Ký hiệu dạng ren m là gì

Biểu diễn quy ước ren

Hình dạng của ren phức tạp nên ren được biểu diễn theo quy ước quy định trong TCVN 12 – 85.

Biểu diễn ren thấy

– Đường đỉnh ren và đường giới hạn giữa phần có ren và phần không có ren vẽ bằng nét liền đậm.– Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và cách đường đỉnh ren một đoạn xấp xỉ bằng bước ren. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục ren đường tròn đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và để hở một đoạn bằng khoảng 1/4 đường tròn sao cho cung không bắt đầu và kết thúc ở đúng trục tâm của đường tròn [Hình 4.12].

Biểu diễn ren khuất

Đường đỉnh ren, đường đáy ren đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt [Hình 4. 13].

Một số điểm cần chú ý:

1– Kí hiệu ren luôn phải ghi tương ứng với đường kính ngoài của ren.2– Trường hợp ren không tiêu chuẩn thì biểu diễn thêm profin ren bằng hình cắt riêng phần hay hình trích để ghi rõ kích thước [Hình 4.15]3– Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt ren phải gạch đến đường đỉnh ren.4– Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn [đoạn ren có Prôfin không đủ] thì đoạn ren cạn đó được vẽ bằng nét liền mảnh [Hình 4.16].5– Ren hình côn được vẽ và kí hiệu như trên hình 4.17

Ghi ký hiệu ren

1. Ký hiệu ren được ghi trên đường kích thước của đường kính ngoài ren.2. Ký hiệu ren gồm có:

+ Ký hiệu đặc trưng Prôfin của ren: Ví dụ: M; R; Tr...+ Đường kính danh nghĩa của ren [đường kính vòng đỉnh của ren ngoài hay đường kính vòng chân của ren lỗ], đơn vị đo là mm. Riêng ren ống lấy đường kính lòng ống làm kích thước danh nghĩa và đơn vị đo là inch.+ Bước ren [đối với ren một đầu mối] bước xoắn [đối với ren nhiều đầu mối],không phải ghi kích thước bước ren lớn; kích thước bước ren nhỏ được ghi sau kích thước danh nghĩa của ren và phân cách bởi dấu x.Kích thước của bước ren nhiều đầu mối được ghi trong ngoặc đơn, sau bước xoắn kèm theo kí hiệu P. Ví dụ: Tr 20 x 4 [P2].+ Hướng xoắn: Chú ý rằng ren có hướng xoắn phải thì trên ký hiệu ren không cần ghi hướng xoắn. Nếu hướng xoắn trái thì ghi kí hiệu LH.+ Cấp chính xác: Kí hiệu cấp chính xác của ren được ghi sau hướng xoắn của ren và phân cách bằng một gạch nối. Kí hiệu các miền dung sai của mối ghép ren được ghi bằng một phân số, trong đó tử số là miền dung sai của ren trong, mẫu số là miền dung sai của ren ngoài.

Ghi chiều dài ren và chiều sâu của lỗ khoan

Thường chỉ cần ghi kích thước chiều dài ren mà không cần ghi kích thước chiều sâu lỗ khoan. Nếu không ghi tức là chiều sâu lỗ khoan bằng 1,25 chiều dài ren. Hình 4.18 là ví dụ về ghi kích thước ren

Một số ví dụ về ghi kí hiệu ren

  • M12: Ren hệ Met, bước lớn, đường kính danh nghĩa 12 mm;hướng xoắn phải.
  • M14 x 1,5 Ren hệ Mét, bước nhỏ, đường kính danh nghĩa 14 mm, bước ren 1,5 mm
  • M 24 x 4 [P2] LH: là ren hệ mét, hai đầu mối, đường kính danh nghĩa 24 mm bước xoắn 4 mm [bước ren 2 mm] hướng xoắn trái.
  • Tr 30 x 4 – 5H: Ren thang, đường kính danh nghĩa 30mm, bước ren 4mm, cấp chính xác 5H.
  • Sq 30 x 2 LH: Ren vuông một đầu mối, đường kính danh nghĩa 30 mm, bước xoắn bằng bước ren bằng 2 mm, hướng xoắn trái.

G1 3/4 x 1/11": Ren ống một đầu mối, đường kính ngoài 1" 3/4", bước ren 1/11" và ren có hướng xoắn phải.

Tuyển tập sử dụng module này

Ren là một từ rất nhiều nghĩa. Ren trong cơ khí là một trong những khái niệm cơ bản mà người học và làm cơ khí cần phải nắm rõ.

Vậy ren là gì?

Khái niệm về ren trong cơ khí, kim khí

Như các bạn thấy, trên trục hình trụ của bulong, đai ốc [ecu] thường có các đường xoắn ốc tròn xoay. Và nếu có một hình phẳng nào đó thuộc mặt phẳng kinh tuyến của mặt tròn xoay nào đó và hình phẳng này chuyển động theo hướng xoắn ốc sẽ tạo thành bề mặt xoắn ốc, và thứ này được gọi là Ren.

Vậy ren dùng để làm gì?

Ren dùng để ghép nối, truyền lực hoặc dùng để lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

Phân loại ren

Ren được phân loại dựa theo cấu tạo của chúng. Các tên gọi thông dụng của các loại ren này bao gồm:

  • Ren trụ: Loại ren được hình thành trên bề mặt trụ tròn xoay
  • Ren Nón [ren côn]: Loại ren được hình thành trên bề mặt nón tròn xoay
  • Ren ngoài: Loại ren được hình thành trên bề mặt ngoài của mặt tròn xoay
  • Ren trong [lỗ ren]: Loại ren được hình thành mặt trong của lô tròn xoay

Ví dụ: Ecu [đai ốc] là loại vật liệu có ren trong, bulong là vật liệu có ren ngoài.

