Kế hoạch vườn không nhà trống là gì

Câu hỏi: Phân tích 1 chiến lược trong quân sự mà em từng học trong môn lịch sử ?

Chiến lược “vườn không nhà trống”

Kế sách "Vườn không nhà trống" là một trong những kế sách chống giặc ngoại

xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp

giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là

trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật,

đó là: dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn.

Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch

bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng "mưu, kế, thế trận", trong đó có

kế sách "thanh dã". Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo

quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh

kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng

thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến

tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm

đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến

tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ

thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn,

tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là

nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô

lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương

Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền

độc lập, tự do của dân tộc.

oChiến thuật này do Trần Hưng Đạo, một danh nhân quân sự của VN và thế giới

sáng tạo nên vào thế kỷ 13. Nguyên lí của nó như sau:

Theo cách tính thời bấy giờ, trong vòng 1 tháng 50 vạn đại quân ăn hết tối thiểu

30 vạn thạch gạo. Để vận chuyển số gạo này từ Ung Châu (Trung Quốc) sang VN cần

chừng 40 vạn dân phu đi liên tục ko nghỉ trong vòng 10 ngày (nếu đi đường thủy)

hoặc 20 ngày (nếu đi đường bộ). Tuy nhiên, dân phu cũng cần phải ăn mới đi đc nên

số lượng lương thực đến tay binh sỹ chắc chắn ít hơn nhiều so với con số ban đầu,

cộng thêm những tổn thất dọc đường (do hư hỏng, do bị đối phương chặn đường cướp

mất) thì quân giặc chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu lương thực của chúng mà thôi. Do

đó, để duy trì chiến tranh, quân giặc chỉ còn cách cướp bóc lương thực tại các vùng

chiếm đóng để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Nắm đc đặc điểm này, Trần Hưng Đạo chủ

trương sơ tán toàn bộ con người và tài sản tại các vùng đông dân cư và ko có nhiều ý

nghĩa về mặt quân sự sang những khu vực an toàn dưới sự bảo hộ của quân chủ lực

triều đình, chấp nhận nhường lại một bộ phận lớn lãnh thổ (chủ yếu là vùng đồng

bằng) cho đối phương, tránh những trận đánh công kiên hao người tốn của, mạt khác

tung quân do thám cắt đứt nguồn tiếp tế từ Trung Quốc cho kẻ địch. Như vậy, sau một

thời gian chiếm đóng, quân giặc đứng trước 2 khó khăn lớn:

Kế hoạch vườn không nhà trống là của ai?

Kế sách “Thanh dã” (vườn không nhà trống) của nhà Trần tại kinh thành Thăng Long trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. Kế sách “thanh dã” (Vườn không nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước.

Trước sức mạnh của quân Mông Nguyên triều đình nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?

Nhà Trần đã chuẩn bị khá chu đáo cả tinh thần lẫn lực lượng cho cuộc kháng chiến, nhưng trước thế giặc mạnh, Bộ chỉ huy kháng chiến nhà Trần đã chủ trương và dùng phục binh ngăn chặn cuộc tiến công của đại binh giặc càng lâu càng tốt; đồng thời, sử dụng kế sách “thanh dã”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, tạm lui về miền đất ...

Vườn không nhà trống tiếng Anh là gì?

Từ điển Tiếng Việt-Tiếng Anh Literally meaning "empty gardens, empty houses".

Năm 1285 vua Trần đã dụng kế sách gì để đánh giặc?

Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285): - Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc. - Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch. - Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.