Làm thế nào để trở thành người dùng trực tuyến có trách nhiệm

Việt Nam có dân số xấp xỉ 95 triệu người, trong đó, tỷ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Việt Nam cũng là nước có số lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 trên thế giới, với 58 triệu người dùng.

Tỷ lệ những người trẻ nằm trong độ tuổi 15-34 đang sử dụng mạng xã hội này chiếm tới 71%. Những con số cho thấy, các trào lưu, các làn sóng, các xu hướng văn hóa mạng đều chủ yếu do những người trẻ tuổi tạo ra vì họ chiếm một lực lượng đông đảo. 

Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ sử dụng mạng xã hội vào những mục đích hữu ích như kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin, bổ sung kiến thức, tham gia các dự án giúp đỡ cộng đồng thì vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người trẻ sử dụng mạng theo cách vô bổ, bộc lộ một thứ văn hóa rất đáng lo ngại.

Những hiện tượng mạng như Lệ Rơi, Bà Tưng, Khá Bảnh hay Bà Tân Vlog chính là những từ khóa nóng nhất trên các công cụ tìm kiếm, trên các diễn đàn, và cả trên truyền thông, báo chí thời gian qua. Chúng ta đã nói nhiều về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, nhà cung cấp nền tảng mạng trong việc hạn chế, tháo dỡ kịp thời những thông tin có nội dung độc hại, có ảnh hưởng xấu đến nhận thức của người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử [Bộ Thông tin - Truyền thông] trong hai năm qua, Google đã tích cực hợp tác và gỡ bỏ gần 8.000 clip xấu độc theo yêu cầu,  tỷ lệ đáp ứng của Google trong 6 tháng đầu năm 2019 lên đến 95%. Tuy nhiên, Bộ Thông tin - Truyền thông cũng cho hay, hiện vẫn đang còn tới 55.000 video độc hại được phát hiện trên kênh YouTube đang tiếp tục yêu cầu phía Google xử lý. 

Luật An ninh mạng ra đời và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi của người tham gia mạng xã hội, cùng với sự vào cuộc quyết liệt, sát sao của Bộ Thông tin - Truyền thông, là những nhân tố giúp cho môi trường mạng từng bước được làm sạch, nhiều thông tin lệch lạc được ngăn chặn nhanh hơn, kịp thời hơn.

Nhưng mọi giải pháp của cơ quan hữu quan vẫn luôn là yếu tố khách quan và khó có thể triệt để nếu chúng ta không đề cập đến vai trò chủ quan của những người tham gia trực tiếp trên mạng xã hội. Họ là những người hàng ngày tiếp cận mọi thông tin từ khắp các ngả trong thế giới ảo, những người sẽ nhấn nút theo dõi vào các kênh thông tin, “like” hay không “like” các thông tin đó thông qua bộ lọc của chính mình.

 

Giới trẻ là đối tượng tham gia mạng xã hội nhiều nhất.

Trong mọi không gian của đời sống, chiếm đại đa số và có khả năng tạo ra các trào lưu, xu hướng luôn là giới trẻ. Trên không gian mạng, nếu người trẻ nhận thức được vai trò của mình một cách đúng đắn, like và share có trách nhiệm, có suy nghĩ, có chính kiến thì chắc chắn những thông tin hay clip độc hại, vô bổ, thiếu thẩm mỹ sẽ không còn nhiều đất để tồn tại. 

Tuy nhiên thực tế diễn ra đang có những điều không thể không lo ngại. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang sử dụng thời gian trên mạng xã hội cho việc cổ vũ những thứ gọi là “văn hóa quẩy”, “văn hóa giang hồ”, “văn hóa tả pí lù”. Chính sự dễ dãi của họ đã tạo ra làn sóng tôn vinh, hâm mộ những Lệ Rơi, Bà Tưng mấy năm trước và gần đây là Khá Bảnh..., tạo cơ hội cho những người này dẫn đầu xu hướng nghe, xem cũng như kiếm tiền trên các nền tảng kỹ thuật số. 

Kênh youtube của Khá Bảnh trước khi bị gỡ có tới hơn 2 triệu người theo dõi, hay hiện nay Bà Tân Vlog đang đứng đầu hệ thống các kênh youtube Việt đang là những ví dụ khiến cho không chỉ giới làm nội dung youtube mà cả xã hội phải suy nghĩ, đặt dấu hỏi: Vì sao giới trẻ lại cổ xúy cho những thông tin kiểu đó, những nhân vật kiểu đó?

