Làm đẹp báo cáo tài chính là gì vas năm 2024

Theo đại diện Bộ Tài chính, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục yêu cầu giám sát chặt vấn đề báo cáo tài chính [BCTC] của doanh nghiệp. Nhưng cùng với sự cố gắng của cơ quan chức năng, vai trò của các doanh nghiệp, của đơn vị kiểm toán cũng là một yếu tố quan trọng, đó là việc ý thức được trách nhiệm công bố thông tin trung thực, góp phần làm lành mạnh, minh bạch cho thị trường.

Tiếp tục giám sát chặt việc công bố báo cáo tài chính trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ: Đ.T

Bị phạt vì sai phạm báo cáo tài chính

Sau khi Bộ Tài chính có yêu cầu cần siết chặt giám sát hoạt động báo cáo, kiểm toán BCTC doanh nghiệp, cơ quan chức năng liên tục có các thông báo xử phạt liên quan đến vấn đề này.

Ngày 4.4, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Xây dựng Alvico [quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội]. Công ty này bị phạt tổng cộng 180 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn và công bố thông tin sai lệch.

Cụ thể, công ty này đã công bố thông tin sai lệch đối với số liệu các chỉ tiêu Dự phòng các khoản phải thu khó đòi, Chi phí quản lý doanh nghiệp và Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại BCTC năm 2019. Cụ thể, tại BCTC năm 2019, công ty công bố thông tin số liệu các chỉ tiêu Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi với giá trị âm 2,1 tỉ đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 3,4 tỉ đồng và Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 3,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán ghi nhận công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi với tổng số dự phòng cần trích lập hơn 4,1 tỉ đồng. Nếu công ty trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi nêu trên, chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” sẽ tăng hơn 4,1 tỉ đồng và dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 của Công ty chuyển từ lãi thành lỗ.

Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, một số doanh nghiệp cố tình “lập báo cáo đẹp” để thực hiện các đợt phát hành thêm các cổ phiếu từ doanh nghiệp và thu được lợi ích cao hơn từ các đợt bán cổ phần, cổ phiếu. Việc làm này là vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chức năng có các biện pháp xử phạt. Thậm chí có thể cấm doanh nghiệp này hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính, chứng khoán.

Ngoài ra là do yếu tố chủ quan bởi những người lập báo cáo không làm tròn những trách nhiệm của người làm BCTC, trong quá trình hoạt động vấn đề hoạch toán doanh nghiệp chưa đầy đủ. Nhưng do việc thúc ép của chủ doanh nghiệp và của cơ quan quản lý yêu cầu các doanh nghiệp phải có báo cáo để nộp, nếu không thì bị phạt… dẫn đến nhiều doanh nghiệp lấy các số liệu dự tính ở những thời kỳ nhất định.

Trách nhiệm của doanh nghiệp, kiểm toán

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính - cho biết, có những trường hợp BCTC của những doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng, doanh nghiệp có lợi ích công chúng đã được kiểm toán độc lập chấp thuận toàn phần nhưng vẫn xảy ra sai sót. Những sai sót đó tập trung vào các nội dung ghi nhận doanh thu, ghi nhận giá vốn, đánh giá về các khoản trích lập dự phòng rủi ro, hoặc những khoản phải thu trong ngắn hạn, dài hạn, khoản phải trả...

Đồng thời, kiểm toán cũng có thể gặp những sai sót trong quá trình kiểm toán BCTC như: Chưa thu thập được những bằng chứng, thông tin để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, bản thân doanh nghiệp cũng có trường hợp không báo hết những thông tin những người, đối tác liên quan trong quá trình kinh doanh.

"Theo thống kê, đơn vị bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến năm 2020 là 38 trường hợp; năm 2021 là 27 trường hợp. Những doanh nghiệp bị kiểm toán từ chối sẽ bị huỷ bỏ niêm yết bắt buộc; còn những doanh nghiệp có những yếu tố loại trừ, tất nhiên, sẽ ảnh hưởng đến đánh giá, quyết định của nhà đầu tư, uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng" - ông Nguyễn Đức Chi nói.

Nói về những nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm trong BCTC, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đầu tiên xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp đã cố tình để thực hiện sai phạm ngay từ đầu, quá trình lập BCTC cũng có những sự tinh vi dẫn đến khi kiểm toán viên vào kiểm toán với thời lượng có hạn đã không thể nhận ra. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa từ phía doanh nghiệp đó là năng lực trình độ của cán bộ quản lý tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp.

[Vietstock] - Các thủ thuật này thường được doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi và được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Làm đẹp cửa sổ” [Window dressing] hay “Xào nấu sổ sách” [Cook the books].

Sổ sách cũng có thể bị xào nấu nhờ một số thủ thuật nhằm thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi

Các doanh nghiệp niêm yết đang đồng loạt công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2010. Nhiều thống kê cho thấy, những giai đoạn khó khăn cũng là lúc các thủ thuật kế toán được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên hơn nhằm “làm đẹp” báo cáo tài chính. Các thủ thuật này được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Làm đẹp cửa sổ” [Window dressing] hay “Xào nấu sổ sách” [Cook the books].

Chúng ta đã từng thấy những khác biệt lớn đến kinh ngạc giữa kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán. Việc nhận diện các thủ thuật “làm đẹp” báo cáo tài chính sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn thận trọng và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm là báo cáo chưa được soát xét.

