Hướng tiếp cận phương pháp nghiên cứu

Hướng tiếp cận phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận là 2 cụm từ thường gặp trong nghiên cứu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 cụm từ này. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu có liên quan gì tới nhau? Hãy cùng minhtungland.com tìm hiểu về những nội dung đó qua bài viết này.

Bạn đang xem: Cách tiếp cận trong nghiên cứu khoa học là gì

 Phương pháp nghiên cứu khoa họcKhái niệm:

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học:

– Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

– Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

Xem thêm: (Cần Giúp) Mất Wifi Trên Win 10 Và 4 Cách Khắc Phục Hiệu Quả

– Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgic tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.


 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học.

Xem thêm: Cách Xem Lại Các Chương Trình Đã Phát Trên Discovery Channel

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phân loại nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.

HOTLINE: 024 999 52468   |   Fanpage Edemy

Nội dung của học phần Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học bao gồm bốn phần:

- Khái quát về khoa học và nghiên cứu khoa học: Những khái niệm về khoa học, vai trò của khoa học, phân loại khoa học, cách mạng khoa học; khái quát về nghiên cứu khoa học, đặc điểm và phân loại khoa học, trình tự nghiên cứu khoa học.

- Nội dung của phương pháp nghiên cứu khoa học: Hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học.

- Nội dung chủ yếu của đề tài nghiên cứu khoa học: Khái niệm và phân loại đề tài nghiên cứu khoa học; lựa chọn vấn đề và đề tài nghiên cứu; xây đựng đề cương đề tài tốt nghiệp; xây đựng thuyết minh đề tài các cấp; tổ chức thực hiện và quản lý đề tài khoa học.

- Nội dung về báo cáo khoa học: Phương pháp viết báo cáo đề tài tốt nghiệp đại học; phương pháp viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học các cấp; phương pháp viết bài báo và báo cáo hội nghị; phương pháp viết sách chuyên khảo khoa học.

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể nắm bắt được:

  • Kiến thức: Học phần Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học giúp cho sinh viên biết cách tiếp cận với khoa học, nắm được các nguyên tắc thực hiện nghiên cứu khoa học, cách xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học, cách viết đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, cách viết báo cáo và công bố kết quả của đề tài khoa học. Khi học xong học phần này, sinh viên có những kiến thức cơ bản nhất để tham gia nghiên cứu khoa học.
  • Kĩ năng: Học phần Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học giúp cho sinh viên có khả năng tư duy logic khoa học, biết suy luận khoa học, biết phân tích khoa học.
  • Thái độ: Có trách nhiệm, đạo đức, trung thực, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, hành vi thái độ chuẩn mực, xử lí tình huống chuyên nghiệp; có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc; có ý chí phấn đấu vươn lên, sẵn sàng chấp nhận và thích ứng với môi trường và điều kiện làm việc.

Tags:

Tìm hiểu phương pháp thu thập dữ liệu

  • 1. Tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính
  • 2. Tiếp cận thực nghiệm và tiếp cận quan sát
  • 3. Tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận

Theo đó,

“Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đổi tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối lượng nghiên cứu”.

Trong nghiên cứu tội phạm học, lựa chọn phương pháp tiếp cận chính là sự cân nhắc về nguồn cung cấp dữ liệu, tức là nơi có thể thu thập được dữ liệu. Tương ứng với nguồn cung cấp dữ liệu là các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp cụ thể được lựa chọn. Xác định nguồn cung cấp dữ liệu hay “chỗ đứng, để quan sát đối tượng nghiên cứu là bước bắt đầu của quá trình thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu tội phạm học, thường cân nhắc các cách tiếp cận: Tiếp cận định lượng hoặc định tính; Tiếp cận thực nghiệm hoặc tiếp cận quan sát; Tiếp cận tổng thể hay tiếp cận bộ phận.

1. Tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính

Tiếp cận định lượng là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua các đặc điểm về lượng để đi đến nhận thức về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập theo cách tiếp cận này thường tồn tại dưới dạng số liệu. Theo đó, đối tượng nghiên cứu được xem xét thông qua các số liệu được thu thập trên cơ sở được phân loại, đo lường, bảng biểu hoá và thống kê... Với tiếp cận định lượng người nghiên cứu sẽ hướng vào việc thiết kế các phương pháp có thể thu thập được dữ liệu định lượng, như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, điều tra tự thuật, phân tích thứ cấp dữ liệu... Trong nghiên cứu tội phạm học, phương pháp tiếp cận định lượng ngày càng có ý nghĩa lớn hơn và được áp dụng phổ biến hơn.

Khác với phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính là cách xem xét đổi tượng nghiên cứu thông qua ý nghĩ hay sự hiểu về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được theo cách tiêp cận này mang tính chât cảm tính, thường dưới dạng câu từ, hình ảnh từ tài liệu, từ quan sát và sao chép... Với tiếp cận định tính, người nghiên cứu thường hướng vào việc lựa chọn các phương pháp thu thập dữ liệu định tính, như nghiên cứu trường hợp và quan sát có tham gia.