Trong không ít diễn đàn mở trên mạng, cắt nghĩa về việc like hay share và theo dõi các hiện tượng mạng kiểu như Khá Bảnh, Lệ Rơi, Bà Tưng, Bà Tân Vlog, không ít bạn trẻ chung quan điểm họ chỉ xem những kênh đó vì tò mò, giải trí, “xem cho vui thôi chẳng có gì phải lo lắng cả”. 

Đành rằng sự nổi loạn của một vài nhân vật “giang hồ online” như Khá Bảnh, hay những món ăn siêu khổng lồ được chế biến trong điều kiện không mấy an toàn vệ sinh thực phẩm của bà nông dân Nguyễn Thị Tân, giọng hát “không thể dở hơn” của Lệ Rơi... có thể đánh trúng tâm lý tò mò của giới trẻ, nhưng nếu không có điểm dừng, nó sẽ trở thành một nét văn hóa mới trong đời sống của giới trẻ. 

Chỉ có điều đó là thứ văn hóa không mang lại giá trị bổ ích, không truyền tải thông điệp tích cực trong nhận thức của người trẻ. Tạo ra một thần tượng xấu xí, đó là tất cả những gì nó có thể. Và như thế, ai có thể đảm bảo rằng, mầm mống của bạo lực học đường, cư xử thiếu chuẩn mực, hành vi lệch lạc...và những sự suy đồi đạo đức khác trong một bộ phận giới trẻ hiện nay không bắt đầu từ việc hâm mộ những thần tượng như vậy?

 

Kênh youtube của Khá Bảnh đã bị xóa sổ, nhưng hình ảnh hâm mộ Khá bảnh như thế này khiến nhiều người băn khoăn về thẩm mỹ của giới trẻ hiện nay.

Những hệ lụy nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra, làm hỏng nhận thức của giới trẻ, nhất là khi tỷ lệ người tham gia mạng xã hội không ngừng được trẻ hóa. Theo số liệu mới nhất của facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ mạng xã hội tăng nhanh nhất thế giới. Thế hệ Y [những người sinh trong khoảng thời gian từ 1980-2000] chính là nhóm người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn so với các nhóm khác. Họ cũng chính là nhóm người rất thích theo dõi các video trên các nền tảng mạng. 92% số người ở độ tuổi 18-34 có nhu cầu xem các video trên các nền tảng như youtube, facebook hàng ngày. 

Như vậy, mọi tác động từ các nguồn thông tin dù là tiêu cực hay tích cực trên mạng có ảnh hưởng mạnh nhất đến giới trẻ, những người chủ thực sự của tương lai đất nước. Khi mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ, thì vấn đề chọn lựa thông tin một cách có trách nhiệm của họ đã trở thành một vấn đề có thể thay đổi cuộc sống, không chỉ của riêng họ, mà của cả cộng đồng.

Mạng xã hội sẽ là phương tiện vô cùng hữu ích nếu mỗi người trong chúng ta biết cách sử dụng mạng xã hội cho những mục đích tốt đẹp. Tính tương tác và lan tỏa của mạng xã hội có thể giúp tạo ra những điều kỳ diệu để mọi người có thể đến gần nhau, chia sẻ những rủi ro, kết nối những tấm lòng, nỗ lực tạo ra những thay đổi lớn lao về môi trường sống, bảo vệ chủ quyền quốc gia... 

Vai trò của người trẻ trên mạng xã hội đang được nhiều quốc gia nhấn mạnh để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan đến phát triển và bảo vệ đất nước. Tiếc thay, rất nhiều người trẻ sử dụng mạng xã hội hiện nay lại đang có một thái độ thờ ơ vô cảm với những vấn đề quan trọng của đất nước, chẳng hạn như vấn đề chủ quyền biển đảo, vấn đề môi trường… Họ sử dụng mạng xã hội để “khoe” quần áo đẹp, tán gẫu, mua sắm, theo dõi những kênh online có nội dung nhảm nhí theo trào lưu.

 

Nhiều người trẻ tuổi sẵn sàng bỏ thời gian theo dõi, hâm mộ những nhân vật như Khá Bảnh, Bà Tân Vlog, nhưng lại rất thờ ơ với các vấn đề liên quan đến các vấn đề thời sự của đất nước [ảnh chỉ mang tính minh họa].

