Huy chương olympic 2023

"Mục tiêu của em là giành giải Nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học, trong đầu chưa từng nghĩ đến việc sẽ vào đội tuyển đi thi Olympic Hóa học quốc tế" - Phan Xuân Hành, học sinh lớp 12 Hóa, Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), chủ nhân của một trong số 4 tấm Huy chương Vàng tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2022 chia sẻ.

Tuy nhiên, nhìn vào quá trình học tập của Phan Xuân Hành, thì mới thấy cùng với tố chất thông minh, chăm chỉ, ham học, thành quả có được của chàng trai này còn đến từ việc biết đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể và nỗ lực hết mình vì mục tiêu đó.

Những năm học tiểu học và trung học cơ sở, Hành luôn là học sinh giỏi, em chăm học và không bao giờ phải để bố mẹ phải nhắc nhở việc học của mình. Đến khi lên lớp 9, Hành đã quyết định thi vào lớp chuyên Hóa của Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh.

Phan Xuân Hành đã đậu thủ khoa đầu vào lớp chuyên Hóa năm đó. Hành cho biết: “Mục tiêu đặt ra của em là năm lớp 12 giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia để được tuyển thẳng vào đại học”.

Từ mục tiêu này, Hành đã đi xa hơn, khi được chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Hóa học quốc tế 2022.

“Việc chính thức có tên trong đội tuyển thật sự là điều bất ngờ với chính bản thân em. Em không nghĩ mình sẽ đi xa như vậy”, Hành nhớ lại. Tuy nhiên, khi đã bước vào cuộc thi, Hành đã nỗ lực làm bài với tất cả năng lực của mình.

“Mặc dù tâm lý rất thoải mái, không bị áp lực về thành tích như khi quyết tâm để được vào thẳng đại học nhưng lúc diễn ra lễ trao giải Olympic Hóa học quốc tế em cũng rất hồi hộp. Ban tổ chức đọc hết các bạn được Huy chương Đồng, rồi đến Huy chương Bạc cũng không thấy tên mình” Hành vui vẻ kể lại. “Đến khi nghe tên mình được Huy chương Vàng thì cảm xúc vỡ òa, không tin nổi”.

Huy chương olympic 2023

Bốn chủ nhân Huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế 2022

của đội tuyển Việt Nam

“Vào hôm công bố giải, Hành đã gửi một đường link để cả nhà cùng xem, khi tên của con mình vang lên cả nhà vui mừng, xúc động, ôm nhau không nói nên lời”, mẹ của Hành chia sẻ.

Trong lời kể của mẹ Phan Xuân Hành, chị Nguyễn Thị Trang (xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), Hành rất hiền lành và biết quan tâm gia đình. Em chưa bao giờ để bố mẹ phải nhắc nhở hay thúc giục việc học hành. Khi Hành xác định thi vào Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh, em đa phần dành thời gian tự học, tự nghiên cứu chứ không đi học thêm nhiều. “Bố mẹ là nông dân chỉ biết động viên, nấu những món ăn con thích và giục con đi ngủ khi nhiều hôm thấy con học đến 3, 4 giờ sáng”, chị Trang tâm sự.

Còn với thầy giáo chủ nhiệm Đặng Đình Hảo, giáo viên Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh, thì sự thông minh, chăm chỉ, và cả nỗ lực đã tạo nên thành tích của Hành hôm nay.

“Đồng hành cùng học sinh của mình chủ nhiệm trong 3 năm qua, tôi luôn thấy sự quyết tâm của Hành trước mọi mục tiêu mà bản thân em đặt ra trong học tập”- thầy giáo nhớ lại - năm lớp 11, Hành đã ở trong đội tuyển thi chọn học sinh giỏi quốc gia, và đạt giải Ba. Sau đó, sang lớp 12, Hành quyết tâm giành giải Nhất và em đã hoàn thành được mục tiêu đặt ra.

“Học sinh giành được tấm Huy chương Vàng Hóa học quốc tế là điều vô cùng tự hào với các thầy cô. Tôi biết, nhiều đêm Hành học đến 3-4 giờ sáng, ngủ mấy tiếng rồi 6 giờ lại đã dậy đi học. Nhưng chính sự nỗ lực đó đã đưa Hành đến thành tích đáng nể phục hôm nay”, thầy Hảo cho biết.

Nói về dự định tiếp theo của mình, Hành cho biết em muốn trở thành bác sĩ. Trong đợt xét tuyển vào đại học tới đây, Hành sẽ nộp hồ sơ vào Trường đại học Y Hà Nội để theo học ngành y đa khoa.

Olympic 2020 đã kết thúc. Có một chút kịch tính ở ngày cuối cùng khi Mỹ soán ngôi Trung Quốc để đứng đầu bảng tổng sắp huy chương, nhưng điều này không gây bất ngờ.

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử Thế vận hội, Mỹ là quốc gia thành công nhất với 2.940 huy chương các loại, bao gồm 1.166 huy chương Vàng. Ngoài sự thống trị của Mỹ, những quốc gia chiếm ưu thế ở sân chơi Olympic thường là các cường quốc như Anh, Đức, Pháp, Nga hay Trung Quốc.

Ở Olympic 2016 tại Rio, Top 5 trên bảng tổng sắp là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Đức. Chỉ có một thay đổi nhỏ ở Thế vận hội lần này, khi Nhật Bản chủ nhà thế chỗ Đức. Nếu mở rộng thành tốp 10 cũng duy nhất một xáo trộn nhỏ, là Hà Lan thay cho Hàn Quốc.

Nam tước Pierre de Coubertin, người sáng lập Olympic hiện đại từng nói rằng “điều quan trọng nhất ở Olympic không phải là chiến thắng mà là hiện diện và nỗ lực hết mình trong hành trình chinh phục”. Thế nhưng theo thời gian, Thế vận hội trở thành cuộc cạnh tranh khốc liệt và tất cả những người tham gia đều muốn giành lấy tấm huy chương. Mục tiêu giành chiến thắng càng lớn hơn khi ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh được thương mại hóa. Đằng sau các VĐV hay đoàn thể thao là vô số doanh nghiệp, nhà tài trợ.

Lẽ đương nhiên, các cường quốc về kinh tế cũng như quy mô dân số, cộng thêm truyền thống thể thao trở thành những người chiến thắng thường xuyên. VĐV của họ được phát triển bài bản từ cơ sở, được đầu tư cả về tài chính, chuyên môn lẫn cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh ở cấp độ cao nhất. Họ cũng được khuyến khích bởi kinh tế. Như lần này, Ủy ban Olympic Mỹ đã giải ngân khoản thưởng lên đến 7,84 triệu USD, với 37.500 USD cho mỗi huy chương Vàng. Vậy mà số tiền này vẫn còn ít hơn Italia, quốc gia rất hào phóng khi chi ra 9,07 triệu USD cho các VĐV giành huy chương.

Vậy cơ hội nào cho các quốc gia nhỏ để giành huy chương? Tất nhiên là có, thậm chí khá lớn. Tại Olympic 2020, có tới 93 quốc gia và vùng lãnh thổ giành ít nhất 1 huy chương. Con số này lớn chưa từng có trong lịch sử Thế vận hội. Trong số đó, 65 đội sở hữu huy chương Vàng. Kỷ lục trước đây là 59 tại Rio 2016.

Đầu tiên là do sự xuất hiện của một số môn thể thao mới. Như Venezuela kiếm được tấm huy chương bạc từ môn BMX tự do, Nam Phi cũng giành bạc với môn lướt sóng còn một trong ba tấm huy chương Vàng của Slovenia đến từ môn leo núi.

Tiếp đến là một số quốc gia tạo nên bước đột phá nhờ vào sự kiên trì cũng như kế hoạch đầu tư đúng đắn. Lần đầu tiên trong lịch sử tham dự Thế vận hội, San Marino, Turkmenistan và Burkina Faso giành được huy chương. Thậm chí San Marino đã tạo nên kỳ đại hội thành công chưa từng có khi giành hai huy chương ở môn bắn súng và một ở đấu vật.

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, những quốc gia nhỏ thường tìm kiếm huy chương ở những môn ít phổ biến, hoặc không bị thống trị bởi các cường quốc. Thay vì dàn trải ở nhiều môn, họ tập trung đầu tư vào một hai môn mà họ giỏi nhất.

Cuba giành cho mình vị trí thứ 14 toàn đoàn nhờ bốn tấm huy chương vàng ở môn quyền Anh và hai ở môn vật. Còn Kenya, toàn bộ 10 tấm huy chương, bao gồm bốn Vàng và bốn Bạc, đều ở môn điền kinh. Nếu Kenya thống trị ở cuộc đua đường trường và trung bình, Jamaica lại vượt trội ở chạy cự ly ngắn. Họ có được 9 huy chương ở các nội dung chạy 100m và chạy tiếp sức 4x100m.

Ngoài ra, có thể thấy Hàn Quốc không có đối thủ ở môn bắn cung, Hungary làm chủ cuộc chơi ở môn bóng nước. Ấn Độ, sau một thời gian ngắt quãng đã trở lại với môn khúc côn cầu từng là mỏ vàng của họ. Uzbekistan thì nhiều năm nay luôn có Vàng ở môn cử tạ và các môn võ đối kháng.

Vì vậy, Olympic là cuộc chơi mở và cơ hội dành cho tất cả. Chỉ có điều, để chiến thắng các nền thể thao nhỏ cần một chiến lược thông minh, từ việc xác định mục tiêu đến kế hoạch đầu tư bài bản.