Bảng tra bước ren tiêu chuẩn

Loại

Bước ren [P]

Đường kính lỗ khoan [D]

M2

0.4

1.6

M3

0.5

2.5

M4

0.7

3.3

M5

0.8

4.2

M6

1

5

M8

1.25

6.8

M10

1.5

8.5

M12

1.75

10.2

M14

2

12

M16

2

14

M18

2.5

16.5

M20

2.5

17.5

M22

2.5

19.5

M24

3

21

M27

3

24

M30

3.5

26.5

Các loại ren tiêu chuẩn

Trong kỹ thuật, người ta không chỉ dùng một loại ren nhất định. Có một số loại ren có thể kể đến như ren hệ mét, ren Anh, ren ống... Sau đây là một số loại ren tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến:

- Ren hệ mét: Profin ren hệ mét là một tam giác đều có đơn vị đo là mm, ký hiệu là M. Ren hệ mét bao gồm 2 loại: Ren hệ mét bước lớn và Ren hệ mét bước nhỏ. Hai loại ren này có đương fkihs bằng nhau nhưng bước ren khác nhau. [Hình a]

- Ren côn hệ mét: Prôfin của ren côn hệ mét là một tam giác với đỉnh là góc 60 độ, đơn vị đo là mm và ký hiệu là MK [Hình a]

- Ren ống: Là loại ren dùng trong các mối ghép bằng ống, có profin là một tam giác cân, đỉnh là góc 55 độ, đo bằng đơn vị inch [Hình b, c]. Ren ống bao gồm 2 loại:

+ Ren ống hình trụ: Ký hiệu là G với các kích thước được quy định trong TCVN 4681 - 89.

+ Ren ống hình côn: Ký hiệu là R với các kích thước được quy định trong TCVN 4681 - 88.

- Ren tròn: Với profin là cung tròn, đơn vị mm và ký hiệu Rd. Được sử dụng với các chi tiết có vỏ. Các kích thước của ren tròn được quy định trong TCVN 2256 - 77.

- Ren hình thang: Loại ren có profin là hình thang cân, góc đỉnh 30 độ, đơn vị đo mm, ký hiệu Tr. Bao gồm ren hình thang một đầu mối và Ren hình thang nhiều đầu mối. Kích thước ren hình thang được quy định trong TCVN 2254 - 77 và TCVN 2255 - 77 [Hình d].

- Ren hình vuông: Là loại ren tùy theo yêu cầu sử dụng dược tạo ra theo hình f.

- Ren răng cưa: Có profin là hình thang thường với góc đỉnh là 30 độ, đơn vị đo mm và ký hiệu là S [Hình e]

Ký hiệu ren theo tiêu chuẩn

Ngoài việc biểu diễn ren theo hình vẽ, còn phải sử dụng các ký hiệu ren theo quy định TCVN 204-66.

Các ký hiệu ren phải ghi rõ profin ren [gồm đường kính ngoài và bước ren], hướng xoắn và số đầu mối. Trong đó:

- Profin ren được ký hiệu bằng chữ viết tắt đặc trưng cho profin tên gọi loại ren. [M cho ren hệ mét, Ô cho ren ống và T cho ren thang].

- Nếu ren thường có hướng xoắn phải và một đầu mối, tiêu chuẩn cho phép không cần ghi ký hiệu này.

- Ký hiệu ren được viết theo kích thước và trên đường kích thước của đường kính ngoài ren và bước xoắn, hai số này cách nhau một dấu x. Ví dụ: M20 x 1: Là ren hệ mét có đường kính ngoài d = 20mm và bước ren p = 1mm.

Ví dụ khác: M 12. Phải Có nghĩa là ren hệ mét với đường kính ngoài d = 16mm, bước ren tiêu chuẩn 1,75mm cho ghép không ghi, ren có hướng xoắn phải.

Ô 2″ có nghĩa là ren loại ống có đường kính ngoài d = 2″, có bước ren tiêu chuẩn [bước lớn - tra bảng]. Hướng xoắn phải [cho phép không ghi].

Với các ren có nhiều đầu mối có thể ký hiệu như sau:

- 3 mối M 40 x 1 trái

- 4 mối T 30 x 3.

Lưu ý: Với các ren có nhiều mối, kích thước của ren ghi trên ký hiệu sẽ kích thước của bước xoắn.

- Lỗ có ren kín [lỗ ren cạn, không thông]: Được phép ghi chữ kín ở cuối ký hiệu ren.

- Các mối ghép ren quan trọng [phải kín khít không có lỏng dọc trục, có khả năng tự hãm, chịu tải dọc trục, tải trọng động...], khớp ren cần có chế độ dung sai riêng và được ghi bằng số cấp chính xác, khi cần thiết được ghi ở cuối ký hiệu ren.

Ví dụ: M 16 x 1 cấp 3

T 36 x 6 cấp 3

Như vậy trên đây chúng tôi đã làm rõ về ren là gì cũng như ren dùng để làm gì, các bước ren tiêu chuẩn. Nếu như bạn còn gì thắc mắc vui lòng để lại ý kiến để được giải đáp.

Để mua thanh ren giá rẻ tại Hà Nội vui lòng liên hệ hotline tư vấn để nhận báo giá miễn phí nhé.

Hotline: 0974 82 56 58

Chủ Đề