Làm căn cước có được son mới không

Căn cước công dân là một giấy tờ rất quan trọng bởi căn cước công dân sẽ được dùng trong nhiều giao dịch. Tuy nhiên, trước nay, không ít người ngại, không muốn chia sẻ loại giấy tờ này vì ảnh mình trên đó… quá xấu. Từ đó, không ít người thắc mắc liệu họ có được trang điểm để có hình ảnh đẹp hơn khi làm căn cước công dân.

Vậy Chụp ảnh căn cước công dân có được trang điểm không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Đi làm Căn cước công dân có được trang điểm không?

Trước đây, tại điểm d, khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân như sau:

– Là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính;

– Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân;

– Riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt.

Tuy nhiên, các quy định tại Thông tư 07/2016 đã hết hiệu lực từ 01/7/2021 và được thay thế bởi Thông tư 59/2021/TT-BCA.

Tại Thông tư 59 hiện đang có hiệu lực thi hành, các yêu cầu về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân như trên đã không còn được quy định.

Có thể thấy, từ trước đến nay, pháp luật đều không có quy quy định bắt buộc công dân phải mặc áo gì hay cấm không được trang điểm để chụp ảnh Căn cước công dân.

Theo đó, khi đi làm thẻ Căn cước, công dân có thể mặc các kiểu áo khác nhau theo sở thích nhưng phải gọn gàng, lịch sự, nghiêm túc; Có thể trang điểm nhưng không quá đậm, lòe loẹt, làm mất đi đường nét, đặc điểm riêng nhận dạng trên khuôn mặt.

Cùng với câu hỏi Chụp ảnh căn cước công dân có được trang điểm không thì chỉ huy Phòng Cảnh sát lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội cho biết, không có quy định cấm người dân trang điểm hay làm đẹp về thời trang khi chụp ảnh để làm căn cước công dân.

Ngoài ra, trang phục còn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, tôn giáo và độ tuổi của người làm căn cước. Quy định chung là chụp ảnh sao cho đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả và phù hợp nhất cho từng đối tượng.

Để đảm bảo các đặc điểm về nhận dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch pháp lý về sau, lực lượng cảnh sát sẽ hướng dẫn công dân chụp ảnh để làm căn cước gắn chip nên mặc áo sáng màu, không trang điểm quá đậm hoặc có tác động khác khiến khuôn mặt không rõ ràng trên ảnh chân dung.

Theo Thông tư số 06/2021 của Bộ Công an, thẻ căn cước công dân gắn chip có hình chữ nhật, 4 góc được cắt tròn. Thẻ có chiều dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm và dày 0,76 mm giống kích thước của mẫu thẻ căn cước mã vạch đang lưu hành.

Ảnh chân dung của công dân được giữ nguyên kích thước 20×30 mm và nằm ở mặt trước của căn cước.

Có được chụp lại ảnh khi ảnh căn cước công dân không đẹp?

Theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA, cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp sau khi thu nhận vân tay và chụp ảnh chân dung của công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin phải in Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân gắn chíp, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.

Như vậy, công dân có quyền kiểm tra và ký xác nhận về vân tay, ảnh của mình trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân gắn chíp. Do đó, người dân có thể thỏa thuận với cán bộ tiếp dân, xin chụp lại ảnh nếu cảm thấy không ưng ý. Tuy nhiên, việc cho phép chụp lại hay không phụ thuộc vào cán bộ.

Thông thường, trên thực tế chỉ trường hợp ảnh thẻ không rõ mặt như bị nháy mắt, nghiêng đầu, không rõ hai tai hoặc tác phong không lịch sự thì công dân có quyền không xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân gắn chíp và yêu cầu được chụp lại ảnh.

Thời gian làm thẻ căn cước công dân trong bao lâu?

Việc cấp mới, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân được thực hiện theo quy định. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn được nêu tại Điều 25, Luật căn cước công dân 2014 như sau:

Trường hợp cấp mới, cấp đổi

– Tại thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc.

– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Trường hợp cấp lại

– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

– Tại thành phố, thị xã và các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Do đó, thời gian cấp thẻ căn cước công dân có thể được rút ngắn hơn trong thời gian tới.

Ngoài ra, hiện nay, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân qua đường bưu điện. Để làm được điều này, người dân cần ghi rõ tại Tờ khai Căn cước công dân và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát.

Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Khi đi làm thẻ căn cước, bạn sẽ phải chụp ảnh chân dung nên pháp luật đã quy định trang phục cho trường hợp này. Nên mặc gì khi đi làm thẻ căn cước? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn biết trang phục được nhà nước quy định khi làm thẻ căn cước công dân.

