Khi sử dụng nhiều trà xanh, cơ thể có nguy cơ thiếu hụt

03:12, 22/01/2021 [GMT+7]

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm cân, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật... Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng trà xanh thì vô tình biến lợi thành hại.


Trà xanh rất tốt cho sức khỏe, song cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra nhiều tác hại. Ảnh đồ họa: P.Công

Gây thiếu sắt, thiếu máu

Tiêu thụ trà quá mức có thể dẫn đến mất nước và thiếu sắt. Trà có chứa chất chống oxy hóa được gọi là tannin. Tannin có một số lợi ích sức khỏe, nhưng lượng cao của chúng có thể gây ra tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể chúng ta vì chúng cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Tannin được coi là hợp chất ngăn cản máu hấp thụ sắt cũng như các thực phẩm bổ sung khác.

Dẫn đến loãng xương

Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được đào thải qua đường tiết niệu. Các nhà khoa học cho rằng, không nên uống quá 300 milligram trà xanh mỗi ngày để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương.

Gây mất ngủ

Trà cũng là một nguồn caffeine nên uống quá nhiều có thể dẫn đến chứng mất ngủ, nồng độ kali thấp cũng như rối loạn lo âu do caffeine gây ra. Uống quá nhiều trà có thể làm xấu đi các tình trạng bệnh đang có như lo âu hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn uống nhiều trà với đường, sữa sẽ tích lũy mỡ thừa gây tăng cân.

Ảnh hưởng đến dạ dày

Nếu bạn có thói quen uống trà xanh lúc đang đói thì nên dừng lại. Bởi nó tác động và làm tăng lượng axit tiết ra trong dạ dày, gây một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, đau bụng.

Phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên uống trà xanh

Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai cũng như dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực khác. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không tiêu thụ quá 2 ly trà xanh/ngày hoặc kiêng hoàn toàn sản phẩm này đối với chị em đang có bầu hoặc đang cho con bú.

Cách uống trà xanh hợp lý

Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng sau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng. Hoặc đầu giờ chiều sau bữa trưa 1 – 2 tiếng. Uống trà vào lúc này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.

Nghiên cứu tại trường Đại học Maryland [Mỹ] cho thấy, mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà [loại cốc 250 ml] là vừa đủ. Trà xanh sẽ cung cấp cho bạn các dưỡng chất và hợp chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.

PHẠM CÔNG [T/H/LĐO]

Theo một số kết quả nghiên cứu, cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều hoạt chất này là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển chứng đau đầu mạn tính.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác lượng caffeine cần thiết để “kích hoạt” cơn đau đầu nhưng họ vẫn khuyến khích mọi người nên hạn chế thưởng thức các món uống chứa hoạt chất trên, bao gồm cả trà.

Tuy vậy, thực tế không phải cơn đau đầu nào cũng bắt nguồn từ việc uống trà quá nhiều. Do đó, nếu bạn hay bị đau đầu và có sở thích uống trà, hãy thử giảm bớt hoặc loại hẳn thức uống này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày một thời gian, đồng thời quan sát các triệu chứng có được cải thiện không.

8. Chóng mặt

So với đau đầu, tình trạng chóng mặt sau khi uống trà ít xảy ra hơn. Tuy vậy, triệu chứng này vẫn được xem là một đáp án cho vấn đề “Uống trà nhiều có tốt không?”.

Đồng thời, bạn có thể bị chóng mặt nếu uống khoảng 1,4 – 2,8 lít trà trong một ngày, tùy vào độ mẫn cảm với caffeine của bạn.

9. Uống trà nhiều dễ gây nghiện caffeine

Caffeine được đánh giá là chất kích thích có khả năng gây nghiện. Vì vậy, nếu có thói quen uống trà hay dùng bất kỳ thức uống nào khác tương tự, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào hoạt chất này.

Thói quen tiêu thụ trà với hàm lượng lớn có nguy cơ khiến bạn trở nên phụ thuộc vào caffeine.

