Khám bệnh thuỷ đậu ở đâu tphcm

Thủy đậu khám ở đâu để bệnh mau khỏi?

Thứ Ba ngày 17/04/2018

  • Thủy đậu gây đau đầu nguy hiểm như thế nào?
  • Hướng dẫn cách chữa thủy đậu ở trẻ em đúng nhất
  • Những điều cần lưu ý khi điều trị thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là căn bệnh đã có từ rất lâu, kể từ khi khoa học chưa phát triển thì đã có những phương pháp điều trị bệnh. Thủy đậu có thể được chữa bằng phương pháp Đông y, Tây y hoặc cũng có thể kết hợp cả hai. Vậy người bệnh thủy đậu khám ở đâu để có hiệu quả tốt nhất?

Thủy đậu khám ở đâu để bệnh mau khỏi?

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm phải virus này.

Triệu chứng của thủy đậu

Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu như sốt, đau đầu, đau cơ hoặc có thể không có bất kỳ triệu chứng báo trước nào.

Nhưng dấu hiệu đặc trưng của người bị thủy đậu là trên cơ thể sẽ nổicác nốt bong bóng nước. Bắt đầu có thể là ở lưng, sau đó lan dần đến khắp người, nổi trên mặt. Cơ thể người bệnh sẽ khó chịu, đau rát.

Bệnh thủy đậu thông thường sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày hoặc có khi hơn tùy theo mức độ.

Sau khi lành bệnh, các mụn nước trên cơ thể sẽ để lại các vết sẹo rỗ khiến cho làn da chúng ta trở nên xấu đi. Đó là lí do vì sao khi bị thủy đậu chúng ta không nên để bệnh tự khỏi mà phải được điều trị cẩn thận, nhưng thủy đậu khám ở đâu là an toàn?

Chữa bệnh thủy đậu bằng phương pháp Đông y và Tây y

Hiện phương pháp điều trị thủy đậu phổ biến hiện nay là dùng Đông y hoặc Tây y để điều trị.

Khám Đông y

Theo các bác sĩ Đông y có kinh nghiệm lâu năm thì thủy đậu là căn bệnh do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường miệng. Đối với trường hợp nhẹ là trường hợp bệnh ở phần vệ và phần khí, ít khi xuất hiện ở phần huyết. Các mụn nước sẽ mọc rải rác khắp cơ thể, sốt nhẹ hoặc không có dấu hiệu sốt. Người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp sơ phong thanh nhiệt.

Cỏ chân vịt được dùng để trị thủy đậu trong Đông y

Nếu người bệnh muốn được khám Đông y để điều trị thủy đậu thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Là cơ sở uy tín, có giấy phép hành nghề của Bộ y tế về lĩnh vực y học cổ truyền.

  • Bác sĩ phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đặc biệt là chuyên về bệnh thủy đậu.

  • Có hệ thống trang thiết bị, máy móc hỗ trợ đắc lực.

  • Có phương pháp chữa bệnh đa dạng, hiệu quả và an toàn.

Khám Tây y

Khi điều trị thủy đậu bằng Tây y, người bệnh sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng histamin, thuốc kháng virus gây bệnh và các loại thuốc bôi như hồ nước và xanh methylen.

Chích ngừa là biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả

Người bệnh có thể đến các cơ sở như: bệnh viện khu vực, trạm xá,… Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc ở các tiệm thuốc tây bên ngoài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Khi bệnh nhân thủy đậu sốt cao từ 38,5 độ và các nốt mụn nước gây đau nhức, có thể cho người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau acetaminophen.

  • Không sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin cho trẻ em vì có thể để lại biến chứng về sau.

  • Có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi.

Nếu bạn nắm được các kiến thức cơ bản để chăm sóc bản thân và gia đình thì bạn sẽ không phải thắc mắc thủy đậu khám ở đâu để hiệu quả nữa. Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất hiện nay vẫn là tiêm ngừa vắc-xin chống thủy đậu và trang bị những phương pháp cần thiết để khi bệnh xuất hiện, bạn có đủ kỹ năng cần thiết để tự chữa lành nó.

Ánh Trần

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • thủy đậu
  • bệnh truyền nhiễm

Chào bác sĩ, em trai của em bị bệnh thủy đậu đã 1 tuần. Bây giờ xuất hiện nhiều mụn nước trên da, có thể dùng thuốc gì để chữa nhanh nhất và hết sẹo không ạ. Em thường xuyên tiếp xúc với em trai không biết bệnh này có dễ lây lan không? Có cần kiêng tắm không? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Trước hết, bạn nên đưa em trai đến các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để khám thực tế, tư vấn đầy đủ và có chỉ định điều trị đúng cho bệnh. Thủy đậu là bệnh dễ lây lan. Quan niệm kiêng tắm là sai lầm nghiêm trọng vì có rất nhiều người bệnh đã bị nhiễm trùng da do không tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, sau đó để lại sẹo. Khi tắm cần phải nhẹ nhàng, không làm vỡ các mụn nước. Theo như lời bạn mô tả thì có khả năng em trai bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Xin trao đổi thêm về bệnh thủy đậu:

Bệnh do vi rut Varricella Zoster gây ra. Bệnh xuât hiện rải rác quanh năm nhưng bệnh thường bùng phát trước tết Âm lịch 01 tháng và kéo dài sau tết vài tháng.

