Lãi suất ngân hàng năm 2006 mới nhất năm 2022

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp báo Chính phủ. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Đây là khẳng định của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp báo Chính phủ vừa diễn ra chiều 29/10 tại Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, nếu so với thời điểm cuối năm 2011, chúng ta có thể thấy lại một bức tranh lãi suất vô cùng cao ở mức trên 20%/năm. Thời điểm đó, lãi suất được các tổ chức tín dụng sử dụng là công cụ cạnh tranh, lôi kéo khách hàng làm thị trường biến động.

Đứng trước thời điểm lạm phát đang rất cao, vừa phải thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát lạm phát đồng thời giảm mặt bằng lãi suất, NHNN đã thực hiện các giải pháp điều hành để mặt bằng lãi suất giảm xuống như hiện nay.

Bà Hồng chia sẻ, đối với doanh nghiệp thì chi phí tài chính là một yếu tố đầu vào, nên rất mong mỏi lãi suất tiếp tục được giảm nữa. Ngoài các biện pháp giảm lãi suất bằng các chính sách, công cụ, Thống đốc NHNN trong năm 2012 rất trăn trở và đã đưa ra lời hiệu triệu các ngân hàng giảm lãi suất của khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%. Lời hiệu triệu này đã được hưởng ứng mạnh mẽ.

Hôm qua 28/10, Thống đốc NHNN đã kêu gọi 4 "ông lớn" là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên xuống không quá 10%.

Đáp lại, lãnh đạo những ngân hàng này cho biết sẽ ngay lập tức triển khai giảm lãi suất trên toàn hệ thống với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Công Việt


Theo khảo sát tại phần lớn các ngân hàng, lãi suất huy động tiền VNĐ trong tháng 2/2022 tại nhiều ngân hàng đã được điều chỉnh tăng, trong đó, có ngân hàng huy động với lãi suất trên 12%/năm. Đơn cử, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank], khách hàng được hưởng lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm khi gửi tiền tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank NEO. Đây là mức lãi suất cao nhất tại VPBank và cũng cao nhất toàn ngành tại thời điểm này. Như vậy, VPBank đã có bước tăng lãi suất thêm tới 0,7%/năm tại nhiều kỳ hạn so với hồi đầu tháng 1/2022.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam [MSB], lãi suất gửi, tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; còn 5-5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.

Hay như với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank], lãi suất tiền gửi cũng tăng 0,2-0,5%/năm, lên mức cao nhất 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng; tiếp đến là mức 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á [BacABank] và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín [VietBank] đều tăng lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên mức 6,5%/năm. Riêng lãi suất tiết kiệm online với kỳ hạn 12 tháng tại VietBank lên mức 6,8%/năm.

Lãi suất huy động đang có diễn biến tăng khá mạnh.

Trong khi đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu [ACB] và Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt [VietCapitalBank] cũng tăng lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn ngắn, song biên độ điều chỉnh không cao, chỉ trong mức từ 0,1 đến 0,2%/năm. Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng không đứng ngoài cuộc đua huy động vốn. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [VietinBank], khách hàng gửi tiết kiệm online được cộng thêm 0,3-0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2-0,4/năm, tùy theo kỳ hạn gửi.

Theo đó, lãi suất cao nhất 6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 12-36 tháng; kỳ hạn 9 tháng là 4,4%/năm. Nhiều ngân hàng khác lại triển khai các chương trình tặng quà, hoặc ưu đãi cho khách hàng gửi tiền. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] tặng khách 100.000 đồng khi gửi tiết kiệm tại quầy.

Về xu hướng lãi suất của năm 2022, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] Phạm Chí Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước điều hành ổn định lãi suất dựa trên diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay.

Đối với lãi suất huy động sẽ tiếp tục ổn định. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành bảo đảm hài hòa quyền lợi của người gửi tiền và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng dự kiến 14% so với năm 2021, tương ứng lượng vốn đưa ra thị trường khoảng 11,86 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1,46 triệu tỷ đồng. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn cho vay.

“Nguồn vốn tín dụng năm 2022 sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lãi suất điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các ngân hàng tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế”, ông Đào Minh Tú khẳng định.