Intenet luôn chứa đầy ắp thông tin trong đó có cả thông tin thật và thông tin giả, thông tin có ích và thông tin độc hại. Việc chọn lựa thông tin cũng giống như chọn thực phẩm để ăn, chọn sách để đọc, người sử dụng mạng phải có một bộ lọc tốt. Bộ lọc tốt phải bắt nguồn từ kiến thức và sự hiểu biết, từ văn hóa nền tảng cá nhân của mỗi người. Với người trẻ, khả năng chọn lọc thông tin còn nhiều hạn chế, bởi vậy họ luôn cần đến vai trò giáo dục, định hướng của gia đình và nhà trường. 

Theo đó, để giúp cho người trẻ vững vàng về bản lĩnh, chọn lựa nghe gì xem gì, cất tiếng nói phù hợp, có ích trên mạng xã hội, các bậc phụ huynh cần dành thời gian chỉ bảo cho con em mình những kỹ năng ứng xử cần thiết trên mạng xã hội. Nhà trường cần thường xuyên có những giờ sinh hoạt ngoại khóa, mời các chuyên gia nói chuyện với các bạn trẻ về cách chọn lựa thông tin, kiến thức bổ ích trên mạng xã hội. 

Những hoạt động đó sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của người trẻ trong môi trường mạng, giúp họ biết “like” và “share” những gì thực sự bổ ích cho mình và có tác động tích cực tới cộng đồng, để họ ngừng tôn vinh những nhân vật kiểu như Khá Bảnh, Lệ Rơi. 

Đã bao giờ bạn thắc mắc, trách nhiệm là gì? Tại sao chúng ta cần sống có trách nhiệm và làm thế nào để rèn luyện bản thân trở thành một người có trách nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Tinh thần trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm đề cập đến nghĩa vụ có quyền hoặc quyền kiểm soát đối với một điều gì đó hoặc một người nào đó. Nếu bạn chịu trách nhiệm về một điều gì đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của những gì xảy ra từ nó, vì đây là nhiệm vụ của bạn.

Đối với hệ thống quản lý chất lượng, điều quan trọng là bạn phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Điều này sẽ cho thấy rằng bạn nghiêm túc với công việc hiện tại, đồng thời thể hiện tính chính trực và quyền sở hữu.

Hầu hết các tổ chức đều có những trách nhiệm gắn liền, cho dù những trách nhiệm này liên quan đến nhân viên, khách hàng hay xã hội của họ nói chung.

Việc chịu trách nhiệm cho mọi việc là điều khó tránh khỏi, và tổ chức của bạn càng sở hữu trách nhiệm này thì họ càng có lợi. Đặc biệt, các tổ chức có trách nhiệm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên tại nơi làm việc. Nếu doanh nghiệp bỏ qua trách nhiệm này vì bất kỳ lý do nào, họ có thể gặp nhiều khó khăn sau này.

Lý do khiến chúng ta cần có trách nhiệm là gì?

Bạn sẽ có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt và lâu dài với những người khác

Bạn muốn bạn bè và thành viên trong gia đình tin tưởng bạn? Chịu trách nhiệm về hành động của mình và bạn sẽ có thể gặt hái được những lợi ích từ mối quan hệ hợp tác bền chặt và lâu dài với những người khác.

Hãy nhớ rằng, không ai là hoàn hảo và bạn có thể sẽ mắc sai lầm ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Nhưng những người chịu trách nhiệm về sai lầm của mình và chịu trách nhiệm về hành động hàng ngày của họ có thể nuôi dưỡng lòng tin với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Và cuối cùng, sự tin tưởng này có thể là nền tảng cho các mối quan hệ bổ ích với những người khác.

Bạn sẽ có thể thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác

Trách nhiệm và sự đồng cảm thường đi đôi với nhau, và có lẽ dễ hiểu tại sao. Một cá nhân có trách nhiệm quan tâm đến người khác và sẽ làm những gì cần thiết để hỗ trợ bạn bè và thành viên gia đình của mình; Một cách tương đối, một cá nhân đồng cảm có thể đứng ở vị trí của người khác để hiểu rõ hơn quan điểm của họ và hành động theo đó.

