Lãi suất vay tín chấp ngân hàng mới nhất năm 2022

[thitruongtaichinhtiente.vn] - So với cùng kỳ tháng 5/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong đầu tháng 6/2022 tiếp tục tăng với biên độ từ 0,1 – 0,8%. Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường với số tiền gửi từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đang ở mức 7,3%/năm.

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ thực hiện tại một số ngân hàng như: Vietcombank, BIDV, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, Sacombank, VietABank... cho thấy, trong ngày đầu tháng 6/2022 lãi suất tiết kiệm kỳ hạn [3, 6, 12, 24 tháng] tại một số ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục được điều chỉnh tăng, với biên độ tăng thêm phổ biến từ 0,1-0,5% một năm, thậm chí có nhà băng tăng đến thêm 0,8%.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc Tế [VIB] là ngân hàng có mức độ điều chỉnh tăng mạnh nhất trên thị trường, với mức điều chỉnh tăng thêm 0,8% cho kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng. Ngoài ra, kỳ hạn 3 tháng cũng được ngân hàng điều chỉnh tăng thêm 0,5%, kỳ hạn 24 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,4%. Với biên độ lãi suất được tăng thêm, kỳ hạn 3 tháng của VIB có lãi suất là 4,0%/năm; 6 tháng là 5,8%/năm; 12 tháng là 6,2%/năm; 24 tháng là 6,2%/năm.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank] cũng thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động tăng khoảng 0,3 - 0,7 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Theo đó, lãi suất tiết kiệm thông thường với mức gửi chỉ từ vài triệu đồng trở lên ở kỳ hạn 3 tháng là 3,35%/năm; 6 tháng là 4,65%/năm; 12 tháng 5,55%/năm; 24 tháng là 5,65%/năm. Với khách hàng VIP 1, lãi suất huy động cao nhất được ghi nhận là 6,2%/năm [kỳ hạn 36 tháng], tăng tăng 0,7 điểm % so với mức lãi suất trước đó là 5,5%/năm. Đặc biệt, với khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng và khách hàng cam kết không được tất toán trước hạn, Techcombank tiếp tục duy trì mức lãi suất 7,1%/năm.

So với cùng kỳ tháng trước, Ngân hàng TMCP Quốc Dân [NCB] cũng đã điều chỉnh tăng thêm từ 0,3 – 0,5% đối với các kỳ hạn được khảo sát. Cụ thể, biểu lãi suất huy động niêm yết ở mức: kỳ hạn 3 tháng áp dụng lãi suất 3,8%/năm [tăng 0,3%]; kỳ hạn 6 tháng là 6,3%/năm [tăng 0,5%]; kỳ hạn 12 tháng là 6,6%/năm [tăng 0,45%]; kỳ hạn 24 tháng là 6,9%/năm [tăng 0,5%].

Hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB] cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại một số kỳ hạn với mức tăng từ 0,1 – 0,3%, cụ thể: kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,1% đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên 6,0%/năm; kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng tăng thêm 0,3% đưa lãi suất huy động lên 7,3%/năm. SCB cũng là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường hiện nay.

Ngoài những ngân hàng trên, các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, SHB... cũng thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất với mức phổ biến 0,1-0,4% một năm.

Trái ngược với xu hướng tăng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng có vốn nhà nước tiếp tục cho thấy sự ổn định so với các tháng trước, ví như: lãi suất tiền gửi tại Vietcombank vẫn duy trì mức 3,3%/năm cho kỳ hạn 3 tháng; 4,0%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 5,5% cho kỳ hạn 12 tháng...

Dự báo cho cả năm 2022, Công ty CK VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9 - 6,1% một năm vào cuối năm 2022 [hiện ở mức 5,5 - 5,7% một năm], vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Còn các chuyên gia của Công ty CK BSC đưa ra kịch bản, nếu lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 6/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt

Chính sách hỗ trợ lãi suất là một trong những nội dung tại Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ được ban hành tại Quyết định số 422/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN].

