Khoa lý luận chính trị là gì

Website: khoallct.iuh.edu.vn

Tên đơn vị: KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Tên tiếng Anh: Faculty of Political Theory

Tổ chức nhân sự:

- Trưởng khoa: TS. Nguyễn Trung Dũng

Thông tin liên hệ:

Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Văn phòng: Phòng 2, Lầu 1 Nhà D - 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: [028] 38 940 390 - 153, 228, 229

Email:

Giới thiệu

Khoa Lý luận Chính trị [Faculty of political theory], tiền thân là phòng Công tác chính trị, được thành lập từ năm 2003, theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp IV.

Chức năng - Nhiệm vụ

Khoa Lý luận Chính trị là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy các môn Lý luận chính trị, Pháp luật đại cương cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng; môn Triết học cho học viên cao học, nghiên cứu sinh; giáo dục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghiên cứu khoa học.

Đội ngũ

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa bao gồm 29 cán bộ, giảng viên cơ hữu, trong đó có 04 tiến sĩ, 04 nghiên cứu sinh, 18 thạc sĩ, 03 cử nhân, được phân chia thành 3 tổ bộ môn: Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh  - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;  Chính trị - Pháp luật.

Đội ngũ giảng viên khoa Lý luận Chính trị

Thông tin hoạt động & Thành tựu nổi bật

Hàng năm, khoa Lý luận Chính trị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tập thể giảng viên trong khoa luôn đoàn kết với tinh thần “tương thân, tương ái”, cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm vững mạnh. Từ năm học 2011 – 2012 đến nay, Khoa luôn đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, và được Bộ trưởng Bộ Công thương tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” năm 2014.

Tổ Công đoàn Khoa đã tham gia tích cực vào các hoạt động do Công đoàn Trường tổ chức, và đạt nhiều giải cao như: giải nhất cắm hoa năm 2014, giải ba nấu ăn năm 2014,  giải nhất hát đơn ca và giải nhất hát song ca năm 2015,... Năm 2014, Tổ Công đoàn Khoa vinh dự nhận được Bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn Công thương Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Định hướng phát triển trong những năm học tiếp theo, Khoa Lý luận Chính trị xác định nhiệm vụ trọng tâm là: đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của sinh viên.

Giảng viên khoa LLCT tham dự kỷ niệm ngày 8/3

Giảng viên khoa LLCT tham gia hoạt động "về nguồn"

25/12/2018 10:12 Tài liệu

Tìm hiểu chính trị là gì, khái niệm chính trị chuẩn xác nhất. Khái niệm lý luận chính trị, hệ thống chính trị là gì và áp dụng vào hệ thống chính trị tại Việt Nam.

Tailieuluat.com tổng hợp những kiến thức chuẩn xác về khái niệm chính trị, lý luận chính trị và hệ thống chính trị để các độc giả nắm được và hiểu một cách tường minh nhất.

Chính trị là gì?

Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.

Lý luận chính trị là gì?

Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.

Lý luận chính trị khẳng định vai trò và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức và hành động của từng cá nhân nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung, bởi lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Đồng thời nó cho thấy sự khó khăn, phức tạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý luận chính trị.

Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức [thiết chế] gắn liền với quyền lực chính trị của nhân dân, được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do nhân dân giao phó và ủy quyền; đây là phương thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình dưới các hình thức, cấp độ khác nhau.

Hệ thống chính trị ở nước ta là tổ chức của chính trị và dân chủ, được xác lập bởi tổ chức và hoạt động của một hệ thống thống nhất các thiết chế bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực chính trị theo ủy quyền của Nhân dân, phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng của chủ nghĩa xã hội theo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm:

- Đảng Cộng sản Việt Nam [là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội];

- Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân;

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

- Các tổ chức chính trị - xã hội khác [Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam].

Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.

Ban hành: 19/10/2020 Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Ban hành: 19/10/2020 Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Ban hành: 07/10/2020 Trạng thái: Chưa có hiệu lực

Ban hành: 07/10/2020 Trạng thái: Còn hiệu lực

Ban hành: 05/10/2020 Trạng thái: Còn hiệu lực

Ban hành: 05/10/2020 Trạng thái: Còn hiệu lực

Cao cấp lí luận chính trị là một khóa học đặc biệt của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dành cho các Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối tượng được cử đi học khóa học này là những cán bộ trung cấp và cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam như các vụ trưởng, cục trưởng, tỉnh [thành] ủy viên, giám đốc các sở, ban, ngành hoặc bí thư huyện ủy [người đứng đầu cấp uỷ ở cơ sở].[1] Bằng tốt nghiệp cao cấp lí luận chính trị được coi là điều kiện cần để có thể giữ các chức vụ cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong bộ máy quản lý của Nhà nước Việt Nam.[2]

Mục lục

  • 1 Điều kiện học viên
  • 2 Nội dung khóa học
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Điều kiện học viênSửa đổi

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nam từ 40 tuổi trở lên, nữ từ 35 tuổi trở lên và phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài mới được tham gia khóa học này.[1]

Nội dung khóa họcSửa đổi

Chương trình đào tạo không tập trung kéo dài 18 tháng với 4 khối kiến thức chính, gồm Chủ nghĩa Marx–Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo thực tế, các chuyên đề đặc thù và bổ trợ.[3]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Quy định đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị”. Thông tấn xã Việt Nam. 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Trung Hiếu [6 tháng 8 năm 2016]. “'Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh thích học cao cấp chính trị'”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Minh Hằng [14 tháng 3 năm 2017]. “Khai giảng các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K67”. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề