Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm Trao duyên

CHUYÊN ĐỀ : VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐOẠN TRÍCH “ TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”( ĐẶNG TRẦN CÔN) VÀ “ TRAO DUYÊN” ( NGUYỄN DU)

PHÀN MỘT: MỞ ĐẦU

Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm chất nhân văn, một trong những giá trị đặc sắc ấy có thể nói là vẻ đẹp người phụ nữ trong văn học trung đại từ THCS đến THPT được thể hiện qua những phẩm chất cao đẹp như thuỷ chung, giàu đức hy sinh, hiếu thảo, khát khao hạnh phúc lứa đôi… . Thế nhưng , do thời lượng thời gian còn hạn hẹp, việc biên soạn theo đổi mới phương pháp dạy học không học theo tiến trình lịch sử, ít nội dung khái quát về văn học từng thời kỳ trong tác phẩm cho nên việc tìm hiểu sâu hơn về hoàn cảnh lịch sử, các vấn đề người phụ nữ còn sơ lược. vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vẻ đẹp phẩm chất người phụ nữ trong văn học trung đại nên chuyên đề này nhằm giúp cho các em thấy rõ hơn vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ xưa thông qua hai đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”( Đặng Trần Côn) và “ Trao duyên”( Nguyễn Du)

Các sáng tác văn học Việt Nam từ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII- XIX. Tập trung chủ yếu vào các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn 10 như đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Đặng Trần Côn) và “Trao duyên”( Nguyễn Du). Trong mỗi văn bản chỉ tập trung làm rõ vẻ đẹp phẩm chất người phụ nữ

  1. Đối tương thực hiện: Học sinh lớp 10, dùng cho tiết học chuyên đề
  2. Thời lượng sử dụng: 1 tiết

PHÀN HAI: NỘI DUNG

  1. Vẻ đẹp phẩm chất người phụ nữ
  • Vẻ đẹp là yếu tố được biểu hiện ra bên ngoài lẫn bên trong của con người
  • Phẩm chất là tính cách bên trong của con người hay còn gọi là tư cách đạo đức bên trong của con người
  • Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ là gì sự kết tinh những nét đẹp tài hoa về ngoại hình lẫn những phẩm chất bên trong ( công ,dung, ngôn hạnh) của người phụ nữ
  1. Các yếu tố chính cấu thành nên phẩm chất:

Ý thức
Tình cảm
Thuộc tính tâm lí
Xu hướng
Tính cách
Khí chất
Năng lực

  1. Vẻ đẹp người phụ nữ trong văn học trung đại:

- Trước TK XIV nhân vật người phụ nữ chưa trở thành đối tượng quan tâm chính của văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn xuôi, thần phả, truyện dân gian hoặc trong các bài thơ điếu vịnh.

- Từ TK XVI- XVIII người phụ nữ trở thành một trong những đề tài lớn của văn học, và nở rộ nhất là hình ảnh người phụ nữ ở TK XIX với nhiều thể loại khác nhau:Thơ ca, văn xuôi,kể cả những tác phẩm được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ,..Hình ảnh người phụ nữ nổi bật qua những nét cơ bản sau:

+ Phụ nữ là hiện thân cái đẹp

+ Phụ nữ là hiện thân số phận bi thương

ÿHình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại là hiện thân của cái đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong: Tài sắc,đức hy sinh, sự hiếu thảo,sự thuỷ chung, khát khao hạnh phúc lứa đôi,…

♦ Ở họ trời phú cho một sắc đẹp tuyệt thế, nhung nhan kiều diễm

+ Bài “ Nhị độ mai”- Hạnh Nguyên

“ Người đâu trong ngọc trắng ngà,

Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây”

+ Hoặc sắc đẹp của cung nữ trong “ cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đạt đến mức độ siêu phàm chim sa cá lặn, sắc nước hương trời khiến cho Tây Thi cũng phải mất vía Hằng Nga còn phải giật mình

“ Chìm đáy nước cá lư lừ lặn,

Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa.

Hương tươi đắm nguyệt say hoa,

Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình”

+ Còn nhà thơ Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp của chị em Kiều trong “ truyện Kiều”

“ Vân xem trang khác vời

Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang

Hoa cười ,ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp của chị em Kiều vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh tú yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn thì trong trắng như băng tuyết, quý phái. Mỗi người một vẻ khác nhau, đặc biệt Nguyễn Du miêu tả hình tượng thiên nhiên để tôn vinh vẻ đẹp tuyệt thế của chị em Thuý Kiều.Riêng ở Thuý Vân có một vẻ đẹp quý phái trẻ trung đến rạng ngời với khuôn mặt tròn trịa như ánh trăng, long mài sắc nét đậm như con ngài, giọng cười tươi tắn như hoa, mái tóc đen óng ánh mượt mà như mây,..So với Kiều thì nàng càng đẹp hơn, nét đẹp của nàng càng sắc sảo khiến cho hoa cũng phải ghen liễu cũng phải hờn