Mục đích của Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng; kế hoạch hành động bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 11; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu đề ra.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đồng thời, triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Bên cạnh đó, tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam [Agribank]; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng [TCTD] và tiếp tục xử lý nợ xấu: Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank; theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nêu trên, các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức triển khai quyết liệt kế hoạch hành động; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình triển khai của đơn vị; chỉ đạo xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra…/.


Ngoài việc hàng ngày, hàng tháng, cập nhật lãi suất vay tín chấp, thế chấp, vay mua nhà, mua xe,… VietnamBiz cũng tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước các bài so sánh lãi suất cho vay ngân hàng, xu hướng lãi suất trong tương lai.

Thông tin Lãi suất vay mới nhất

Các ngân hàng được khảo sát lãi suất như nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank; nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, MBBank, Techcombank, Eximbank, Sacombank, SHB, VIB, TPBank, HDBank, Nam A Bank, PVcomBank,…

Lãi suất cho vay ngân hàng là chi phí người vay phải trả cho việc sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng cho khách hàng vay và nhiệm vụ của khách hàng sau khi sử dụng nguồn vốn đó sẽ là hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã vay cộng thêm một khoản tiền ngoài số tiền gốc đó. Khoản tiền cộng thêm này chính là tiền lãi.

Xem thêm: Lãi suất tiền gửi mới nhất

Các chú ý cơ bản về lãi suất cho vay ngân hàng

Lãi suất cho vay ngân hàng cũng tuân theo những quy luật về cung cầu và rủi ro trên thị trường. Một số chú ý cơ bản về lãi suất ngân hàng khách hàng cần chú ý như sau:

  • Lãi suất cho vay dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn

  • Lãi suất cho vay tín chấp [không có tài sản bảo đảm] thường cao hơn lãi suất của khoản vay có thế chấp bằng tài sản [nhà đất, ô tô, tài sản khác,…]

  • Khoản vay được ngân hàng đánh giá là có rủi ro cao sẽ được áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp lại khả năng mất vốn.

  • Ngân hàng thắt chặt các điều kiện cho vay thì sẽ áp dụng lãi suất thấp do đã loại bỏ được bớt những rủi ro từ phía khách hàng. Ngược lại, nếu điều kiện cho vay dễ dàng thì lãi suất áp dụng sẽ cao hơn để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

Các ngân hàng cũng thường không công bố chính thức mức lãi suất cho vay ngân hàng vì tuỳ vào việc đánh giá khách hàng, phương án vay vốn mà mức lãi suất của từng khách hàng có thể khác nhau. Cùng với đó, đây cũng là điểm mấu chốt trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng nên họ không thể tiết lộ quá nhiều cho đối thủ của mình.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lại công bố mức lãi suất cơ sở để tính lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay của khách hàng sẽ bằng mức lãi suất cơ sở này cộng thêm một biên độ nhất định.

Tại một số chương trình đặc biệt đẩy mạnh mang tính chiến lược hoặc khuyến mãi, ngân hàng lại chủ động đưa ra các mức lãi suất và tất cả các ưu đãi của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ. Có thể kể đến các chương trình như cho vay lãi suất 0% tháng đầu, cho vay mua ô tô lãi suất từ 6,99%/năm,...

Lãi suất vay ngân hàng năm 2022 khi mua nhà, mua ô tô

Thán này, một số ngân hàng có điều chỉnh biểu lãi suất cho vay mua nhà với nhiều kì hạn đa dạng và phương thức tính lãi để lựa chọn.

Có nên vay tiền lãi suất thấp mua nhà tại các ngân hàng?

Lãi suất vay mua nhà tháng 4/2022

Ngân hàng

Lãi suất ưu đãi [%/năm]

Lãi suất sau ưu đãi [%/năm]

3 tháng

6 tháng

12 tháng

24 tháng

36 tháng

Vietcombank

8,1

8,9

9,5

LSTK 24 tháng 3,5% [10,5%]

BIDV

8

9

LSTK 24 tháng 3,5% [10,5%]

VietinBank

8,1

8,5

LSTK 36 tháng 3,5% [11%]

Techcombank

7,99

8,79

LSCS 4,39% = [10,5%]