Bệnh này lây lan do tiếp xúc với ban đỏ, dịch rỉ viêm do vỡ các mụn nước và mụn mủ hoặc lây lan do hít phải các giot nước nhỏ [có chứa vi rút] lơ lửng trong không khí từ miệng hay mũi người bệnh phát tán ra khi hắt hơi, ho, chảy mũi nước. Bệnh cũng có thể lây lan do tiếp xúc quần áo, vải trải giường, đồ dùng cá nhân …bị nhiễm các chất dịch từ tổn thương da của người bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ 1 - 4 ngày trước khi nổi ban đỏ và mụn nước cho đến khi tất cả các mụn nước, mụn mủ đã vỡ và đóng vảy tiết [thông thường trong vòng 07 ngày từ khi nổi ban đỏ và mụn nước]. Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu có thể mất thời gian lâu hơn để các mụn thủy đậu đóng vảy tiết.

Đa số các bệnh nhân thủy đậu đều khỏi bệnh nếu điều trị đúng và kịp thời.

Tuy nhiên một số trường hợp gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi nặng, viêm thận cấp, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu, viêm não…, thậm chí gây tử vong.

Phần lớn những người chưa từng bị thủy đậu, sau khi tiếp xúc với người bệnh sẽ mắc thủy đậu [khoảng 90% các trường hợp]

Người chưa mắc bệnh hoặc chưa xác định từng mắc bệnh, nhất là phụ nữ chuẩn bị có con, nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu vì đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc xin chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Khi bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa Truyền Nhiễm ngay. Thế nhưng bạn đã biết những điều cần chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ khám bệnh Thủy đậu chưa? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho buổi khám bệnh.

1. Thông tin bạn cần chuẩn bị trước khi khám bệnh Thủy đậu

  • Những yêu cầu cần tuân thủ trước khi đến khám bệnh, chẳng hạn như cách ly để không lây nhiễm cho người khác trong thời gian này.
  • Các triệu chứng đã xảy ra với bạn và chúng diễn ra trong bao lâu.
  • Gần đây bạn có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm không? Cố gắng nhớ lại, trong vài tuần qua, bạn hoặc con bạn có tiếp xúc với người bị thủy đậu không.
  • Liệt kê các bệnh khác mà bạn hoặc con bạn đang mắc và tất cả các loại thuốc mà bạn hoặc con bạn đang dùng.
  • Chuẩn bị những câu hỏi của bạn để có thể hỏi bác sĩ trong buổi khám bệnh.

2. Một số câu hỏi để hỏi bác sĩ về bệnh Thủy đậu là gì?

  • Nguyên nhân gây ra triệu chứng của tôi là gì?
  • Có nguyên nhân nào khác không?
  • Bác sĩ sẽ điều trị như thế nào?
  • Bao lâu thì các triệu chứng của tôi sẽ cải thiện?
  • Có các phương pháp tự chăm sóc nào giúp làm giảm các triệu chứng không?
  • Tôi hoặc con tôi có khả năng lây bệnh cho người khác không? Bao lâu thì hết lây?
  • Tôi cần làm gì để không lây nhiễm cho người khác?

Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khác cho bác sĩ nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì.

3. Những câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn

  • Triệu chứng của bạn là gì và chúng xuất hiện lần đầu tiên khi nào?
  • Bạn có tiếp xúc với ai có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu trong vài tuần qua không?
  • Bạn hoặc con bạn đã tiêm vắc-xin thủy đậu chưa? Tiêm bao nhiêu mũi?
  • Gần đây bạn hoặc con bạn có đang điều trị bệnh gì khác không?
  • Liệt kê những loại thuốc mà bạn hoặc con bạn hiện đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và thực phẩm chức năng.
  • Con bạn có đang đi học hay đi nhà trẻ không?
  • Bạn có đang mang thai hoặc cho con bú không?

Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ khám?

Bệnh nhân nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh tiếp xúc với người xung quanh. Thủy đậu sẽ giảm lây lan khi các tổn thương trên da bị đóng vảy hoàn toàn.

Hi vọng bạn đã có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi khám bệnh của mình. Điều đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Mời bạn xem thêm

>>> Bệnh thủy đậu : Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

>>> Bệnh thủy đậu : Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Biên dịch: Cao Hữu Hậu

Video liên quan

Chủ Đề