Là một người có trách nhiệm, bạn có thể là bờ vai đáng tin cậy để bạn bè và người thân trong gia đình dựa vào những lúc cần thiết. Do đó, bạn sẽ sở hữu lòng trắc ẩn và sự đồng cảm cần thiết để đặt người khác lên trên bản thân mình và hỗ trợ bạn bè và các thành viên trong gia đình khi họ cần giúp đỡ.

Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc đổ lỗi cho người khác

Cuộc sống đôi khi có vẻ không công bằng, nhưng là một cá nhân có trách nhiệm, bạn sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về những vấn đề nảy sinh.

Không ai từng nói con đường thành công sẽ dễ dàng. Và trong khi con đường này chứa đầy những thách thức và cạm bẫy khác nhau, một cá nhân có trách nhiệm sẽ biết cách đi đúng hướng mà không đổ lỗi cho người khác.

Khi nói đến việc đổ lỗi, không ai thắng bao giờ. Nhưng những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về các vấn đề, thay vào đó, họ sẽ tập trung vào việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề này.

Bạn có thể nhận ra khi hoàn cảnh vượt quá tầm kiểm soát của bạn

Chúng ta chỉ là con người và có những lúc hoàn cảnh vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Một người có trách nhiệm nhận ra điều này và chỉ cố gắng kiểm soát những gì họ có thể làm hàng ngày.

Thế giới có thể căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt là đối với những người cố gắng quản lý hoàn cảnh mà họ đơn giản là không thể kiểm soát. Mặt khác, những người có trách nhiệm thường giữ bình tĩnh, điềm tĩnh và thu mình trong ngay cả những tình huống căng thẳng nhất, vì họ hiểu cần phải kiểm soát những gì họ có thể mọi lúc.

Bạn có thể khám phá những cách tốt nhất để đa nhiệm

Trách nhiệm và sự trì hoãn là hai thái cực trái ngược. Hơn nữa, những người có trách nhiệm thường thiết lập lịch trình, đặt mức độ ưu tiên và tạo mục tiêu để đảm bảo họ có thể khám phá ra những cách tốt nhất để hoàn thành công việc ngày này qua ngày khác.

Checklist cực kỳ phổ biến đối với những người muốn trở nên có trách nhiệm hơn. Chúng có thể giúp mọi người đi đúng hướng dễ dàng hơn. Ngoài ra, bất cứ khi nào một mục trong danh sách được hoàn thành, bạn có thể cảm thấy mình cp1 cảm giác hài lòng khi đánh dấu hoặc gạch bỏ một nhiệm vụ đã hoàn thành.

Bạn sẽ có thể trở thành một nhà lãnh đạo mà những người khác có thể tin tưởng

Trách nhiệm là một đặc ân, không phải là một quyền lợi. Kết quả là, trách nhiệm là một đặc điểm chung được tìm thấy ở các nhà lãnh đạo, vì những cá nhân này thường suy nghĩ trước khi hành động và tập trung vào những điều tốt đẹp hơn một cách nhất quán.

Ngoài ra, những người có trách nhiệm cố gắng giữ mọi thứ đơn giản và duy trì mối quan hệ tốt với những người khác. Từ việc đến đúng giờ hẹn đến việc ở lại muộn để đảm bảo công việc hoàn thành xuất sắc, những cá nhân có trách nhiệm thường được tin tưởng để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào trong khả năng của họ.

Các kiểu trách nhiệm

Trách nhiệm đối với bản thân mình

Đầu tiên chúng ta phải sống có trách nhiệm với bản thân mình. Khi chịu trách nhiệm được cho bản thân mình rồi mới mong có thể đóng góp trách nhiệm cho gia đình hay xã hội. Việc chịu trách nhiệm với bản thân thể hiện ở những vấn đề nhỏ nhất như trách nhiệm về sức khỏe, lời nói, hành động hay kết quả trong học tập và công việc mà bản thân ta đạt được. Ví dụ như mùa đông chúng ta phải biết giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh. Phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh. Một khi đã hứa thì phải thực hiện lời hứa của mình. Một khi đã được giao nhiệm vụ gì đều cố gắng hết sức để hoàn thành công việc.  

Trách nhiệm đối với gia đình

Là việc làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của người con, cháu trong gia đình. Trách nhiệm thể hiện từ những điều nhỏ nhặt nhất như việc giữ gìn nhà cửa gọn gàng, giúp đỡ bố mẹ, ông bà trong các công việc nhà. Cố gắng không làm phiền lòng những người thân trong gia đình.  