Eximbank

11,5

LSTK 24 tháng 3,5% [11,5%]

TPBank

6,9

10,5

LSTK 12 tháng 4%

VPBank

8,5

9,5

LSCS 4% = [12 – 13%]

VIB

8,5

10,4

LSTK 12 tháng 3,9% [11,5%]

Sacombank

11,5

LSTK 13 tháng 4,7% [12,5%]

LienVietPostBank

10,25

LSTK 13 tháng 3,75% = [11%]

SCB

9,0

9,5

LSTK 13 tháng 4,2% [11,9%]

ACB

9,5

LSTK 13 tháng 3,9% [11%]

SHB

8,9

-

MSB

6,59

8

-

PVcomBank

7,59

8,99

-

OCB

8,68

LSTK 13 tháng 3,9% [11,4%]

Bac A Bank

8,99

-

UOB

9,49

Năm 2: LSCS 1,29%

Từ năm 3: LSCS 1,79% = [9,79%]

Hong Leong Bank

7,75

8,25

LSCS 1,4% = [9,65%]

Shinhan Bank

7,8

8,6

10,1

CPV 6 tháng 3,8% = [10,38%]

Standard Chartered

6,79

7,79

8,39

10 - 10,5%/năm

Woori Bank

7

8 - 9%/năm

HSBC

7,99

7,99

8,49

9,49

-

Khung lãi suất vay mua nhà ưu đãi tại các ngân hàng chủ yếu trong phạm vi 8 – 9%/năm, cố định trong 12 tháng đầu khoản vay. Ngoài ra, nhiều ngân hàng có chương trình hỗ trợ khoản vay lên đến 90% giá trị căn hộ nếu người đi vay thế chấp tài sản giá trị. Thời hạn vay có thể lên đến 35 năm tùy điều kiện.

Bảng lãi suất cho vay mua ô tô của các ngân hàng mới nhất tháng 4/2022

Ngân hàng

Lãi suất ưu đãi

Lãi suất sau ưu đãi

Thời gian vay

3 tháng

6 tháng

12 tháng

24 tháng

36 tháng

Vietcombank

7,8

8,7

9,3

LSTK 24 tháng 3,5%

5 năm

VietinBank

8,3-8,5

11%/năm

6 năm

BIDV

8

6,8 – 7%/năm [ 3,5%]

7 năm

Agribank

9-9,5

10-10,5

9-10,5%/năm

8 năm

Techcombank

8,29

8,79

10,5-11%/năm

7 năm

VPBank

7,5

8,49

9,49

11%/năm

8 năm

Eximbank

7,5

-

6 năm

VIB

7,9

-

8 năm

TPBank

7,6

-

6 năm

Sacombank

11,5-12

LSTK 13 tháng 3,5%

10 năm

ACB

7,5

-

7 năm

MBBank

8,2

-

8 năm

SHB

7,5

-

7 năm

MSB

6,99

8,99

11,5%/năm

6 năm

VietABank

6

-

7 năm

OCB

7,5

-

5 năm

LienVietPostBank

9,6

12,4%/năm

6 năm

SeABank

7,5

-

5 năm

HDBank

11

-

10 năm

BacABank

8,99

12%/năm

6 năm

NamABank

10

10%/năm [ 4,5%]

8 năm

Shinhan Bank

7,69

8,49

9,69

10,6%/năm

6 năm

HSBC

7,4

-

5 năm

UOB

9,99

-

-

Standard Chartered

6,99

8,25

8,75

-

-

Hong Leong Bank

7,5

7,95

-

-

Tháng này, các ngân hàng vẫn triển khai nhiều hình thức mua xe trả góp hỗ trợ khách hàng vay vốn với mức lãi suất vay mua ô tô đặc thù riêng cho từng dòng xe và gói vay cùng nhiều chương trình ưu đãi.

Biểu lãi suất vay ngân hàng tháng mới dao động trong phạm vi 7 - 10%/năm, thay đổi linh hoạt theo từng kì hạn. Thời gian vay ưu đãi có thể lên tới 3 năm trong khung thời gian cho vay từ 5 đến 10 năm.

Video liên quan

Chủ Đề