Hát chèo giao lưu cùng nghệ sĩ

Vở diễn với một kịch bản chặt chẽ, chuyển thể chèo mượt mà và cũng đầy dũng khí cùng sự dàn dựng vô cùng “chắc tay” và đầy sự tinh tế của NSND Hoàng Quỳnh Mai như là bệ phóng để các nghệ sĩ trẻ thăng hoa trên sân khấu trong các vai diễn của mình. Thêm một lần nữa, Nhà hát chèo Hà Nội “khoe” được dàn diễn viên trẻ vô cùng tài năng, nổi trội cả thanh và sắc, mà trong đó không thể không nhắc tới Tài năng trẻ Quốc Phòng (vai Trần Thông) và nữ nghệ sĩ tuổi đôi mươi Thanh Huyền (vai An Tư công chúa). Cặp “tiên đồng, ngọc nữ” làng chèo đã khiến cho khán phòng lúc thì xúc động sụt sùi, khi lại ào lên những tràng vỗ tay bởi giọng hát quá ngọt ngào, sâu lắng của Quốc Phòng và Thanh Huyền. Đây cũng là hai nghệ sĩ đã xuất sắc nhận được Huy chương Vàng cá nhân.

Hát chèo giao lưu cùng nghệ sĩ
Liên hoan là dịp để Nhà hát Chèo khoe dàn diễn viên trẻ, tài năng

Bên cạnh cặp đôi “vàng” của Nhà hát, các nghệ sĩ khác cũng nhận được thành quả xứng đáng, đó là NSƯT Hồng Nam (vai Vua Trần Nhân Tông) đoạt Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc được trao cho nghệ sỹ trẻ Hồng Thắng (vai Thoát Hoan) và nghệ sỹ Xuân Huynh (vai Trần Kiếm). Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã trao giải Chỉ huy xuất sắc cho nhạc sĩ Tất Trọng và giải Biên đạo múa xuất sắc cho nữ biên đạo tài năng Hoài Anh.

Có thể nói, vở diễn về một nàng công chúa (An Tư) do một nữ nghệ sỹ trẻ (Thanh Huyền) thủ vai, được dàn dựng bởi một nữ đạo diễn tài năng (NSND Hoàng Quỳnh Mai), và do một nghệ sĩ thành danh (NSƯT Thu Huyền) chỉ đạo nghệ thuật, vì thế, “tính nữ” được thể hiện cực kỳ rõ nét trên sân khấu từ màu sắc (tím và vàng làm chủ đạo), đến thiết kế mỹ thuật và sự chuyển cảnh cũng vô cùng mềm mại, uyển chuyển, tinh tế nhưng lại rất sắc sảo, quyết đoán.

Được biết, các nghệ sĩ của Nhà hát chèo Hà Nội đã cùng ekip tập luyện miệt mài một tháng ròng để chỉnh sửa, nâng cao vở diễn. Đêm khai mạc Liên hoan, các nghệ sĩ Nhà hát chèo Hà Nội đã đem đến cho khán giả một đêm diễn cực kỳ thành công, được Ban giám khảo, bạn nghề và khán giả đánh giá rất cao. Đây là thành quả xứng đáng cho công sức của toàn bộ ekip nghệ sỹ, nhạc công, cán bộ, công nhân viên của Nhà hát chèo Hà Nội.

“Liên hoan sân khấu Thủ đô do Sở VH&TT Hà Nội và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức 2 năm một lần, đây là Liên hoan có chất lượng nghệ thuật cao, chúng tôi tham gia không chỉ để khoe tài mà còn giao lưu, học hỏi và giới thiệu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội” – NSƯT Thu Huyền cho biết thêm.

Có thể nói, sau đại dịch Covid-19, Nhà hát chèo Hà Nội đã khởi sắc trở lại với những đêm diễn tại Rạp Đại Nam và các địa phương. Ngoài kịch mục đi biểu diễn phục vụ bà con Nhân dân thì Nhà hát cũng dành thời gian và sự đầu tư công phu dàn dựng các vở diễn để tham dự các Liên hoan như Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ V (vở Trung trinh liệt nữ), Liên hoan chèo toàn quốc 2022 với hai vở diễn, đó là: Linh Từ Quốc mẫu của tác giả Bùi Vũ Minh, đạo diễn NSƯT Hoài Thu và Người mẹ Hà thành của tác giả Phạm Văn Quý, chuyển thể kịch bản chèo Lê Thế Song, đạo diễn NSƯT Lê Văn Tuấn.

Soạn giả Mai Văn Lạng (MVL): Lần này có nhiều sự đổi mới, sáng tạo và những tín hiệu đáng mừng. Nếu như mùa thứ 6 có 90 tiết mục thì lần này có 117 tiết mục với sự tham gia của hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 50 đoàn trên cả nước. Chất lượng các tiết mục tham gia cũng cao hơn, sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng lớn hơn. Năm nay xuất hiện nhiều giọng hát mới, lạ, đặc biệt có hàng chục cháu thiếu nhi tham gia múa, hát. Khác với những mùa trước chủ yếu là những tiết mục song ca, đơn ca thì mùa này có non nửa số tiết mục là hát tốp ca. Nhiều địa phương vốn không có thế mạnh về chèo cũng tham gia nhiệt tình, như: Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Đặc biệt còn có một số bác là người dân tộc thiểu số ở Yên Bái, Thái Nguyên tham gia. Theo lãnh đạo Cung Văn hóa lao động Việt Nhật thì đây là cuộc giao lưu lớn nhất được tổ chức tại cung trong ba năm trở lại đây.

PV: Anh ấn tượng với những tiết mục, những hình ảnh hay những người yêu chèo cụ thể nào tại giao lưu lần này?

MVL: Nói chung mỗi đoàn mỗi vẻ, tất cả đều rất ấn tượng và lôi cuốn. Trong đó, nổi lên có tiết mục của xã Liên Mạc (huyện Mê Linh, Hà Nội) khi có đến 48 diễn viên lên sân khấu với sự dàn dựng bài bản, quy củ và tươi mới. Họ đến với giao lưu trên chiếc xe ô-tô chăng biển “Câu lạc bộ chèo Hương quê xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội tham gia hát chèo toàn quốc lần thứ VII”. Hay đoàn của xã Đông Á (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) có rất đông cô giáo, học sinh tham gia mà đích thân Chủ tịch UBND xã đưa đi.

Khi bế mạc giao lưu đã có hàng trăm người lên sâu khấu cùng hát bài chèo “Quân tử vu dịch”, trong đó có trổ hát “chia tay đôi ngả xa nhau đôi nơi…” khiến nhiều người rơi nước mắt. Trong bữa cơm liên hoan nhiều người quên ăn cùng đồng thanh hát chèo. Thành viên Nguyễn Sao Thủy (74 tuổi, Hà Nội) vừa đi cấp cứu về đã mang máy quay đến giao lưu để ghi hình cho các đoàn biểu diễn. Có những buổi đã phải nhịn cơm để quay hình, cắt dựng và hiện nay đang hằng giờ cắt từng tiết mục gửi cho các đoàn. Rồi trường hợp của Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Toàn học trong suốt sáu tháng để có thể vào vai phù thủy trong vở “Súy Vân” rất nhuần nhuyễn. Hay có tiết mục mà bốn chị em gái ruột, trong đó chị cả là bà Tạ Thị Quế (70 tuổi, Bắc Ninh) đã hát bài “Mùa xuân tình mẹ” để dâng lên người mẹ 91 tuổi. Rồi rất cảm động là anh Trần Đông Linh ở Phúc Lương,

Thái Nguyên cõng mẹ là cụ Trần Thị Phúc, 87 tuổi vào xem chèo.

PV: Qua giao lưu lần này có thể thấy được số người yêu chèo trong quần chúng nhân dân là rất lớn?

MVL: Cách đây khoảng hơn 10 năm khi chưa có mạng xã hội thì không thể đo đếm được số lượng người yêu chèo vì chủ yếu người dân nghe chèo qua Đài Tiếng nói Việt Nam và băng đĩa. Còn hiện nay khi mạng xã hội phát triển thì có thể thấy người dân, nhất là người dân miền bắc yêu chèo rất lớn. Trên Facebook có đến 20 trang, nhóm, hội giao lưu chèo, đặc biệt có trang có sự tham gia của 36 nghìn người. Những trang, nhóm, hội trên Facebook đã kết nối những người yêu chèo ở trong và ngoài nước tạo nên cộng đồng người yêu chèo rất đông đảo. Chính vì sự lan tỏa này mà chúng tôi đã quyết tâm, nỗ lực cố gắng và duy trì cho bằng được giao lưu “Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc” hằng năm. Chúng tôi cũng vui mừng, hạnh phúc khi giao lưu vừa kết thúc đã có những khán, thính giả gọi điện hỏi sang năm giao lưu tổ chức ở đâu và nên tập bài gì, điệu gì.

Có thể khẳng định chèo đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và sâu đằm. Càng ngày càng có nhiều người đam mê hơn, thậm chí có những đoàn còn bỏ hàng chục triệu đồng để tập tiết mục, để bồi dưỡng thầy và chưa kể còn bỏ công, bỏ việc để tham gia tập rồi đến với giao lưu. Hơn nữa, ba ngày xuống Hạ Long giao lưu cũng tốn nhiều tiền cho xe cộ, ăn uống, ngủ nghỉ. Không vì đam mê với nghệ thuật chèo thì không thể làm được những điều đó.

PV: Qua đây anh có ý kiến, đề xuất gì để những mùa giao lưu sau được tổ chức tốt hơn?

MVL: Đây là cuộc chơi tự túc, tự cấp nên ban tổ chức gặp phải khó khăn trăm bề, nhất là về vấn đề tài chính. Thông thường tổ chức giao lưu trong ba ngày như thế phải tốn hàng tỷ đồng nhưng chúng tôi đã cố gắng co kéo, căn cơ để chỉ mất hơn trăm triệu đồng. Bởi vậy chúng tôi mong muốn những mùa sau sẽ có cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp chung tay góp sức tiền bạc cùng ban tổ chức để người yêu chèo không phải băn khoăn về vấn đề tiền nong. Tôi cũng mong muốn và hy vọng không chỉ có nghệ thuật chèo mà ở các loại hình dân ca khác cũng có những sân chơi tương tự như giao lưu của chúng tôi để tập hợp, kết nối những người yêu dân ca trên toàn quốc.