Thái Bình

Cùng Đồng hành

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----

Số: 2308/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỨC LÃI SUẤT CƠ BẢN BẰNG ĐỒNGVIỆT NAM

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm1997; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Namnăm 2003;
- Căn cứ Luật Các tổchức tín dụng năm 1997; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chứctín dụng năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay công bố mức lãi suất cơ bản bằng Đồng ViệtNam là 8,25%/năm.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày01 tháng 12 năm 2006 và thay thế Quyết định số 2045/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiềntệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhànước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc [Giám đốc] các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC





Nguyễn Đồng Tiến

Chuyển động lãi suất ngoại tệ 

Năm trước, do tác động quan hệ cung cầu về vốn, lạm phát và lãi suất trên thị trường thế giới tăng đã làm tăng lãi suất trong nước. Hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh tăng lãi suất VNĐ và USD ở tất cả các kỳ hạn. Cuối năm 2005 lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng 1%-1,4%/năm so với đầu năm và lãi suất tiền gửi VNĐ tăng 0,57%-0,69%/năm.

Đúng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán, các ngân hàng đã có một đợt tăng lãi suất USD. Riêng lãi suất huy động nội tệ của các ngân hàng thương mại hiện nay khoảng 8,4%-9%/năm đối với loại kỳ hạn 12 tháng, so với lãi suất cơ bản 8,25%/năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] đã được điều chỉnh hồi đầu tháng 2, tức sau một ngày FED tuyên bố tăng thêm 0,25%.

Với đợt tăng lãi suất ngay từ đầu năm 2006 của FED, nhiều chuyên gia dự đoán sẽ chưa có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng bắt đầu có sự chuyển động. Eximbank là ngân hàng phản ứng sớm nhất bằng việc điều chỉnh lãi suất huy động USD đối với kỳ hạn 3 tháng tăng từ 3,85%/năm lên 4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,05%/năm lên 4,2%/năm và 12 tháng từ 4,55% lên 4,65%/năm. Ông Đào Hồng Châu, Phó Giám đốc Eximbank, cho biết việc tăng lãi suất USD là nhằm đảm bảo nguồn vay bằng ngoại tệ trong thời gian tới.

Hiện lãi suất huy động ngoại tệ cao nhất trên thị trường thuộc về các ngân hàng Vietcombank, ACB, Eximbank, EAB… Lãi suất USD tăng sẽ rút ngắn mức chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cho rằng mức tăng vừa qua của FED chưa ảnh hưởng lớn đến thị trường vốn. Hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh lãi suất từ cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay nhằm đảm bảo nguồn vốn kinh doanh nên chưa tăng lãi suất cho vay cũng như huy động đối với VNĐ.

Điều chỉnh đến đâu?

Lãi suất có tiếp tục tăng hay không là vấn đề người dân lẫn giới sản xuất - kinh doanh quan tâm. Theo ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc ACB, việc tăng lãi suất trong thời gian tới là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ cân nhắc tăng ở mức độ nào nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng gửi tiền nhưng cũng không gây “sốc” cho khách hàng tiêu thụ vốn. Nhiều dự đoán sẽ có sự thay đổi lãi suất từ quý 2/2006. Ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc khách hàng doanh nghiệp vùng 2 của VIB Bank, cho biết việc ngân hàng tăng lãi suất cũng là cách để ngân hàng giữ thị phần của mình trước bối cảnh có rất nhiều kênh thu hút vốn và khách hàng tiền gửi đã quan tâm nhiều hơn đến việc sinh lời từ đồng vốn tiết kiệm.

Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, nhận định năm 2006 lãi suất có thể sẽ tiếp tục biến động thường xuyên do các yếu tố tiềm ẩn làm giá cả tăng vẫn còn, đơn cử là giá vàng, dầu mỏ trên thế giới tiếp tục có những dấu hiệu biến động mạnh, dịch cúm gia cầm… Diễn biến của thị trường tiền tệ trong nước năm nay sẽ gắn liền với diễn biến của thị trường hàng hóa thế giới và chịu tác động bởi các yếu tố khác.

Riêng lãi suất của FED xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và sự phục hồi của USD sẽ là những yếu tố khách quan tác động đến quan hệ cung cầu vốn ngoại tệ. Do đó lãi suất ngoại tệ trong nước buộc phải tăng theo. Muốn giữ được khách hàng, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất VNĐ để đảm bảo một khoảng chênh lệch hợp lý giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề