Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đó ai phê duyệt

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

ĐN: Kiệt 546 [H5/1/8], Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

[024] 665.65.366 | 0967.591.128

Tôi công tác tại UBND xã. Đơn vị tôi là chủ đầu tư công trình với tổng mức đầu tư đã được huyện phê duyệt là 4,8 tỷ đồng.

Đơn vị tôi đã trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt, tuy nhiên đơn vị cấp trên trả lời, hiện nay công trình UBND xã chủ trương đầu tư thì UBND xã tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Tôi xin hỏi, như vậy có đúng không?

Theo tôi tham khảo Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu thì phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó có công việc thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu [không có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

Tại Khoản 7 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: "Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định”.

Tôi xin hỏi, nếu phần công việc thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không thuộc phần việc áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu [tức là không có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu] như quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, khi đơn vị không đủ năng lực và thuê tổ chức tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt thì có bảo đảm hay không? Hay là phải đưa khoản mục chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu vào phần kết quả lựa chọn nhà thầu?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 34 Điều 4 và Khoản 1 Điều 73 Luật Đấu thầu quy định người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Một trong các trách nhiệm của người có thẩm quyền là phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 74 của Luật này.

Theo đó, trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là của người có thẩm quyền [người quyết định phê duyệt dự án]. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, trường hợp thuê đơn vị tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thì phải hình thành gói thầu và lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thực hiện hạng mục khẩn cấp

Ngày cập nhật: 07/01/2022

Hỏi: [Nguyễn Lương - ]

UBND tỉnh phê duyệt xây dựng công trình khẩn cấp dự án A. Trong đó hạng mục "a" thuộc dự án là hạng mục xây dựng khẩn cấp phải triển khai ngay, các hạng mục còn lại phải thực hiện theo luật đầu tư công và luật xây dựng hiện hành. Thực hiện nhiệm vụ được giao Chủ đầu tư dự đã lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu rút gọn theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013; Khoản 1, Điều 56 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

Sau khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện hạng mục khẩn cấp, xét thấy các gói thầu này đều được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án nên Chủ đầu tư thực hiện phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu nói trên theo thẩm quyền của chủ đầu tư dự án được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 74 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013 [Trách nhiệm của chủ đầu tư: Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án]. Đồng thời chủ đầu tư đã trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán tổng thể theo quy định hiện hành.

Hiện nay chủ đầu tư dự án thực hiện trình quyết toán dự án hoàn thành, tuy nhiên, cơ quan thẩm tra quyết toán từ chối nhận hồ sơ với lý do như sau: Các gói thầu khi thực hiện khẩn cấp phải theo quy định tại Khoản 8, Điều 6 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, ngày 26/10/2015, thì thẩm quyền phê duyệt KHLCNT cho gói thầu như sau: “Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước, sau khi chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày giao thầu, chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trong trường hợp này không bắt buộc phải thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu”.

Với tình huống nói trên, Chủ đầu tư đã thực hiện đúng theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013 nhưng lại chưa đúng với quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, ngày 26/10/2015. Vậy tôi xin hỏi: Chủ đầu tư dự án nói trên thực hiện phê duyệt KHLCNT cho các gói thầu thực hiện hạng mục khẩn cấp thuộc dự án là đúng hay sai?.

Trả lời:

Việc quản lý đầu tư công trình xây dựng khẩn cấp được quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 48 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 và Điều 58 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp thực hiện theo Điều 42 Luật Đầu tư công 2019.

Nội dung vướng mắc của công dân liên quan đến Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, đề nghị công dân liên hệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn.

Cục Quản lý hoạt động xây dựng

Khi là một nhà thầu thì bạn nên biết thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để nắm thêm thông tin về Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhé!

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Đối với vấn đề thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Luật đấu thầu năm 2013 có quy định như sau:

– Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

– Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.

Căn cứ điều 37 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của các tổ chức đối với việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

  • Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án [theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 74 Luật Đấu thầu 2013];
  • Thủ tướng chính phủ có trách nhiệm phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt [theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 82 Luật đấu thầu 2013];
  • Bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền xem xét của thủ tướng chính phủ[theo điểm a, khoản 2, Điều 83 Luật Đấu thầu 2013];

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:

– Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý;

– Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 100 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì trách nhiệm của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

– Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:

+ Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu;

+Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013.

– Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013.

Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương:

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013 .

– Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013.

+ Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của cấp trên.

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp:

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013.

– Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013 và theo ủy quyền.

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh:

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

– Đối với dự án do mình thực hiện chức năng chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phê duyệt lựa chọn nhà thầu là gì?

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể hiểu là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của ban quản lý dự án

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2016/TT-BXD quy định:

“1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Như vậy, dự án lựa chọn nhà đầu tư do Tỉnh quyết định và giao cho ban quản lý dự án thực hiện thuộc trường hợp ban quản lý dự án chuyên ngành, là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên. Việc thành lập ban quản lý dự án để đảm bảo tiến độ dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ trương đầu tư và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.Căn cứ Khoản 2 Điều 63 Luật xây dựng 2014 và Khoản 3 Điều 17 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về chức năng của ban quản lý chuyên ngành như sau:– Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao. Căn cứ Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể– Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật– Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư– Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Ban quản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 16/2016/TT-BXD– Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư– Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2015 /NĐ-CP, trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 59/2015 /NĐ-CP để thực hiện.

Khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, nguồn nhân lực ban quản lý dự án không đủ để tiến hành tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thì có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện về năng lực để thực hiện phần công việc này.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề