Khu lăng mộ các vị vua đầu triều và hoàng tộc nhà Trần nằm ở tỉnh nào

Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. [Ảnh: internet]

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch và Đồ án Quy hoạch tổng thể Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần theo quy định hiện hành; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Triều Trần gồm ba phân khu chính: Khu lăng mộ, Khu đền thờ và Khu Di tích khảo cổ học.

Khu lăng mộ là vùng đất Long Hưng vốn là nơi dựng nghiệp của nhà Trần, vì thế đã được Triều Trần đặc biệt chú trọng, phân phong cho các thân vương. Nơi đặt mộ tổ của họ Trần tại hương Tinh Cương [nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình] tiếp tục được lựa chọn làm nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều và hoàng tộc nhà Trần: Thái tổ Trần Thừa táng tại Thọ Lăng; Thái Tông táng tại Chiêu Lăng, Thánh Tông táng tại Dụ Lăng, Nhân Tông táng tại Đức Lăng.

Khu đền thờ trước có tên là “Trần đế miếu”, nằm ở vị trí đền Mẫu ngày nay. Kiến trúc đền gồm hai tòa, mặt bằng hình chữ nhị, với 07 gian tiền tế, 05 gian hậu cung, bộ khung kiến trúc làm bằng gỗ, chạm trổ cầu kỳ.

Khu Di tích khảo cổ học nhà Trần đã được khai quật khảo cổ nhiều lần, phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, với niên đại từ thời Lý đến Nguyễn, đặc biệt là nhóm hiện vật thời Trần,… minh chứng cho giá trị và sự tồn tại của di tích qua các thời kỳ lịch sử.

Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Triều Trần được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014.

Phương Nhi


Cùng Đá Tâm Nguyện tìm hiểu lịch sử khu lăng mộ An Sinh – đền thờ các vị vua thời Trần qua bài viết dưới đây nhé. 

Khu lăng mộ An Sinh là một di tích quan trọng thuộc khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây là nơi thờ tự, tế lễ của các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Cùng tìm hiểu lịch sử khu lăng mộ An Sinh – đền thờ các vị vua thời Trần qua bài viết dưới đây nhé. 

Cổng chính dẫn vào khu lăng mộ và đền An Sinh 

1. Thông tin lịch sử về khu lăng mộ An Sinh

Khu lăng mộ An Sinh là nơi thờ của 8 vị vua nhà Trần qua các thời kỳ trị vì đất nước như Trần Nghệ Tông, Trần Thái Tông, Trần Hiến Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Anh Tông. Vị vua nhà Hậu Trần chính là Trần Giản Định con trai của Trần Nghệ Tông cũng được thờ tại đây. 

Lăng mộ và đền thờ An Sinh

Khuôn viên trong khu lăng mộ An Sinh khá rộng lớn có bán kính 20 km bao gồm một ngôi Đền và lăng mộ đá của các vị vua Trần được tìm thấy nằm rải rác trong khuôn viên và  thờ “Bát vị Hoàng Ðế” thời Trần. Di tích bắt đầu được xây dựng từ thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn.

Nằm trong khuôn viên rộng lớn, khu vực đền thờ có diện tích rộng khoảng 80.000 m2. Phía bên ngoài cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính hơn. Xung quanh đền có 14 cây đại thụ mang ý nghĩa biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần và trước đền trồng tám cây vạn tuế biểu tượng cho 8 vị vua được thờ ở đây.

Từ năm 1959 đến 1975, khuôn viên đền là trường đào tạo cán bộ miền nam ở miền bắc Việt Nam. Trong khuôn viên đền một tấm bia đã được các cựu học sinh miền nam mang ra, tấm bia được làm bằng đá granit có nguồn gốc từ Bình Định.

2. Đặc điểm và vị trí phong thuỷ 

Năm 1381, vào thời Trần khu lăng mộ An Sinh được xây dựng và là nơi thờ các vị vua thời Trần được đặt tại An Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh. Khu đền An Sinh trở thành Trường học sinh miền nam và là nơi đào tạo ra hàng nghìn con em nhân dân miền Nam trong gần 20 năm góp một phần công lao đào tạo những nhân tại, chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp cách mạng ở miền Nam.

Đền An Sinh nơi thờ các vị vua thời Trần cũng là biểu tượng cho những công trình văn hóa tín ngưỡng thời xưa mang đệm yếu tố lịch sử của thời đại. Cho nên, các công trình này không chỉ được chính triều Trần quan tâm tu bổ mà các triều đại sau như triều Lê, triều Nguyễn đều rất quan tâm. 