2. Tiếp cận thực nghiệm và tiếp cận quan sát

Tiếp cận thực nghiệm là cách xem xét đối tượng nghiên cứu trong một hoàn cảnh được bố trí, trong đó có sự gây tác động biến đổi nhất định lên đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận thực nghiệm còn được gọi là cách xem xét đối tượng nghiên cứu bằng quan sát có kiểm soát. Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm có nghĩa là lựa chọn cách thu thập dữ liệu bằng thực nghiệm.

Tiếp cận quan sát là cách xem xét đối tượng nghiên cứú thông qua quan sát [không tác động lên] đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là tiếp cận không thực nghiệm. Tiếp cận quan sát hướng vào việc lựa chọn cách thu thập dữ liệu khác không phải là thực nghiệm.

Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm hay các tiếp cận quan sát còn được gọi là lựa chọn trật tự nghiên cứu. Bởi vì sự lựa chọn này quyết định quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện như thế nào và bằng phương pháp thu thập dữ liệu nào.

3. Tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận

Nghiên cứu tội phạm học là nghiên cứu thực tại xã hội thuộc cách tiếp cận nay, bộ phận các đơn vị thuộc tổng thể của đối tượng được chọn ra và được xem xét, nghiên cứu để làm sao những dữ liệu đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu những bộ phận, đơn vị có thể suy ra được tổng thể. Tiếp cận bộ phận đòi hỏi tiến hành chọn mẫu để tìm kiếm dữ liệu như chọn nhóm đối tượng đê tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, bằng phỏng vấn... Nói cách khác, nếu chọn cách tiếp cận bộ phận thì khi tiến hành các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, nghiên cứu phải xác định được phạm vi đối với khai thác dữ liệu. Người nghiên cứu cần thiết phải lựa chọn vấ sử dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp để đảm bảo những dữ liệu thu thập được từ mẫu được chọn thực sự mang tính đại diện cho tổng thể của các đơn vị.

Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học, có hai cách tiếp cận thực tại xã hội: Tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận. Trong xã hội học được gọi là nghiên cứu tổng thế và nghiên cứu không tổng thể. Tiếp cận tổng thể là cách xem xét đối tượng nghiên cứu với tất cả các đơn vị của tổng thể. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có hạn chế là chỉ có thể tập trung được vào một số ít đặc điểm của đối tượng nghiên cứu mà không thể tất cả vì điều kiện không cho phép. Trong nhiều trường hợp, điều kiện thực tế và nguồn lực không cho phép người nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận tổng thể mà phải lựa chọn cách tiếp cận bộ phận. Tiếp cận bộ phận là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua bộ phận đại diện. Theo cách tiếp cận này, bộ phận các đơn vị thuộc tổng thể của đối

- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Chọn mẫu hệ thống là chọn những đơn vị có số thứ tự bất kỳ và có khoảng cách bằng nhau.

Ví dụ: Nếu chọn 100 đơn vị trong các đơn vị được đánh số thứ tự tiên tục đến từ 1 đến 1000 thì khoảng cách giữa các đơn vị là 10 và có thể chọn ngẫu nhiên số đầu tiên có số thứ tự là 7 và các số tiếp theo là 17,27, 37...

- Chọn mẫu phân tầng: Chọn mẫu phân tầng thường được áp dụng cho các đối tượng điều tra gồm nhiều nhóm, lớp không đồng nhất. Khác với chọn mẫu ngẫu nhiên, trong cách chọn mẫu này, các đơn vị điều tra được phân thành các lóp [tầng] hoặc nhóm khác nhau theo những đặc điểm nhất định [như theo giới tính, theo độ tuổi...], sau đó mới chọn theo cách ngẫu nhiên đơn giản hay ngẫu nhiên hệ thống từ các lớp đó theo tỷ lệ nhất định phù họp với cỡ mẫu đã xác định.

- Chọn mẫu thuận tiện: Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu được thực hiện thuận tiện cho công tác tổ chức điều tra, như chọn những người qua đường, những người trong một quán ăn... để phỏng vấn.

- Chọn mẫu phán đoán: Chọn mẫu phán đoán là cách chọn các đơn vị tiến hành điều tra trên cơ sở phán đoán của người nghiên cứu là có những đặc điểm của đối tượng cần điều tra.

Ví dụ: Người điều tra có thể phán đoán những người nào là gái mại dâm tại các tụ điểm mại dâm và lựa chọn họ để phỏng vấn.

- Chọn mẫu tự nguyện: Chọn mẫu tự nguyện là cách chọn mẫu thông qua những người tự chọn mình vào mẫu chứ không phải qua người điều tra.

Ví dụ: Những người tự nguyện trả lời trong các cuộc trưng cầu ý kiến qua bưu điện hoặc qua báo chí...

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet]

Video liên quan