Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay là

18/06/2021 830

A. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới

B. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài

C. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đáp án chính xác

Đáp án D

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước.[SGK/82 Địa lí 12]

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hai tỉnh có điện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

Xem đáp án » 18/06/2021 7,975

Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ

Xem đáp án » 18/06/2021 5,894

Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 18/06/2021 4,456

Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta:

Xem đáp án » 18/06/2021 2,334

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết quốc gia nào trong các quốc gia sau đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam [năm 2007]?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,071

Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,859

Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đông Anh - Thái Nguyên là:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,606

Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng là:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,281

Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,024

Theo quy hoạch, ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng [%]:

Xem đáp án » 18/06/2021 953

Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới [chè, trâu, sở, hồi...] là đặc điểm của vùng:

Xem đáp án » 18/06/2021 949

Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có:

Xem đáp án » 18/06/2021 911

Gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian

Xem đáp án » 18/06/2021 731

Ý nào sau đây không phải là một đặc điểm của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Xem đáp án » 18/06/2021 723

Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta?

Xem đáp án » 18/06/2021 695

Hướng dẫn Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay?”đầy đủ, chi tiết nhất cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta là tài liệu học tập môn Địa lí 12 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay?

- Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH:

+ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư

+ Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm

– Trong nội bộ các ngành cũng chuyển dịch

+ Nông – lâm – ngư: giảm nông nghiệp, tăng ngư nghiệp. Trong nông nghiệp: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.

+ Công nghiệp: CN chế biến tăng, CN khai thác giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng không cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường

+ Dịch vụ: nhiều loại dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…

- Sự chuyển dịch như trên để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và để hòa nhập với thế giới.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể chia thành các nhóm:

+ Nhóm 1, các nhân tố địa lý - tự nhiên như: Khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, nguồn năng lượng. Đây là nguồn tư liệu sản xuất và tiêu dùng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý chính trị - kinh tế đặc biệt với nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thích hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Nhóm 2, nhân tố kinh tế - xã hội bên trong đất nước như: Quan hệ sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cung - cầu thị trường, trình độ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang được các quốc gia trên thế giới đánh giá có nguồn nhân lực tốt,thích hợp.

+ Nhóm 3, nhân tố bên ngoài đất nước như: Quan hệ kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế. Với những thế mạnh của Việt Nam, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế lựa chọn đưa vào danh sách đối tác quan trọng khi cân nhắc các quyết định đầu tư.

2. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tiềm lực tăng trưởng của đất nước, địa phương, trên cơ sở đấy tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phân bổ lại các nguồn lực từ các khu vực có năng suất cao hơn.

- Tạo ra năng lực sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đa dạng hóa về chủng loại chiều lòng mong muốn nội địa và xuất khẩu.

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, tăng cường mức sống cho người lao động.

- Đóng góp vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – tối tân hóa, tăng cường khả năng áp dụng khoa học và công nghệ, giúp đỡ ứng dụng các phương thức quản lí mới nhất, hiện đại.

3. Những hạn chế, bất cập của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch CCKT còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước.

- Mới đây, tháng 9-2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm qua [2006-2008] và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã được Đại hội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo, mặc dù đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chậm so với mục tiêu kế hoạch; trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trong vài ba năm tới, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Có cảnh báo đó là vì, theo ước tính, đến hết năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn 20,6 - 20,7%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải giảm còn 15-16%; giá trị công nghiệp năm 2008 mới đạt 40,6 - 40,7% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải đạt 43 - 44%; tỷ trọng thương mại - dịch vụ năm 2008 ước tính có thể đạt 38,7 - 38,8% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 40 - 41%.

Video liên quan

Chủ Đề