Tại khu lăng mộ An Sinh còn có các văn bia còn lưu giữ và đã được trùng tu nhiều lần vào các năm như bia Thiên Hựu 1557, Chính Hòa 1689, Cảnh Hưng 1767, Minh Mạng 1840 và Bảo Đại 1927. Trải qua mỗi lần trùng tu khu lăng mộ An Sinh đều ghi nhận công đức và khắc các lệnh chỉ của triều đình cho nhân dân trông coi khu lăng mộ và ai trông coi sẽ được miễn mọi khoản thuế khóa, binh dịch. 

Sau nhiều lần trùng tu, khu lăng mộ An Sinh vẫn được giữ nguyên vẹn thiết kế kiến trúc theo lối kiến trúc cũ là kiểu chữ Công bao gồm 3 toà là Tiền đường, trung đường và hậu cung, ở hai bên là 2 dãy tả vu, hữu vu. Một bên khu lăng mộ chính là nhà khách, nơi này có đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và bên còn lại dùng để làm nhà trưng bày di sản văn hóa thời Trần để du khách tham quan.

3. Kiến trúc khu lăng mộ 

3.1 Khu lăng mộ 

Nơi gây dựng nghiệp của nhà Trần chính là vùng đất Long Hưng nên nơi này được triều Trần đặc biệt chú trọng và chỉ phân đất cho các thân vương. Đặc biệt, ngôi mộ tổ của họ Trần được đặt tại hương Tinh Cương .

Vùng đất này về sau tiếp tục được lựa chọn làm nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều Trần và hoàng tộc nhà Trần. Hương Tinh Cương đổi tên thành Thái Đường sau khi Thái Tổ Trần Thừa mất và nơi đây trờ thành khu lăng tẩm của vua và hoàng tộc. Bắt đầu từ năm 1320 trở đi, các vị vua và các hoàng hậu thời Trần khi mất đều được đưa về an táng tại khu lăng mộ An Sinh.

Lăng mộ các vị vua và hoàng tộc triều Trần

Hiện nay, Khu lăng mộ An Sinh nơi thờ các vị vua thời được ước tính diện tích khá lớn khoảng 38.221m2 và được chia thành Phần Đa, Phần Trung, phần Bụt ứng với Chiêu lăng, Dụ Lăng, Đức Lăng – là nơi yên nghỉ của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và 1 ngôi đền thờ Thượng hoàng Trần Thừa. 

3.2 Khu đền thờ 

Khu đền thờ trong quần thể kiến trúc khu lăng mộ An Sinh được thiết kế gồm hai tòa, mặt bằng hình chữ nhị với 7 gian tiền tế kết hợp 5 gian hậu cung. Tất cả bộ khung kiến trúc được làm bằng gỗ, chạm trổ cầu kỳ. Cho nên, do trải qua nhiều biến cố của thời gian và lịch sử, khu đền thờ bị hủy hoại và đổ nát, sau này đền đã được phục dựng lại trên nền cũ. Hiện nay, khu đền gồm các hạng mục chính như sau: 

  • Đền Vua: Được xây dựng với diện tích lên tới 6.498m2, là nơi thờ ba vua đầu tiên của triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và phối thờ Thượng hoàng Trần Thừa, các vị cao tổ, tằng tổ nhà Trần.
  • Đền Thánh: được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với tổng diện tích là 6.011m2 bao gồm các hạng mục là cổng, sân tế, lầu chiêng, lầu trống, tiền tế, phương đình, trung tế, hậu cung và giải vũ… Nơi đây thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, phu nhân Nguyên Từ Quốc mẫu và hai con gái là Đại Hoàng Công chúa, Quyên Thanh Quận chúa.
  • Đền Mẫu: tổng diện tích 6.228 m2 là nơi thờ các vị quốc mẫu và công chúa đầu tiên của triều Trần. 

3.3 Các di tích khảo cổ

Các di tích khảo cổ học tại khu lăng mộ An Sinh được khai quất diện rộng bao gồm toà Chính Điện, các toà Thái Miếu, các điện thờ ở Tây Thất, toà Tả Vu và Hữu Vu, khu lăng mộ chính thờ các vị vua thời Trần, sân rồng, các công trình kiến trúc hình chữ Công, chữ nhật ở khu Đông Trù.....

Với những thông tin bài viết vừa chia sẻ về khu lăng mộ An Sinh – đền thờ các vị vua thời Trần sẽ giúp các bạn có chuyến tham quan khám phá ngôi đền này bổ ích nhất.

VPDD: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.

Hotline: 0865.68.68.92

Email: [email protected]

Website: //datamnguyen.vn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề