Hành vi sử dụng thuốc không đúng cách lạm dụng thuốc của người dân

Kháng sinh được phân làm nhiều nhóm như nhóm penicillin, cephalosporin, tetracyclin, quinolon. Mỗi nhóm có một số kháng sinh khác nhau. Những kháng sinh thường được sử dụng hiện nay: penicillin, amoxycillin, ampicillin, cephalosporin, erythromicin, tetracylin, doxycyclin, ciprofloxacin, chloramphenicol.

Hành vi sử dụng thuốc không đúng cách lạm dụng thuốc của người dân

Kháng sinh thường được sử dụng như thế nào?

Phần lớn các nhiễm khuẩn thông thường trong sinh hoạt được chữa bằng uống thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh dùng cho mắt, tai được sử dụng bằng dung dịch, nhỏ giọt. Đối với những nhiễm khuẩn nặng phải sử dụng kháng sinh qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc có khi qua đường truyền dịch nếu cần. Muốn có tác dụng tốt, thầy thuốc phải làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và chọn kháng sinh thích hợp để có tác dụng tốt; trường hợp xét nghiệm như vậy có thể dùng kháng sinh phổ hẹp (narrow spectrum). Thông thường có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Dùng kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ thời gian có tác dụng và theo dõi tác dụng của kháng sinh đối với nhiễm khuẩn, như vậy mới có kết quả chắc chắn, tác dụng phụ của kháng sinh thông thường cũng được giảm nhẹ. Một số tác dụng phụ hay gặp là tiêu chảy vì kháng sinh có thể làm thay đổi cân bằng giữa vi khuẩn bình thường và các loại men, nấm (như Candida Albicans).

Dị ứng penicillin có thể gây mẩn đỏ, trường hợp phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) có thể đe dọa tính mạng người bệnh cho nên phải hết sức thận trọng, biết được phản ứng dị ứng do thuốc mà tránh dùng loại thuốc đó.

Lạm dụng kháng sinh có hại gì?

Dùng kháng sinh không đúng rất có hại:

Gây lãng phí: Các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.

Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán.

Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều.

Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.

Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế.

Các lý do dẫn đến lạm dụng kháng sinh

Do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh.

Do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh.

Việc sử dụng thuốc, việc bán thuốc ở nước ta cũng chưa thật chặt chẽ theo quy định nên vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị. Về vấn đề lạm dụng kháng sinh, từ năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới đã có “Kế hoạch toàn cầu để kiểm soát sự đề kháng kháng sinh” và cấm lạm dụng kháng sinh. Ở nước ta, Bộ Y tế cũng đã có những quy định cụ thể về sử dụng kháng sinh và cấm lạm dụng kháng sinh.

Để hạn chế lạm dụng kháng sinh, trước hết các thầy thuốc phải có trách nhiệm và nêu cao vai trò của người thầy thuốc để hạn chế việc lạm dụng kháng sinh mới mong có tác dụng.