Thẻ căn cước công dân (CCCD) là tên gọi giấy tờ tùy thân của mọi công dân Việt Nam. Đây là thẻ có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ nhằm thực hiện những giao dịch trong phạm vi nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Để thay thế cho chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước thông thường, nước ta đang tiến hành triển khai thủ tục cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip. Ngoài những thông tin cá nhân thì trên thẻ căn cước còn yêu cầu hình ảnh chụp chân dung của mỗi người. Do vậy, trang phục khi đi làm thẻ cũng nằm trong quy định của luật pháp nhà nước. Vậy cần mặc gì khi đi làm thẻ căn cước?

1. Những quy định về làm căn cước công dân

Tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA đã quy định các yêu cầu sau về ảnh chụp căn cước công dân như sau:

  • Ảnh chụp chân dung của công dân gắn trên thẻ phải là hình chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, đầu để trần, không được đeo kính. Tổng thể trang phục và tác phong cần lịch sự, nghiêm túc.
  • Người dân không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi đi chụp ảnh và làm thẻ căn cước công dân. Trong trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc riêng biệt thì được phép mặc lễ phục của dân tộc, tôn giáo đó. Nếu tôn giáo hoặc dân tộc có khăn đội đầu thì công dân được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ, tuy nhiên cần phải đảm bảo ảnh chụp rõ mặt.

2. Chụp ảnh thẻ căn cước công dân mặc áo gì?

Có thể thấy những quy định trên của pháp luật không hề quy định cụ thể hay bắt buộc khi chụp căn cước công dân phải mặc một loại trang phục rõ ràng. Những quy định ấy chỉ loại trừ những trường hợp không nên, không phù hợp mà thôi. Miễn là bạn cảm thấy trang phục nào đủ lịch sự, đủ kín đáo và phù hợp với bản thân thì đều có thể mặc để đi chụp căn cước công dân.

2.1. Nên mặc áo sơ mi

Vậy cần mặc gì khi đi làm thẻ căn cước mới phù hợp? Bạn không nhất thiết phải mặc áo có cổ khi đi làm thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, bạn nên mặc áo sơ mi trắng để bản thân thanh lịch, trưởng thành, khi chụp ảnh sẽ hài hòa với phông nền được sử dụng cho buổi chụp chân dung.

Ngoài ra thì các kiểu áo sơ mi có màu khác cũng phù hợp, bạn có thể lựa chọn các màu giúp da mình trông sáng hơn. Nhưng lưu ý không nên chọn áo sơ mi có chất liệu phi bóng hoặc nhung vì chúng sẽ hắt ánh sáng từ đèn chiếu khi chụp nhé.

Làm căn cước có được son mới không
Bạn nên mặc áo sơ mi trắng khi đi làm thẻ căn cước công dân

2.2. Đi làm căn cước công dân mặc áo thun được không?

Như đã nói ở trên, miễn là bạn cảm thấy mặc áo thun thoải mái, đủ kín đáo và lịch sự thì hoàn toàn có thể mặc áo thun khi chụp ảnh CCCD. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn loại áo thun có chất liệu dày dặn, form áo rộng rãi hoặc vừa vặn với cơ thể. Không nên mặc các loại áo thun ôm sát hay áo thun croptop gây mất thiện cảm.

2.3. Mặc áo kiểu khi đi chụp hình CCCD

Ngoài áo sơ mi, áo thun thì bạn cũng có thể mặc các loại áo kiểu khác khi đi làm thẻ CCCD. Những mẫu áo kiểu có cổ, tay dài với màu sắc nhã nhặn, không họa tiết cũng giúp bức hình của bạn sáng hơn, nổi bật hơn. Điểm trừ duy nhất là thẻ CCCD có giá trị sử dụng lâu dài, nếu bạn không muốn mình trông quê mùa trong ảnh chụp CCCD sau vài năm nữa thì hãy ưu tiên chọn các kiểu áo cơ bản, đơn giản và không bị lỗi mốt nhé.

3. Có được nhuộm tóc, trang điểm khi đi làm thẻ căn cước công dân không?

Trong các điều luật quy định, nhà nước không quá khắt khe về vấn đề trang điểm hay nhuộm tóc sáng màu khi đi làm thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, bạn nên trang điểm nhẹ nhàng và lựa chọn màu tóc trang nhã cho trường hợp này. Bên cạnh đó, việc chụp ảnh chân dung làm thẻ căn cước cần đảm bảo cho ảnh được rõ nét, nhìn rõ các đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt. Do vậy, công dân cần để lộ rõ phần lông mày. Trong trường hợp bạn để mái dài quá lông mày hoặc che khuất lỗ tai thì sẽ được yêu cầu vén mái sang hai bên, vén tóc ra sau tai.

Khi chụp ảnh, bạn không được đeo mắt kính. Đối với những bạn bị cận thị, để ảnh chân dung trông đẹp, đôi mắt thần thái, không bị dại thì bạn tốt nhất là nên đeo kính áp tròng không màu thay vì mang kính cận bình thường.