Các triệu chứng nghiện caffeine bộc lộ rất rõ ràng khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó chịu…

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiện caffeine từ trà có nguy cơ bắt đầu phát triển sau khi bạn uống nhiều trà trong ba ngày liên tục.

Công dụng của trà không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề uống trà nhiều có tốt không, hầu hết chuyên gia đều khuyến nghị bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Trà xanh là một trong những loại trà thảo mộc được biết đến lâu đời nhất đã được tiêu thụ từ bao đời nay và hiện tại, loại trà giàu chất chống oxy hóa.

Lợi ích của việc uống trà xanh

Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm bớt lo lắng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ức chế các tế bào gây ung thư...

Thậm chí, trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ngày càng tăng của bệnh ung thư. Nhưng điều quan trọng là phải tiêu thụ nó một cách điều độ. 

Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng quá lạm dụng uống nhiều có thể gây tổn thương gan... Ảnh minh họa

Uống trà xanh quá liều sẽ ra sao?

1. Gây đau đầu

Nếu tiêu thụ nhiều trà xanh, có thể sẽ gây đau đầu nhẹ. Chúng sẽ gây đau đầu cấp tính vì hàm lượng caffeine có trong trà xanh.

2. Gây tổn thương gan

Trong trà xanh có chứa polyphenol, khi tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe ở gan và thận. Một nghiên cứu đã cho thấy việc tích tụ caffeine có thể gây căng thẳng cho gan. Vì vậy, nên tránh tiêu thụ hơn 4-5 tách trà xanh mỗi ngày.

3. Gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa

Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể sẽ dẫn đến các tác dụng phụ, do trà xanh có chứa caffeine và polyphenol chống oxy hóa, nếu tiêu thụ lượng lớn có thể gây ra axit và các vấn đề liên quan. Các tannin có trong trà xanh làm tăng tính axit trong dạ dày và gây đau dạ dày, buồn nôn và táo bón. 

Vì vậy, nên tránh tiêu thụ trà xanh khi bụng đói. Những người bị loét dạ dày nên bỏ uống trà xanh vì nó sẽ cố gắng kích thích axit dạ dày.

4. Có thể dẫn đến nhịp tim không đều

Đối với những người mắc bệnh tim, trà xanh có thể không phải là lựa chọn đúng đắn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ nhiều trà xanh sẽ làm tăng huyết áp và có thể can thiệp vào một số loại thuốc huyết áp.

5. Ảnh hưởng đến sức khỏe xương

Tiêu thụ quá nhiều trà xanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương như loãng xương ở những người có nguy cơ mắc bệnh. Các hợp chất trong trà xanh có thể gây ức chế sự hấp thụ canxi, dẫn đến suy giảm sức khỏe của xương.

Dùng trà xanh quá liều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của xương... Ảnh minh họa

6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Không bao giờ uống trà xanh trước khi đi ngủ vì caffeine trong trà có thể ngăn chặn các yếu tố gây buồn ngủ trong não và do đó sẽ khiến bạn tỉnh táo và tập trung - điều mà bạn không muốn khi cố gắng nhắm mắt lại.

7. Có thể gây ra rối loạn chảy máu

Ngoài tất cả những điều này, việc uống quá nhiều trà xanh có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng vì caffeine làm giảm lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến say tàu xe, buồn nôn và nôn.

8. Giảm sự hấp thụ sắt

Uống trà xanh sẽ cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng . Hợp chất chính của trà kết hợp với sắt, khiến nó mất đi đặc tính chống oxy hóa, làm giảm sự hấp thụ sắt từ thức ăn. Thiếu sắt có thể dẫn đến khó thở, đau đầu và mệt mỏi.

Bao nhiêu trà xanh là quá nhiều? 

Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng 10 tách trà xanh mỗi ngày là giới hạn trên. Nếu bạn nhạy cảm với caffein hoặc bị mất ngủ, 10 tách trà xanh có lẽ sẽ là quá nhiều đối với hệ thống của bạn - vì vậy hãy chọn 2 hoặc 3 cốc.

  • #đau đầu
  • #giấc ngủ
  • #trà xanh
  • #tổn thương gan
  • #tác hại

Video liên quan

Chủ Đề