Kiểm soát nội tâm là gì

Bảy ảo giác này khóa chặt con người vào trạng thái tâm lý khan hiếm, khiến họ không thể làm những thứ mà họ có thể làm. Một khi mà chúng ta phá tan được một ảo giác, cả thế giới sẽ mở ra với những cơ hội mới và những ý tưởng dạt dào hơn. "Cô ấy đơn giản nhận ra cô ấy là người mà cô ta muốn trở thành bấy lâu nay". Cô ấy nhẹ nhàng hơn, tự do hơn và ít bị bó buộc vào các thái độ hay niềm tin xưa cũ kia.

 1. Ảo giác về sự không đủ

Có khi nào khách hàng coaching hay nhân viên nói với bạn rằng anh ta cần thêm một mẩu thông tin trước khi anh ta ra quyết định? Có lẽ anh ta không biết đầy đủ thông tin, hoặc thiếu kinh nghiệm để thực thi bước tiếp theo, mà có lẽ đó là bước đi rủi ro.

Ảo giác về sự không đủ là cảm giác một người cần nhiều hơn, hay cần phải có sự hiện diện của anh ta trước khi hành động. Đó là căn nguyên của sự trì hoãn và là yếu tố ức chế lớn nhất để thực hiện bước đi lớn đầu tiên.

Hành động:"Ngừng ngay việc tìm kiếm, bắt tay vào làm"

 2. Ảo giác về sự so sánh

Khi chúng ta so sánh bản thân chúng ta với người khác, chúng ta ngưng hành động. Một khách hàng lảng tránh hành động bởi vì anh ta cảm thấy không phù hợp là đã rớt vào bẫy của áo giác này. Một con gà thì trông như ngọn núi sừng sững nếu như nhìn từ phía con bọ. Nhưng cũng con gà đó thì trông chả là gì nếu như con voi nhìn nó. Chúng ta được dạy rằng là hãy so sánh, luôn luôn so mình với các tiêu chuẩn hay quan điểm của người khác. Chúng ta áp đặt niềm tin của chúng ta vào người khác và đón nhận các niềm tin của người khác một cách dè dặt mà không hề phản đối [xem như là việc đương nhiên].

Hành động: "Hành động theo trực giác"

  1. Ảo giác về sự tranh đấu

Đấu tranh là một ảo giác mà đã thấm vào xã hội của chúng ta và nghiễm nhiên ngầm chấp nhận rằng đó là đức tính tốt đẹp. Theo ý kiến cá nhân, tôi cảm thấy rằng đấu tranh đang được đề cao một cách quá mức. Đấu tranh không phải là làm việc chăm chỉ, đó là làm việc một cách chăm chỉ nhưng không hiệu quả. Đồng nghiệp của tôi biết rằng tôi làm 10-12 tiếng một ngày, và cho rằng đó là làm việc chăm chỉ. Một khi chúng ta bỏ đi các sự tranh đấu, cuộc sống sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Lúc đó, chúng ta cảm thấy bản thân sẽ làm những gì mà chúng ta muốn làm nhất.

Hành động:"Thiết lập sự đơn giản"

 4. Ảo giác về sự kiểm soát

Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài bản thân chúng ta những thứ tốt đẹp hơn [mặc dù nó tồn tại ngay bên trong chúng ta mà chúng ta không hề để ý đến]. Chúng ta sẽ hành động hoặc không, dựa vào sự kiểm soát kết quả đầu ra mà chúng ta cảm nhận được. Nhưng mà, mọi thứ lại không hề diễn ra như chúng ta mong muốn, và rủi ro lớn nhất là chúng ta không chấp nhận rủi ro nào. Ảo giác về sự kiểm soát giữ chúng ta ở lại với công việc mà chúng ta không muốn, mối quan hệ mà chúng ta không muốn, và bế tắc với các câu tự hỏi về cuộc sống như "giá mà...". Kiểm soát không giống với trách nhiệm và quyết định. Chúng ta quyết định, hành động và chịu trách nhiệm với các hành động đó. Kiểm soát là một ảo giác mà một khi các hành động hay quyết định "ăn chắc" nào đó sẽ mang lại kết quả "như thế đó", hay quan trọng hơn đó là chúng ta làm cái này mà một cách nào đó nó ra kết quả khác.

