ngành tâm lý học lâm sàng.

Logo của học viện Quản lý Giáo dục

Thông tin học viện Quản lý Giáo dục học phí

Ngoài biết về học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn thì học phí tại ngôi trường cũng được nhiều người quan tâm. Đối với những sinh viên chính quy, ngoại trừ ngành công nghệ thông tin của trường có học phí là 9,6 triệu cho 1 năm học, những ngành khác đều là 8,1 triệu cho 1 năm học – mức giá không hề cao cho các sinh viên. 

Sinh viên ra trường làm gì? – học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn

Sau khi tốt nghiệp học viện Quản lý Giáo dục, sinh viên có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Các bạn có thể làm những công việc như sau:

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục: Làm việc tại Phòng Giáo dục Đào tạo, Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo
  • Chuyên viên phụ trách những lĩnh vực liên quan: Trở thành các chuyên viên quản lý sinh viên, Chuyên viên quản lý thể chất, Chuyên viên văn phòng
  • Chuyên viên phụ trách những công tác về giáo dục, văn hóa: Trở về địa phương nơi mình sinh sống và làm việc trong những cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức văn hóa giáo dục trong cộng đồng
  • Các cán bộ nghiên cứu giáo dục: Nghiên cứu những vấn đề liên quan tới giáo dục, đào tạo. Làm việc trong những trường học địa phương, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu…
  • Giảng viên về chuyên ngành quản lý giáo dục
  • Nhân viên/ Tư vấn viên tuyển sinh

Sinh viên tại học viện Quản lý Giáo dục

Trên đây là những thông tin mà Toppy tư vấn cho bạn đọc về học viện Quản lý Giáo dục điểm chuẩn, ngoài ra cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan để bạn hiểu thêm về ngôi trường này. Tin rằng nếu bạn muốn làm việc trong ngành giáo dục, đây sẽ là một sự lựa chọn tốt để bạn có thể phát triển bản thân mình.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết khác từ Toppy: học viện Phụ nữ Việt Nam có tốt không?

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề