Hướng dẫn backup dữ liệu website wordpress Informational

Backup (sao lưu) dữ liệu của website là việc làm cần thiết để bảo toàn dữ liệu khi website gặp sự cố hoặc đơn giản là khi muốn lựa chọn sử dụng một host khác.

Backup dữ liệu trên WordPress nghĩa là bạn sẽ sao lưu tất cả các tệp tin và thư mục liên quan đến mã nguồn website WordPress, rồi lưu trữ ở một nơi an toàn hơn. Trong trường hợp mất hết các dữ liệu, bạn có thể sử dụng những tệp tin và thư mục liên quan đã được sao lưu trước đó để khôi phục dữ liệu.

Sau đây là hướng dẫn sao lưu dịch vụ WordPress Hosting tại Z.com:

  • Đăng nhập vào tài khoản của bạn tại Z.com và chọn tab WordPress Server.
  • Trong WordPress Server List, chọn nametag mà bạn muốn sao lưu, click vào backup, sau đó lựa chọn Auto-backup, bạn sẽ nhìn thấy 1 danh sách các thư mục theo ngày, bạn click để chọn ‘Create a zip file’ vào tệp mà bạn muốn sao lưu.
  • Trong lúc chờ đợi têp tin được tải về, hãy truy cập vào Live Area trong phần Backup. Click để chọn nút Backup màu đỏ, bạn sẽ nhìn thấy tệp tin mà bạn vừa lựa chọn sao lưu, bạn có thể đổi tên cho tệp tin nén đang được tải về về máy tính.
  • Để ý bên dưới Live Area có SFTP Account. Copy Server Name, mở chương trình WinSCP, ở mục New Site, dán Server Name vào Host name. Làm tương tự như với Port Number, Username và Password.
  • Sau khi đăng nhập được vào WinSCP, bạn sẽ được kết nối với host và nhìn thấy file zip mà bạn đã sao lưu về ở trong mục System. Sau đó hãy download tệp tin về, bạn sẽ tìm thấy têp tin ở Saved Data Location đã được note lại trên website phần Auto-backup.

Các bạn có thể xem hướng dẫn bằng video tại đây:

Việc backup sao lưu cơ sở dữ liệu là rất quan trọng đối với một website WordPress, vì nếu trong quá trình chúng ta thiết kế website hoặc cài theme, plugin gây lỗi cho cơ sở dữ liệu hoặc bị virus phá hoại sẽ rất nghiệm trọng, có thể lỗi dữ liệu và không thể lấy lại được cũng như không thể đăng nhập admin website.

Vì vậy ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bước để sao lưu cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng, giúp cho bạn thao tác nhanh hơn là chờ việc backup dữ liệu từ hosting. Ở hosting sử dụng Cpanel thì có backup tự động rồi nhưng có lúc chúng ta cần phải backup vì hệ thống có khi chỉ có dữ liệu backup vài ngày trước nên chúng ta cũng có thể hay mất dữ liệu những ngày đã thao tác. Cách làm này đó là Export xuất dữ liệu thủ công, chúng ta có thể export dữ liệu ra lúc nào mà chúng ra muốn, rồi import dữ liệu lên lại một cách dễ dàng, vì vậy mỗi khi khách hàng mua theme, plugin để cài mình thường nhắn hãy nên backup 1 bản dự phòng để sau có lỗi gì thì còn backup lại bản cũ.

Ở hosting Cpanel khi bấm lệnh backup thì hệ thống sẽ backup toàn bộ cho bạn luôn mà rất lâu 30 phút đến 1 tiếng, tùy theo web bạn có chứa nhiều nặng hay không.

Còn backup theo cách thủ công thì vào làm như sau:

Hướng dẫn Backup Cơ sở dữ liệu WordPress

Bước 1: Đầu tiên các bạn vào Phpmyadmin, hosting nào cũng có phpmyadmin bạn cứ tìm chỗ đó rồi bấm vào nhé ở đây mình hướng dẫn trên Cpanel.

Hướng dẫn backup dữ liệu website wordpress	Informational

Bước 2: Hãy mở file wp-config.php xem bảng cơ sở dữ liệu của website cần backup tên gì, sau đó bạn ấn vào bảng cơ sở dữ liệu, ấn Export, rồi ấn Export tiếp, cơ sở dữ liệu có dạng têncsdl.sql bạn lưu về máy, vậy là xong.