Theo GS. Lê Sĩ Liêm - Báo Sức khỏe & đời sống

Hành vi sử dụng thuốc không đúng cách lạm dụng thuốc của người dân

13/11/2017

Vĩnh Phúc, Việt Nam –  Tuần lễ Truyền thông Toàn cầu lần thứ ba về kháng thuốc diễn ra từ ngày 13 đến 19 tháng 11 kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn từ tất cả các ngành để chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, phòng  chống kháng thuốc. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc (BCĐQG), tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một lần nữa cùng nhau chung sức tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về kháng thuốc và sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.Từ chính sách quốc gia tới hành động địa phương tại tỉnh Vĩnh PhúcNhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết hành động cấp địa phương, BCĐQG về phòng, chống kháng thuốc, tổ chức FAO và WHO phối hợp phát động Tuần lễ Truyền thông về kháng thuốc tại tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 13 tháng 11 2017. “Có được các chính sách và cam kết mạnh hơn của cấp lãnh đạo thì chưa đủ để chấm dứt tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh” Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Trưởng BCĐQG về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam cho biết“Chúng ta phải vận động cộng đồng và đảm bảo rằng mọi người đều biết cách sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm. Mỗi nhà quản lý, nông dân, bác sỹ, bệnh nhân và người tiêu dùng phải hành động để chấm dứt sự gia tăng của nguy cơ kháng thuốc (AMR) trong cộng đồng.”Chính phủ đi tiên phong với các Kế hoạch Hành động Quốc gia về phòng, chống kháng thuốcViệt Nam là nước đi đầu trong khu vực Đông Nam Á thể hiện cam kết đa ngành và hành động ở tất cả các cấp chính quyền nhằm chống tình trạng kháng thuốc. “Việt Nam đã thể hiện sự lãnh đạo ấn tượng trong việc xây dựng cơ chế phối hợp  giữa các ngành. Chúng tôi chứng kiến quá trình cải thiện liên tục trong hệ thống giám sát và kiểm soát việc sử dụng kháng sinh để bảo vệ sức khỏe con người và động vật” Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện của FAO tại Việt Nam và Tiến sỹ Kidong Park, Đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.Tháng 9 năm nay, Chính phủ đã kêu gọi Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Công thương thảo luận về những thành công và thách thức của Kế hoạch Hành động Quốc Gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020. Cuối tháng 10, một nhóm công tác giám sát kháng thuốc được thành lập để tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan trong hoạt động giám sát kháng kháng sinh đối với sức khỏe con người và động vật, cộng đồng và môi trường. “Việt Nam đang có những bước đi quan trọng để tham gia vào Hệ thống Giám sát Kháng Kháng sinh Toàn cầu của WHO. Giám sát kháng thuốc là cơ sở đánh giá gánh nặng của kháng thuốc và cung cấp thông tin cần thiết cho hành động hỗ trợ các chiến lược địa phương, quốc gia và toàn cầu” Tiến sỹ Park cho biết.Năm 2017 Bộ NN & PTNN cũng ban hành  Kế hoạch Hành động Quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 – 2020. “Quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh và kiểm soát tình trạng kháng thuốc trong một ngành phải gắn kết với việc thực thi hiệu quả những quy định và phối hợp với các ngành khác. FAO và WHO luôn sát cánh bên cạnh Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ nỗ lực này” Ông Bae cho biết.Sử dụng kháng sinh không đúng cách đe dọa sức khỏe con người và động vật – Hãy cùng nhau cam kết chấm dứt sử dụng kháng sinh không đúng và phòng chống kháng thuốcTrên thế giới, nhiều bệnh nhiễm khuẩn thông thường đang ngày càng trở nên kháng với các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh đó, việc này dẫn đến  tình trạng bệnh kéo dài hơn và tử vong nhiều hơn. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi cũng như HIV, bệnh lao và sốt rét ngày càng trở nên không điều trị được do tình trạng kháng thuốc. Việt Nam là một trong các nước trong những năm gần đây đã chứng kiến mối đe dọa ngày càng lớn của tình trạng kháng kháng sinh do việc sử dụng quá mức và sử dung không  hợp lý ở tất cả các cấp của hệ thống chăm sóc y tế, trong nuôi thủy sản và chăn nuôi và trong công chúng.

Là một phần của chiến dịch truyền thông nhằm chấm dứt sử dụng kháng sinh không đúng Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã phát động chiến dịch huy động một triệu chữ kí cam kết để chấm dứt kháng kháng sinh. Hãy đăng nhập vào đường dẫn http://pledge.antibioticawarenessweek.org/ để k‎ý cam kết. Bằng cách tham gia cam kết chấm dứt sử dụng kháng sinh không đúng cách và bạn sẽ nhận được các thông tin về những hành động cần làm để phòng chống kháng thuốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:Bà Lê HảoCán bộ Báo chí – Cục quản lý Khám, chữa bệnhĐT: 024.6273.2152

Email: [email protected]

Bà Trần Thị LoanTổ chức Y tế Thế giới tại Việt NamĐT: 84-4-38500100

Email: [email protected]

Bà Nguyễn Thúy HằngĐiều phối viên về Vận động chính sách và Truyền thôngTổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt NamĐT: 024-3850-1829

Email: [email protected]