Ngoài ra ở họ trời còn ưu đãi một tài năng xuất chúng tiêu biểu là nhân vật Kiều là một cô gái không những chỉ có sắc mà còn có tài vẹn toàn cầm, kỳ, thi, họa, nàng có tài đánh đàn khiến cho Kim Trọng

phải “ ngẩn ngơ sầu” và cũng làm cho Thúc Sinh “ cũng tan nát lòng”và cũng làm cho Hồ Tôn Hiến cũng “nhăn mày rơi châu”, tài làm thơ của nàng nhanh đến khó mà tưởng tượng nổi “Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm”

Hay cái đẹp tài năng của Hồ Xuân Hương mệnh danh “bà chúa thơ Nôm” có tài làm thơ rất nhanh, người xưa kể rằng thời còn đi học bà trượt chân ngã oạch mốt cái trước sân trường bị mọi người nhìn thấy cười ầm lên bà liền đứng dậy và thốt lên vần thơ

“ Giơ tay với thử trời cao thấp

Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài”,…

ÿHình tượng người phụ nữ trong vhtđ là hiện thân của số phận bi thương.

Số phận bi thương của người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chế độ xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Họ càng xinh đẹp tài hoa bao nhiêu thì họ càng đau khổ bị chèn ép bất công bấy nhiêu như một quy luật khắc nghiệt

“ hồng nhan hoạ thuỷ”

♦ Là nạn nhân của những hủ tục, lễ giáo phong kiến khắc khe

+ Chế độ đa thuê phong kiến chà đạp quyền sống của con người nhất là người phụ nữ. Đứng đầu thế lực xã hội phong kiến là bọn vua chúa truỵ lạc, họ tiễn các cung tần mỹ nữ vào cung để hưởng lạc nhưng có người thì được sủng ái nhưng cũng có người chôn vùi tuổi thanh xuân của mình vì bị thất sủng, một số cung nữ chỉ biết than thở oán trách và “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều là tiếng khóc rớm máu cho số phận đau thương đó “ hoa này bướm nở thờ ơ

Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng”

+ Chế độ nam quyền bởi tiếng nói áp đặt của chồng hoặc người con trai luôn có giá trị. Chẳng hạn như Vũ Thị Thiết trong “ chuyên người con gái Nam Xương”

( Nguyễn Dữ) vì ghen tuôn mù quáng mà nàng phải trầm mình xuống sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình

+ Chế độ đồng tiền đã phá vỡ cuộc sống hạnh phúc biết bao người. Trương Sinh vì mến dung hạnh của Vũ Nương nên đã xin với mẹ đem “trăm lạng vàng để cưới về”. Như vây là có sự phân cách giữa giàu- nghèo cộng thêm tính gia trưởng , cố chấp không nghe lời phân trần của Vũ Nương và hàng xóm nên đã khiến cho nàng phải tìm đến cái chết. Cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều cũng vì thế lực của đồng tiền mà nàng phải sống trong tủi nhục

“ Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền”

♦ Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa

Cuộc binh biến kéo dài ở nước ta trong xh rối ren giặc giã triền miên ở nửa đầu thế kỉ XVIII vào thời chúa Trịnh (Trịnh Giang, Trịnh Doanh) nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra quanh kinh thành Thăng Long. Cuộc chiến tranh ấy là tai hoạ giáng xuống đầu người phụ nữ và bị cuốn vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa , trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” người chồng ra chiến trận đối mặt với cái chết còn người vợ trẻ chỉ biết ngóng theo trông tin chồng trong nỗi cô đơn ,lẻ loi , buồn khổ đối diện với một khoảng cách nghìn trùng

“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

  1. Vẻ đẹp người phụ nữ trong hai đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”( Đặng Trần Côn) và “ Trao duyên”( Nguyễn Du)
  1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”( Đặng Trần Côn)

* Sự thuỷ chung trong tình yêu :

- Sự thuỷ chung trong tình yêu của người chinh phụ đối với người chinh phu đó là sự mong ngóng của bao tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, sự lặp đi lặp lại trong từng cử chỉ của người chinh phụ qua mỗi bước chân đi và hành động kéo rèm lên , buông rèm xuống trong trạng thái khắc khoải lo âu cô đơn mà đợi chờ

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngoài rèm thưa rũ thác đòi phen”