Tóm lại, khi đi chụp ảnh căn cước công dân gắn chip, bạn nên mặc áo sơ mi màu sáng, có thể trang điểm nhạt hoặc không trang điểm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, nhận diện khi thực hiện các thủ tục liên quan đến căn cước công dân sau này.

Làm căn cước có được son mới không
Bạn có thể trang điểm nhẹ khi đi chụp ảnh thẻ căn cước công dân

4. Chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không?

Rất nhiều bạn nữ hay thắc mắc về việc để tóc mái khi đi chụp ảnh căn cước công dân. Tóc mái đối với nhiều bạn là một thứ không thể thiếu giúp che đi phần trán cao, rộng hoặc có thể do tóc có ngôi, xoáy không đẹp, hoặc cũng có thể do mụn. Tuy nhiên, khi đi chụp căn cước công dân, mục đích của việc chụp ảnh chân dung là để đáp ứng yêu cầu đối chiếu, nhận dạng sau này nên bắt buộc ngũ quan của bạn phải được lộ rõ.

Điều đó có nghĩa là mắt, mũi, tai, miệng và chân mày cần được lộ rõ trong hình chụp căn cước. Nếu bạn để tóc mái, phần chân mày và tai sẽ bị khuất. Chính vì vậy, bạn không nên để mái khi đi chụp căn cước công dân. Nếu được thì bạn chỉ nên để mái dài có thể vén ra sau mang tai để lộ rõ hàng chân mày và tai của mình.

5. Được chụp lại ảnh nếu ảnh căn cước công dân không đẹp hay không?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA, các cán bộ thực hiện công tác cấp thẻ sau khi lấy dấu vân tay và chụp ảnh chân dung thì phải chịu trách nhiệm in phiếu thu nhận thông tin, chuyển cho công dân kiểm tra cẩn thận và ký, ghi rõ họ tên. Lúc này, công dân có quyền kiểm tra thông tin cá nhân, ký xác nhận vân tay, ảnh thẻ của mình trên phiếu. Người dân có thể thỏa thuận lại với cán bộ, xin chụp lại ảnh thẻ nếu cảm thấy không ưng ý. Tuy nhiên, việc có đồng ý chụp lại ảnh hay không sẽ phụ thuộc vào cán bộ.

Trên thực tế, chỉ những trường hợp ảnh thẻ nhìn không rõ mặt mũi, chẳng hạn như bạn nghiêng đầu, nháy mắt, nhận diện không rõ hai tai, tác phong không lịch sự thì công dân có quyền không xác nhận vào phiếu thu nhận thông tin. Tiếp đó, công dân sẽ yêu cầu được chụp lại ảnh thẻ.

Làm căn cước có được son mới không
Mẫu thẻ cccd gắn chip

4. Cách chụp ảnh căn cước đẹp

Để có một tấm ảnh căn cước công dân đẹp, bạn hãy lưu ý những mẹo sau:

  • Mặc áo sơ mi trắng để giúp khuôn mặt bừng sáng.
  • Chọn kiểu tóc đơn giản, gọn gàng để che bớt khuyết điểm, chẳng hạn như: cột tóc đuôi gà, xõa tóc và vén gọn sang hai bên vành tai, cột tóc nửa đầu, búi tóc củ tỏi.
  • Khi trang điểm, bạn không nên đánh phấn lệch tone quá nhiều giữa phần mặt và cổ, nên make up tone màu tự nhiên, không nên đánh mặt quá bóng vì ánh đèn sẽ khiến mặt chị em trông như đổ dầu nhiều.
  • Không dùng màu son quá nổi bật hay kẻ viền môi quá rõ ràng. Một số màu son gợi ý là hồng nhạt, cam sữa, hồng san hô.
  • Dùng giấy thấm dầu cho vùng đổ mồ hôi để khuôn mặt khi lên hình không bị bóng nhẫy.
  • Nên ngồi thẳng lưng, đầu giữ thẳng, dựa lưng vào tường hoặc ghế, không nên hếch cằm lên mà hơi cúi xuống một chút, mắt mở to nhìn thẳng vào ống kín, tay thả lỏng.
  • Bạn có thể cười nhẹ để ảnh trông rạng rỡ.

Làm căn cước có được son mới không
Bạn hãy tự tin để có một bức ảnh đẹp

Làm căn cước có được son mới không
Bạn có thể cười nhẹ để tự nhiên hơn

Làm căn cước có được son mới không
Ngồi thẳng lưng khi chụp

Thẻ căn cước công dân là quy định bắt buộc đối với mọi người dân có quốc tịch Việt Nam. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết nên mặc gì khi đi làm thẻ căn cước công dân cho đúng với quy định, không gặp phải rắc rối với vấn đề này. Chúc bạn có một tấm ảnh chân dung trên thẻ căn cước công dân vừa ý!