Hướng dẫn trò chơi về giao thông đường bộ

- Cháu nhận biết và gọi đúng tên của một số loại phương tiện giao thông đường bộ. (4t)

- Cháu nhận biết và gọi đúng tên của một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Trẻ biết phương tiện chạy là nhiên liệu gì. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. (5 t)

* Kĩ năng

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Khả năng quan sát.(4t)

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Cháu hứng thú tham gia các trò chơi. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. (5t)

* Thái độ

-   Có ý thức khi tham gia giao thông.

2. Chuẩn bị

- Sân bãi sạch sẽ.

- Các đồ chơi ngoài trời cô chuẩn bị sẵn.

Hướng dẫn trò chơi về giao thông đường bộ


3. Tổ chức hoạt động

Thứ

Nội dung

Tiến hành

Thứ hai

- Bé với các PTGT đường bộ












- TDVĐ “Bé là PTGT nào?

- Cô kể trẻ nghe câu chuyện “Ai quan trọng hơn”

Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Qua câu chuyện con thấy ai quan trọng hơn?

+ Những nhân vật trong câu chuyện chúng ta gọi là gì?

Đó đều là những PTGT mà chúng ta thường thấy khi tham gia GT trên đường.

-                   Cô cho trẻ xem tranh 1 số PTGT, cháu gọi tên từng PT mình nhìn thấy

Vậy theo các bạn PTGT nào là quan trọng hơn?

Cô GD cháu về tầm quan tọng của các pTGT cũng như việc phải làm thế nào để tham gia GT an toàn…

* TCVĐ

Cô hướng dẫn cháu cách chơi, luật chơi

Cho cháu đi vòng tròn theo cô giả làm các ptgt đang đi trên đường, cô kết hợp gd cháu đi đúng  làn đường quy định, không được chen lấn,..

-                   Cho lớp chơi vài lần

-                   Cô nhận xét, khen trẻ.

Thứ ba

- Quan sát: xe đạp xe máy






















- Trò chơi: ô tô vào bến
















-   Cho cháu vận động: “Em tập lái ô tô”

-   Xem video các phương tiện giao thông trên đường.

-   Trò chuyện về video vừa xem.

-   Đàm thoại và giáo dục:

-   Cho trẻ xem tranh lần lượt các loại phương tiện giao thông quanh bé.

-   Đây là phương tiện giao thông gì?

-   Phương tiện này có những đặc điểm gì? có mấy bánh?

-   Công dụng của xe là gì?

-   Người điều khiển phương tiện này gọi là gì?

-   Phương tiện này tham gia giao thông trên đường nào?

-   Khi ngồi tham gia giao thông ta phải ngồi như thế nào?

-   So sánh điểm giống và khác nhau giữa xe đạp và xe máy.

-   Kể 1 số PTGT đường bộ trẻ biết, xem tranh mở rộng.

-   Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, an toàn khi tham gia giao thông.

* TC “Ô tô vào bến”

- Luật chơi: Ô tô vào đúng bến của mình. Ai đi nhầm phải ra ngoài 1 lần chơi.

- Cách chơi:

+ Cô phát mỗi trẻ 1 lá cờ hay 1 băng giấy. Trẻ làm “ô tô”, cá ô tô có màu sắc khác nhau. Cô nói: “các ô tô chuẩn bị về bến đỗ”. Khi nhìn thấy cô giơ cờ màu nào, “ô tô” có màu ấy sẽ vào bến.

+ Cô cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các cháu vừa quay tay trước ngực như lái ô tô vừa nói “bim, bim, bim”. Cứ khoảng 30 giây cô ra tín hiệu 1 lần. Khi cô giơ cờ màu nào, thì “ô tô” màu ấy chạy về phía cô (vào bến). Các ô tô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chậm hơn. Ai nhầm bến phải ra ngoài 1 lần chơi.

- Cô cho lớp chơi vài lần – cô bao quát.

Hồi tĩnh: Chơi “uống nước chanh”.


Thứ tư

- Quan sát: các PTGT đường bộ (xe ô tô con, xe tải)












- Trò chơi: ô tô vào bến




- Cho cháu vận động: “lái ô tô”

- Trò chuyện các PTGT đường bộ trên đường

 * Đàm thoại và giáo dục:

-   Cho trẻ xem tranh lần lượt các loại phương tiện giao thông quanh bé.( xe ô tô, xe tải)

-   Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, công dụng, người điều khiển của PTGT trẻ quan sát ?

-   Vị trí trên đường khi tham gia giao thông ?

-   Khi ngồi tham gia giao thông ta phải ngồi như thế nào?

-   So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 loại PTGT trẻ vừa quan sát.

-   Kể 1 số PTGT trẻ biết, xem tranh mở rộng.

-   Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, an toàn khi tham gia giao thông.

* Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi

Cho trẻ chơi hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm

Cô bao quát trẻ chơi

Tuyên dương trẻ


Thứ năm

- Quan sát: các PTGT đường bộ











- Trò chơi: người tài xế giỏi












- Tập trung cháu lại một góc sân và hát cho cháu nghe bài hát các bài theo chủ đề giao thông. Đàm thoại và giáo dục:

- Cho trẻ xem tranh lần lượt các loại phương tiện giao thông quanh bé

- Đây là phương tiện giao thông gì?

- Phương tiện này có những đặc điểm gì?

- Người diều khiển phương tiện này gọi là gì?

- Phương tiên này tham gia giao thông trên đường nào?

- Khi ngồi tham gia giao thông ta phải ngồi như thế nào?

-> Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông.

- Luật chơi: tài xế đưa xe đi và về đúng tín hiệu, ai làm đổ hàng phải ra ngoài một lần chơi.

- Cách chơi: phát mỗi cháu 1 túi cát. Các cháu làm ô tô đi chở hàng, tất cả các cháu đặt túi cát lên đầu, đi xung quanh lớp vừa đi vừa làm động tác lái ô tô và kêu bim, bim, bim, đi cẩn thận sao cho hàng không bị rơi. Khi nghe hiệu lệnh: “chở hàng về kho” thì các ô tô đi nhanh về bến để đổ hàng xuống (trên đường đi, ai không bị rơi túi cát được công nhận là người tài xế giỏi). Sau đó lại cầm túi cát đội lên đầu và trò chơi tiếp tục.