Hành động:"Tùy duyên"

 5. Ảo giác về thời gian

Rất nhiều người lãng phí năng lượng quý giá chỉ để hối tiếc về những sai lầm trong quá khứ hay suy nghĩ về tương lai phía trước để cảm thấy tốt hơn ngày hôm nay. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân xem liệu rằng các lo lắng đó có đóng góp thực sự gì cho vấn đề hiện tại không? Ảo giác về thời gian khiến chúng ta bị ngưng kết nối với trực giác và mắc kẹt trong suy nghĩ về hối tiếc, lo âu, nghi ngờ, đăm chiêu, suy tính. Đó là một ảo giác khi mà hạnh phúc thực sự và sự đầy đủ luôn luôn chỉ gặp nhau ở quá khứ hoặc tương lai.

Hành động:" Không phải thế nào, mà là lúc nào"

 6. Ảo giác về sự hi vọng

Khách hàng nói rằng "Tôi hi vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn vào một ngày nào đó" hoặc "tôi hi vọng, tôi được thăng chức". Hi vọng là một mặt tối khác của suy nghĩ tích cực - nó không đòi hỏi bất cứ hành động nào và rất hiếm khi cho ra kết quả mong muốn. Những người mà hi vọng có được thứ gì đó mà không cần phải làm việc để có nó và cảm thấy buồn bực khi một ai nhận được thứ mà lẽ ra họ xứng đáng có, và lúc đó chúng phân tán thành sự thất vọng, cô đơn lạc lõng, hoặc thậm chí nóng giận, ghen ghét và bị mắc kẹt trong ảo giác về sự hi vọng. Hi vọng tạo ra các cảm giác giữa sự mất liên kết và thất vọng. Để vượt qua ảo giác này và có thể làm cái chúng ta muốn làm, bạn phải học cách chấp nhận sai lầm.

Hành động:" Suy nghĩ tích cực và hành động tương ứng"

 7. Ảo giác về sự chắc chắn

Có khi nào bạn thất bại trong việc hành động một cách tích cực hay cố gắng hơn nữa bởi vì bạn cảm thấy an toàn trong công việc hiện tại? Có khách hàng nào e ngại tiếp thị việc kinh doanh của anh ta bởi vì anh ta sợ bị từ chối? Tạo ra sự chắc chắn không phải là làm thay đổi hoàn cảnh mà làm thay đổi bản thân. Hoàn cảnh chỉ thay đổi một khi bạn thay đổi bản thân. Ảo giác về sự chắc chắn là mức độ chắc chắn về sự hài lòng mà chúng ta cảm nhận lúc này là "đã đủ tốt". Chúng ta cảm thấy an toàn trong cái quan tài được bọc vải satin. Những thứ ngoài kia mà chúng ta không biết đến đại diện cho các cơ hội lớn và các rủi ro ghê ghớm. Ảo giác về chắc chắn khiến chúng ta bỏ rơi các cơ hội bởi vì chúng ta muốn ở trong vòng an toàn hơn là đương đầu với rủi ro. Tuy nhiên, các hoàn cảnh có thể thay đổi chỉ bằng một nhịp đập của trái tim và cái vùng an toàn này tan biến. Cái thứ ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy ở trong ảo giác về sự chắc chắn là màu đỏ - ánh sáng của sự dừng lại.

Hành động: "Chấp nhận rủi ro, thay đổi bản thân"

--------------------

Bài này dịch từ: Coaching into greatness, Kim George, 2006.

Chỗ nào dịch sai, bạn cứ góp ý với D nhé. Cám ơn!

Chủ Đề