Hướng dẫn backup dữ liệu website wordpress	Informational

Vậy là xong rồi đó bạn.

Tiếp theo là hướng dẫn backup source code nhé.

Hướng dẫn Backup Source WordPress

Bước 1: Ấn vào File Manager

Hướng dẫn backup dữ liệu website wordpress	Informational

Việc tìm giải pháp tự động sao lưu dữ liệu WordPress định kỳ giúp cho ta bảo toàn tốt dữ liệu trong trường hợp web bị hacker tấn công. Và việc bạn sử dụng web với mã nguồn WordPress là không thể thiếu giải pháp này.

Trong bài viết này, Pavietnam giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách thiết lập website dự động backup dữ liệu định kỳ.

BackWPup là plugin sao lưu dữ liệu miễn phí tự động backup dữ liệu web WordPress được sử dụng rộng rãi hiện nay, với lượng download lên đến trên 2000 lượt/ngày.

Plugin này được yêu mến sử dụng là bởi nó dễ sử dụng, tốn ít tài nguyên hỗ trợ tự động upload dữ liệu được backup qua host khác thông qua giao thức FTP, hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây : Dropbox, Amazon S3.

1. Các tính năng của BackWPup

  • Backup database
  • Backup mã nguồn web lên hosting
  • Tùy chỉnh thư mục không cần backup
  • Kiểm tra lỗi và sửa lỗi database khi sao lưu
  • Tối ưu database khi sao lưu dữ liệu
  • Lưu danh sách plugin thành file text.txt
  • Nén dữ liệu thành .zip,.tar,…
  • Tùy chỉnh thư mục dữ liệu backup trên hosting
  • Gửi file backup qua FTP của host khác: Dropbox, Amazon S3, Google Drive…
  • Gửi email thông báo kèm file log.

2. Yêu cầu cấu hình host để dùng BackWPup

Để sử dụng plugin BackWPup hiệu quả nhất, bạn phải có host và cài đặt cấu hình yêu cầu sau:

  • Sử dụng WordPress 3.4 trở lên.
  • PHP 5.3 trở lên.
  • Có hỗ trợ mySQLi, cURL, nén zip.

Đồng thời chắc chắn thư mục /wp-content/uploads/ trên host của bạn đang được CHMOD là 755

II. Hướng dẫn cách sử dụng BackWPup

Sau khi cài đặt plugin BackWPup và kích hoạt xong, bạn sẽ thấy trên Bảng tin có một menu tên là BackWPup như hình.

Để xem thông tin cấu hình host có phù hợp với BackWPup không? bạn vào phần BackWPup -> Setting -> Information, ở đó ta xem được các phiên bản của từng phần mềm đang chạy trên host.

1. Tạo một Job mới

Hãy vào BackWPup ->Add New Job. Bạn khai báo thông tin tiến trình backup. Phần Job Destination là thiết lập cần lưu trữ dữ liệu backup

Chuyển qua tab Schedule để thiết lập lịch backup tự động, bạn hãy chọn With WordPress cron và chọn là daily nếu muốn job này chạy mỗi ngày. Nhấn Save Changes

2. Chạy backup WordPress

Bây giờ để chạy thử Job, hãy vào BackWPUp -> Jobs -> nhấn nút Run now của cái job vừa tạo để nó bắt đầu backup xem có lỗi gì xảy ra không.

Và nó sẽ bắt đầu backup ta có thể nhìn thấy tiến trình hoạt động như hình dưới đây.

Bạn có thể ấn vào nút Display working log để xem nó làm việc tới đâu và có lỗi gì màu đỏ không. Nếu nó chạy hết 100%, bạn có thể vào xem file chứa dữ liệu backup của bạn BackWPUp -> Backups, và có thể tải về máy.

Ok, như vậy bạn đã backup dữ liệu WordPress thành công rồi.

III. Kết Luận

Việc backup dữ liệu cho website wordpress là công việc phải làm liên tục thường xuyên để tránh mất dữ liệu.

Nếu bạn không muốn cài đặt thêm plugin để tránh tình trạng load trang chậm thì bạn hãy sử dụng phương pháp sao lưu dữ liệu wordpress thủ công nhé!