Hành vi chiếm đoạt tài sản là gì

Dịch vụ luật sư: luật sư hình sự, luat su hinh su, luật sư bào chữa, luat su bao chua, luat su ly hon, luật sư ly hôn, luật sư thừa kế, luat su thua ke, luật sư dân sự, luat su dan su, luật sư đất đai, luat su dat dai, luật sư nhà đất, luat su nha dat, dich vu thu no, dich vu doi no, dịch vụ đòi nợ, dịch vụ thu nợ, tu van giay phep, tư vấn giấy phép, luat su gioi, luật sư giỏi, van phong luat su, văn phòng luật sư, cong ty luat, công ty luật, luat su, luật sư, mua ban du an, mua bán dự án

Chiếm đoạt tài sản là [Hành vi] cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội hết sức phổ biến và nguy hiểm, đặc biệt là hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước bởi lẽ tài sản của Nhà nước cũng là tài sản của toàn dân. Hành vi này được thực hiện không chỉ bởi người dân mà còn bởi cả những cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước và gây ra những tổn thất lớn cho toàn xã hội.

Vậy tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước là gì và người phạm tội sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp thông tin về hình thức xử lý đối với tội chiếm đoạt tài sản của Nhà nước tới quý khách hàng.

Nội dung chính bài viết

Thế nào là tội chiếm đoạt tài sản nhà nước? 

Tài sản, theo Điều 104 Bộ luật Dân sự năm 2015 được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch tài sản đang thuộc quản lý, sở hữu của Nhà nước vào phạm vi tài sản thuộc sở hữu của mình một cách trái pháp luật.

Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, phức tạp mà người thực hiện tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế, hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước diễn ra ngày càng nhiều, xuất phát từ sự xuống cấp đạo đức của không ít những một bộ phận người dân và thậm chí là cả các lãnh đạo làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Xử phạt hành chính đối với tội chiếm đoạt tài sản nhà nước

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước thì hành vi chiếm đoạt tài sản công mà thuộc trường hợp chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền với các mức độ cụ thể như sau:

a] Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;

b] Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

c] Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

Ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản công.

Người vi phạm còn phải thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định trên.

Xử lý hình sự đối với tội chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấu thành các tội phạm xâm phạm sở hữu như tội cướp tài sản [quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017]; tội cưỡng đoạt tài sản [quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017]; tội cướp giật tài sản [quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017]; tội trộm cắp tài sản[quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017]….

Hình thức xử phạt kéo dài từ 06 tháng đến 20 năm, thậm chí là tù chung thân tùy theo mức độ nguy hiểm, phức tạp mà người phạm tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước thực hiện hành vi đó.

Hành vi chiếm đoạt tài sản Nhà nước cấu thành tội cướp tài sản

Theo đó, người nào chiếm đoạt tài sản của nhà nước bằng cách dùng vũ lưc, hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có các hành vi khác làm cho người bị tấn công rơi vào trong tình trạng không thể chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nhà nước thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. [căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017].

Chiếm đoạt tài sản nhà nước trong trường hợp sau thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm: phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; trường hợp phạm tội mà tài sản nhà nước bị chiếm đoạt giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu…

Chiếm đoạt tài sản nhà nước trong trường hợp sau thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Tài sản nhà nước bị chiếm đoạt từ 200 triệu đến dưới 500 triệu; hoặc phạm tội trong trường hợp lợi dụng thiên tai, dịch bệnh…

Chiếm đoạt tài sản nhà nước trong trường hợp sau thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: chiếm đoạt tài sản nhà nước trị giá từ trên 500 triệu; làm chết người;…

Ngoài ra, người phạm tội còn có bị bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu hoặc bị phạt quản chế cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc bị phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Hành vi chiếm đoạt tài sản Nhà nước cấu thành tội trộm cắp tài sản

Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước dưới dạng hành vi trộm cắp [lén lút] tài sản nhà nước trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 2 triệu nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội chiếm đoạt tài sản khác chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản nhà nước bị chiếm đoạt là di vật, cổ vật… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Trường hợp phạm tội có thêm các tình tiết tăng nặng sau thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản của nhà nước trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu; hoặc tài sản chiếm đoạt là bảo vật quốc gia…

Trường hợp phạm tội mà tài sản nhà nước chiếm đoạt trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu hoặc phạm tội trong trường hợp lợi dụng thiên tai, dịch bệnh… thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Trường hợp phạm tội mà tài sản nhà nước chiếm đoạt trị giá từ 500 triệu trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, lợi dụng tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung, cụ thể là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu. 

tội chiếm đoạt tài sản nhà nước

Hành vi chiếm đoạt tài sản Nhà nước cấu thành tội tham ô tài sản

Bên cạnh đó, quan trọng hơn, hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước còn có thể cấu thành nên tội tham ô tài sản, được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

–       Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

–       Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội khi có một trong các tình tiết sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

–     Có tổ chức;

–     Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

–     Phạm tội 02 lần trở lên;

–     Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

–     Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

–     Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạm tội khi có một trong các tình tiết sau đây thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

–     Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

–     Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước giá trị 1.000.000.000 đồng [1 tỷ đồng] trở lên, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Bên cạnh đó, người phạm tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân biệt tội tham ô tài sản với tội phạm khác

Đối với Tội tham ô tài sản, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan cũng rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

Thứ nhất, người phạm tội tham ô tài sản phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ.

Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là tham ô tài sản.

Ví dụ: Trần Thị H là thủ quỹ của công ty X. Do chơi hụi nên H nợ nhiều người và mất khả năng thanh toán. H đã bàn với chồng là Đào Văn T dùng giấy tờ nhà thế chấp cho công ty để vay 800.000.000 đồng với mục đích đầu tư nuôi tôm. Sau khi vay được tiền, vợ chồng H đã trả cho các chủ nợ. Đến hạn không thấy vợ chồng H trả tiền, công ty mới phát hiện bộ hồ sơ do vợ chồng H thế chấp cho công ty là giả.

Mặc dù H là người có chức vụ, quyền hạn và cũng có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng H đã không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý mà chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giám đốc công ty tin và cho vợ chồng H vay tiền. Chức vụ, quyền hạn của H chỉ là phương tiện để thực hiện thủ đoạn gian dối khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty.

Thứ hai, tài sản chiếm đoạt là tài sản do mình có trách nhiệm quản lý.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản trong Tội tham ô tài sản chính là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của mình hoặc của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, có trường hợp người phạm tội tự chuyển dịch tài sản như: Thủ quỹ tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán…

Cũng có trường hợp việc chuyển dịch lại do người khác thực hiện theo lệnh của người phạm tội như: Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình; kế toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội.

Hiện nay, việc xác định hành vi chiếm đoạt tài sản nói chung và chiếm đoạt tài sản trong Tội tham ô tài sản nói riêng trong nhiều trường hợp đã khác so với quan niệm truyền thống.

Ví dụ: Nếu trước đây một thủ quỹ lấy tiền trong két của cơ quan đem gửi tiết kiệm mang tên mình hoặc tên người khác sẽ bị coi là chiếm đoạt tài sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản, thì hiện nay hành vi này chỉ bị coi là sử dụng trái phép tài sản.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng khi thắc mắc về tội chiếm đoạt tài sản nhà nước. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước và muốn nhận được sự tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Chủ Đề