Trách nhiệm đối với xã hội

Là việc cố gắng trở thành một công dân tốt, trau dồi đạo đức, trí tuệ, kỹ năng. Giúp ích cho mọi người, cho xã hội, đất nước, tự nhiên. Sống có trách nhiệm làm cho cuộc sống của chúng ta có mục đích, có ý nghĩa, và hạnh phúc hơn. 

Biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm là gì?

Thường xuyên lập kế hoạch 

Người có trách nhiệm lập kế hoạch cho các dự định của mình để đảm bảo sao cho dự định có khả năng thực hiện tốt nhất có thể. Ngoài ra việc lập kế hoạch giúp bạn dự liệu được các tình huống sẽ xảy nhằm đưa ra các giải pháp giải quyết để tránh bị động. 

Nói là làm, dám thừa nhận sai lầm

Những người có trách nhiệm thường có trách nhiệm với chính lời nói của mình. Lời nói của họ đi đôi với hành động. Họ là người dám nghĩ, dám nói, dám làm. Kể cả khi chính bản thân họ phạm phải sai lầm họ đều thừa nhận thẳng thắn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Họ không vì cái tôi, xấu hổ mà đổ lỗi cho người khác. Họ hiểu rằng để chịu trách nhiệm được với những gì mình muốn thì cần phải nỗ lực không ngừng chứ không chỉ nói mồm là xong. 

Biết cách tập trung vào việc cần làm

Người có trách nhiệm không bị xao lãng hoặc biết cách kiểm soát mình trước các cám dỗ để hoàn thành công việc cho kịp thời hạn, tiến độ. Do đó hiệu suất làm việc của người có trách nhiệm thường cao hơn những người còn lại. 

Tôn trọng người khác, không oán giận, than thở

Tôn trọng người khác và công sức của họ cũng thể hiện bạn là người có trách nhiệm trong việc ghi nhận đánh giá người khác. Dù cuộc sống có chuyện gì xảy ra cũng không oán giận, than thở hay trách móc ai. Mà biết chịu trách nhiệm cố gắng với bản thân mình. 

Luôn đúng giờ

Vai trò của đúng giờ đối với trách nhiệm là gì? Một người có trách nhiệm sẽ luôn đúng giờ. Sự đáng tin cậy và việc chứng minh rằng bạn không muốn lãng phí thời gian của người khác cũng khiến bạn tỏ ra đáng tin cậy. Đó là một đặc điểm sẽ kết hợp tuyệt vời với trách nhiệm mới của bạn.

Họ báo trước nếu kế hoạch có thay đổi

Có thể bạn đã chứng kiến ​​một số người kém trách nhiệm, đợi đến giây phút cuối cùng để thông báo về các thay đổi. Mặc dù nguyên nhân là vì họ không muốn làm tổn thương tình cảm của bạn hoặc họ không biết phải làm gì, nhưng cách tốt nhất và có trách nhiệm nhất để xử lý tình huống như vậy là trung thực. Nếu bạn đang ở tình huống giống họ và không thể hoặc không muốn gặp gỡ bạn bè, hãy nói rõ với họ trước để họ không phải chờ đợi. Họ sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị trước.

Họ kiểm soát tốt cảm xúc

Những người có trách nhiệm luôn giữ bình tĩnh và không để sự tức giận hay ghen tị vượt khỏi tầm tay. Đó là bởi vì họ biết rằng những cảm xúc tiêu cực có thể nhanh chóng khiến tình huống [suy nghĩ về cuộc họp công việc, gặp gỡ nhau…] theo cách không hiệu quả hoặc vui vẻ.

Họ luôn nhất quán

Bạn mong muốn nhận được sự tin tưởng của mọi người nếu bạn đi làm muộn, hoàn thành dự án quá thời hạn, hủy kế hoạch vào phút trước hoặc quên tham gia các cuộc họp. Điều này rõ ràng là trái ngược với tính nhất quán, đó là một điều khác mà bạn cần được coi là có trách nhiệm. Vì vậy, hãy tạo cho mình một thói quen và tuân thủ nó.