Vietstock xin giới thiệu bài viết của Ông Lê Ngô Luân [MBA, ACCA], hiện đang làm việc tại Quỹ Đầu tư Aureos Capital Vietnam, một quỹ đầu tư private equity, về các thủ thuật phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng để “làm đẹp” báo cáo tài chính.

Cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng

Thông thường, giai đoạn cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh doanh thu nhằm đạt được kế hoạch lợi nhuận mà Đại hội đồng Cổ đông đã thông qua. Một trong những cách để thực hiện điều này là nới lỏng chính sách bán hàng trả chậm [credit policy]. Ví dụ, thời hạn thanh toán [trả chậm] được tăng từ 30 ngày lên 60 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Khi mà việc tiếp cận nguồn vốn lưu động đang khó khăn như hiện nay, khách hàng sẽ dễ dàng đón nhận ưu đãi này và doanh nghiệp sẽ có cơ hội thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Thế nhưng, hệ quả của cách làm này thể hiện ở việc dư nợ phải thu tăng lên và rủi ro các khoản nợ xấu/nợ khó đòi cũng tăng theo. Điều này cũng sẽ buộc các doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phòng vào cuối năm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bên cạnh đó, với thủ thuật này, dù doanh thu có tăng trưởng thì dòng tiền của doanh nghiệp ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu

Với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, san lấp hoặc EPC [Engineering, Procurement and Construction], một trong những thủ thuật phổ biến nhất có lẽ là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu.

Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp lý, nhưng doanh nghệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.

Ví dụ: Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ M&E cho các công trình ở TPHCM. Hợp đồng quy định khách hàng thanh toán dựa trên phần trăm tiến hộ hoàn thành công việc. Các công trình A, B và C [trị giá 10 tỷ đồng/công trình] phải được hoàn thành và bàn giao vào tháng 4/2011.

Có thể thấy, một sự thay đổi nào trong phần trăm tiến độ hoàn thành công việc đều ảnh hưởng đến doanh thu dự kiến của doanh nghiệp.

Không hợp nhất công ty con khi kết quả bất lợi

Gần đây, nhiều doanh nghiệp cấu trúc lại hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ-con để trở thành tập đoàn đa ngành nghề. Với mô hình này, hoạt động mua bán nội bộ lòng vòng của công ty mẹ và các công ty con là không tránh khỏi.

Khi hợp nhất báo cáo tài chính, các giao dịch nội bộ này phải được loại trừ khỏi doanh thu hợp nhất và giá vốn hàng bán phải được đều chỉnh tương ứng. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau doanh nghiệp [tập đoàn] lại không tiến hành hợp nhất [consolidation] kết quả kinh doanh của công ty con vào công ty mẹ và như thế doanh thu của tập đoàn có thể bị ‘thổi phồng’.

Ví dụ: Tập đoàn ABC chuyên sản xuất bếp gas và đang sở hữu 90% công ty XYZ kinh doanh cùng ngành nghề. Ngày 25/12/2010, ABC bán cho XYZ một lô hàng trị giá trên hợp đồng là 200 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2010, lô hàng đó vẫn còn nằm trong kho của XYZ.

Báo cáo kết quả kinh doanh của ABC và XYZ như sau:

Vì nhiều lý do khác nhau, báo cáo kết quả kinh doanh của XYZ không được hợp nhất vào ABC. Rõ ràng là nếu làm điều này thì doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ABC sẽ là 1,010 tỷ đồng [thay vì 1,200 tỷ đồng] và lợi nhuận sau thuế có thể sẽ thấp hơn mức công bố.

Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hóa”

Để cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ngoài vài thủ thuật trong ghi nhận doanh thu như vừa đề cập, doanh nghiệp còn có thể sử dụng những thủ thuật làm giảm chi phí kinh doanh trong kỳ bằng cách “vốn hóa” [capitalization]. Với thủ thuật này, chi phí kinh doanh được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh một cách hợp lý.

Ví dụ: Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành trong kỳ. Thông thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi công trình đi vào hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị công trình. Chi phí lãi vay sau thời điểm này phải được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Các khóa đào tạo của Vietstock trong tháng 11:

- TPHCM

+ Phân tích kỹ thuật bậc 1

+ Phân tích đầu tư và định giá chứng khoán

+ Các lớp chuyên đề: Sóng Elliott, Lướt sóng, Candlestick

- Hà Nội

+ Sóng Elliott

+ Phân tích kỹ thuật bậc 2

Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Bằng nhiều lập luận khác nhau, doanh nghiệp có thể vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận sau thuế.

Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu.

Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm. Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Trước nhiều sự lựa chọn, doanh nghiệp có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty chứng khoán để tránh phải ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Cũng bằng phương thức tương tự, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

Tóm lại, các thủ thuật kế toán trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí kinh doanh để “làm đẹp” báo cáo tài chính thường được các doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, nhà đầu tư cần phải thận trọng nhận định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm thông tin và so sánh các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành để có cái nhìn toàn diện và hợp lý hơn.

Báo cáo tài chính bao lâu làm 1 lần?

Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định. Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2022 là ngày 01/01/2022-31/12/2022 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2022 là 31/3/2023.

Báo cáo tài chính gồm những báo cáo gì?

Một báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tờ khai quyết toán thuế [cho doanh nghiệp và cá nhân], bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Thuyết minh BCTC bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ kế toán và tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán. Các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng.

Học báo cáo tài chính để làm gì?

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Chủ Đề