  • Rồi ngày ngày người chinh phụ ấy luôn mong ngóng hy vọng chim thước đưa tin , nhưng nàng càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu vì “ ngoài rèm thước chẳng mách tin”. Thế rồi, thời gian cứ thắm thoát trôi đêm đến người chinh phụ chỉ ngồi đối diện với ánh đèn, nỗi buồn đau cứ dai dẵng trong lòng một mình nàng biết, một mình nàng hay , không biết chia sẻ cùng ai . cho nên nàng cảm thấy trống vắng đến lạnh lung và rơi vào bế tắc

“ Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”

  • Người chinh phụ cảm nhận nhịp bước thời gian dần trôi như tê tái cõi lòng và nàng ngồi thao thức thâu đêm trong căn phòng bốn bề trống vắng chỉ có ánh đèn đối diện với chính nàng mà thôi. Ngọn đèn rực sáng bao lâu là nỗi nhớ, niềm thương luôn tràn ngập trong lòng nàng bấy nhiêu, nàng xem ánh đèn như là người bạn nhưng đèn chỉ là vật vô tri vô giác, và hình ảnh bóng đèn như gợi nỗi buồn người chinh phụ như dài ra, nặng nề hơn. Đến đây, ta có thể cảm nhận được nỗi khao khao khát mãnh liệt của người chinh phụ mong có người đươc san sẻ niềm thương nỗi nhớ.

“ Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương’

Nỗi sầu muộn của người chinh phụ như kéo dài triền miên khi nàng thao thức lắng nghe âm thanh của tiếng gà gáy “ eo óc” chìm vào bóng đêm càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, tĩnh mịch của đêm gần về sáng.Cùng với cây hoè rũ bóng phất phơ phe phẫy gieo vào lòng người chinh phụ một cảm giác cô đơn đáng sợ.

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”.

  • Cảm nhận nỗi sầu muộn của người chinh phụ như dài ra, mênh mông hơn. Một ngày dài như là một năm, từng giờ người chinh phụ nhớ người chinh phu như nhiều hơn và sâu rộng hơn như biển rộng mênh mông

“ Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Người chinh phụ bày tỏ tình cảm nỗi nhớ của mình nhờ ngọn gió mùa xuân gửi đến “non yên” nơi người chồng đang chinh chiến. Tại sao người chinh phụ không bày tỏ trực tiếp mà phải “gửi” phải chăng từ “gửi”nhấn mạnh về khỏang cách địa lí trắc trở đã chia cắt tình cảm của hai người, làm cho nỗi nhớ của người chinh phụ càng mênh mông dạt dào. Nỗi nhớ của người chinh phụ dài vô tận và xa xăm như con đường lên trời, nàng đau khổ và muốn gọi thấu trời cao nhưng trời xanh nào thấu hiểu nên nỗi đau ấy một mình nàng biết , một mình nàng hay và nỗi đau như ăn sâu vào tiềm thức ngày ăn chẳng ngon, đêm ngủ chẳng yên giấc, cứ chợp mắt là không sao ngủ được ,nàng càng nghĩ thì càng lo. Nỗi nhớ như dày vò, vướng vít, trăn trở không sao gỡ được, chỉ có thời gian đằng đẵng và không gian mênh mông mới đo được nỗi nhớ của nàng.

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

*Khát khao hạnh phúc lứa đôi

Nỗi cô đơn như đang bủa vây tâm hồn người chinh phụ cho nên mọi cố gắng của nàng đều không thể xóa được sự chi phối của nỗi nhớ.nàng cố gượng tìm vui quên sầu, nàng cố gượng đốt hương để lòng thanh thản nhưng khi đốt hương thì nàng càng đắm chìm vào nỗi sầu tủi miên man. Nàng cgượng soi gương nhưng đối diện với gương soi nàng không cầm được nước mắt , khi trang điểm dù có xinh đẹp đến đâu cũng chỉ có một mình nàng thấy ,không có ai ngắm và cũng chẳng có ý nghĩa gì . Nàng cố gượng gảy đàn nhưng nàng lo sợ dây đàn bị đứt, bị chùng như báo hiệu điềm gỡ không lành, càng lo nghĩ người chinh phụ càng sợ, càng buồn và lo lắng cho người chồng nơi chinh chiến. Điều này, càng minh chứng hơn cho sự khao khát hạnh phúc lứa đôi ở người chinh phụ nói riêng và người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến

“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Hương gượng soi lệ lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngán đàn,

Dây uyên kinh đứt phiếm loan ngại chùng.”