Họ hiểu muốn có được sự tin cậy phải mất thời gian

Hãy nhớ lại khi bạn còn là một đứa trẻ. Bố mẹ bạn sẽ không để bạn ở nhà một mình theo ý thích. Họ đợi cho đến khi bạn có thể tự chăm sóc bản thân trong vài phút. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, họ sẽ rời bỏ bạn trong một khoảng thời gian dài hơn… Điều tương tự cũng xảy ra đối với tuổi trưởng thành. Những người có trách nhiệm kiếm được sự tôn trọng đó thông qua việc chứng tỏ bản thân và họ luôn có ý chí làm việc vì điều đó.

Cách rèn luyện bản thân thành người có trách nhiệm là gì?

Quản lý bản thân

Học cách quản lý bản thân và những thứ gắn liền với bản thân như tài chính, cảm xúc, suy nghĩ, kỹ năng sẽ giúp bạn trở thành người có kỷ luật và chịu trách nhiệm được với mọi quyết định mà bản thân đưa ra.

Tăng cường học tập 

Trau dồi kiến thức để bản thân trở thành người có hiểu biết rộng kỹ năng tốt sẽ giúp chúng ta giải quyết được những khó khăn xảy đến trong cuộc sống mà không dẫn đến các hành vi xấu xa hay gây hại đến người khác. 

Tránh trì hoãn

Theo định nghĩa trách nhiệm là gì, người có trách nhiệm sẽ không bao giờ muốn trì hoãn công việc, luôn luôn mong muốn hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu càng sớm càng tốt. Chẳng hạn như nếu bạn có bài kiểm tra vào đầu tuần sau, hãy cố gắng ôn tập kiến thức từ vài tuần trước, đừng để ngày mai thi, đêm nay thức trọn cả đêm để ôn tập. Hãy lập ra kế hoạch học tập cụ thể, đừng bao giờ trì hoãn chúng.

Nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Ai nói ít hơn thì người đó sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. Hãy là một người biết lắng nghe. Đó là dấu hiệu của sự trưởng thành và trách nhiệm.

Khi lắng nghe đúng cách, bạn sẽ hiểu mọi thứ với cách tiếp cận tốt nhất. Hãy là một người đóng góp mà không phải là một diễn giả.

Tôn trọng quan điểm của người khác

Mỗi người đều có quan điểm khác nhau về cuộc sống. Vì vậy, tôn trọng quan điểm của người khác là một dấu hiệu của trách nhiệm và sự trưởng thành. Ngay cả khi bạn không đồng ý với quan điểm của ai đó, hãy tôn trọng họ.

Biết chấp nhận

Loại bỏ điều gì đó khiến bạn bận tâm hoặc suy nghĩ tiêu cực không có nghĩa là mọi thứ đã kết thúc. Hãy học cách chấp nhận chúng một cách nhất quán.

Vì vậy, nếu bạn muốn hạnh phúc hơn, hãy xác định những thứ bạn không có và hạnh phúc khi bạn có.

Hãy tích cực

Nếu bạn suy nghĩ tích cực, nó sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn khi đối mặt với mọi tình huống hiện tại.

Tự tin và trưởng thành đi qua cùng một đường; nếu bạn mang theo những cảm giác tiêu cực đó, sự vô trách nhiệm sẽ đến. Vì lý do này, hãy đủ trách nhiệm để nghĩ rằng mọi thứ đều có chức năng.

Hãy linh hoạt

Có nhiều thứ mà bạn không muốn người khác nhìn thấy, hãy suy nghĩ thoáng ra.

Người linh hoạt thừa nhận sai và luôn mở lòng khi bày tỏ ý kiến.

Hãy tự tin

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của bạn. Hãy yêu bản thân và thử giải quyết các vấn đề mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Đừng bao giờ nghĩ người khác sẽ làm điều gì đó cho bạn. Phương pháp tốt nhất để phát triển lòng tự tin là giải quyết vấn đề mà bạn sợ hãi.

Biết hi sinh

Thêm một dấu hiệu của sự trưởng thành là bạn hy sinh vì người khác mà không do dự vào thời điểm nào. Đừng ưu tiên nhất cho vùng an toàn của bạn và hy sinh hết mức có thể. Đừng hối tiếc vì bất cứ điều gì, nhưng hãy nuôi hy vọng.

Trên đây là những chia sẻ về trách nhiệm là gì cũng như làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc tham khảo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn sớm rèn luyện thành công tinh thần trách nhiệm nhé!

Hà Phương

Video liên quan

Chủ Đề