Nỗi cô đơn lẻ bóng, sự sầu muộn, nỗi nhớ nhung của người chinh phụ càng bật nổi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong văn học trung đại đó là sự thuỷ chung trong tình yêu, khát khao hạnh phúc lứa đôi. Đoạn trích đã đề cao khao hạnh phúc lứa đôi và tố cáo chiến tranh phi nghĩa

Kiều là cô gái thông minh sắc sảo trong lời thuyết phục em nối duyên cùng Kim Trọng

  • Nguyễn Du rất khéo léo sử dụng ngôn ngữ sắc sảo trong lời nói của Kiều là dùng từ “cậy”chứ không phải là “nhờ”, “Chịu” chứ không phải là “nhận” mang tính biểu đạt rất cao Thuý Kiều rất tin tưởng Thuý Vân và đặt mọi niềm tin Vân sẽ làm được nên Vân không thể từ chối. Hơn nữa, Kiều còn khéo cư xử trong hành động đó là bảo em mình lên ghế ngồi trước và kiều quỳ lạy van lơn em chấp nhận rồi mới thưa chuyện sau. Có thế nói, Kiều rất thông minh khéo léo đặt Thuý Vân vào tình huống khó xử, không thể từ chối Hành động ấy còn hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm của Kiều đối với Vân nên nàng mới có cử chỉ khác thường mà tạo không khí trang nghiêm cho buổi trao duyên.

“…cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

-- Kiều đã khéo nói nhưng chưa đủ để thuyết phục em nên Kiều tiếp tục dùng lời lẽ đầy sức thuyết phục em, nàng lý giải tuổi xuân của em còn dài và nhiều mơ mộng và hy vọng hơn chị.Nhưng Vân chưa thể chấp nhận thì Kiều liền thuyết phục em bằng tình thâm huyết thống máu mủ để ràng buộc Vân phải chấp nhận, và nàng còn nhắc lại lời thề giữa Kim Trọng và Kiều hết sức thiêng liêng và sâu đậm khi nghĩ đến càng bất an trong lòng

“ Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây”

Kiều là một người con hiếu thảo

  • Vì hoàn cảnh gia đình gặp cảnh tai ươn giá hoạ Kiều buộc phải bán mình để cứu cha và em nên Kiều nhờ Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng. Tình cảm sâu nặng giữa Kim - Kiều không gì có thể thay đổi được nhưng đứng trước sự khó khăn Kiều đã hy sinh tình yêu mà làm tròn đạo hiếu.

“ Sự đâu song gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

  • Từ cách lựa chọn của Kiều càng làm bật nổi vẻ đẹp của người phụ nữ lấy hiếu đạo làm đầu

“ Để lời thệ ước minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sinh thành”

Kiều là một người phụ nữ giàu đức hy sinh

  • Kiều rất đau khổ và có sự giằng xé nội tâm dữ dôi khi trao kỷ vật cho em , Kiều rất đau khổ chỉ một mình mình biết, một mình mình hay,nàng cố nén đau thương ôm trọn riêng mình và không muốn cho người mình yêu thêm đau khổ lúc này Kim Trọng đang ở quê chịu tang chú

“ Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung”

  • Khi yêu nhau để tạo niềm tin cho nhau các cặp đôi thường là trao kỷ vật cho nhau và thề nguyền ước nguyện luôn sống chết bên nhau. Kiều cũng vậy, nên sau khi thuyết phục được em Kiều trao kỷ vật cho em gồm chiếc vòng, bức thư ghi lời đính ước của hai người . Nhưng mà, khi trao kỷ vật cho em trong lời nói của Kiều có sự mâu thuẫn quyết liệt giữa lí trí và tình cảm, lí trí thì thông thái là Kiều muốn trao duyên cho em nhưng về phía tình cảm thì kiều rất ít kỉ Kiều muốn níu kéo tình cảm khi nhìn thấy kỉ vật của Kim Trọng cũng như thấy người mình yêu .
  • Kiều chọn hiếu hy sinh tình yêu nên Kiều ôm đau khổ một mình, cõi lòng tan nát. Tình yêu giữ nàng với Kim Trọng rất sâu đậm nên khi trao kỷ vật cho Vân cũng có nghĩa là Kiều nhướng Kim Trọng cho người khác, Kiều rất đau khổ và gọi Kim Trọng là “ tình quân”, tức có nghĩa là Kiều xem Kim Trọng là chồng của mình rồi dầu chưa có mai mối hay cưới sinh gì hết. Kiều tự quyết định cuộc đời mình và tự nhận mình là kẻ phụ tình và cảm thất có lỗi nên Kiều rất đau khổ tự hành lễ quỳ tạ lỗi cùng Kim Trọng

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

  • Kiều cảm thấy có lỗi với Kim Trọng nên nỗi đau như quặn thắt cả cõi lòng không ai có thể thấu hiểu nên nàng đã thốt lên tiếng kêu xé lòng

“ Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »

Thông qua đoạn trích ta thấy được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh , nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh quên mình vì hạnh phúc của người thân.

                                                                       Nguyễn Thị Hồng Châu