Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

VOV.VN - Hăm tã là tình trạng nổi mẩn đỏ ở vùng mông và bẹn của trẻ sơ sinh do tính axit của phân và nước tiểu. Dưới đây là một số mẹo tại nhà giúp các mẹ giải quyết vấn đề này.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Giấm: Giấm là một bài thuốc tại nhà rất hiệu quả trong việc làm dịu vùng da hăm tã. Bạn hãy hòa một thìa cà phê giấm với một cốc nước, rồi dùng hỗn hợp này để lau rửa cho trẻ khi thay tã.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Baking soda: Baking soda giúp giải quyết tình trạng hăm tã mà không gây tổn thương làn da mỏng manh nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Bạn hãy hòa hai thìa canh baking soda vào khoảng 1 lít nước và dùng hỗn hợp này để lau rửa cho trẻ mỗi lần thay tã.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Dầu dừa: Dầu dừa có tính cấp ẩm, chống nấm và kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng làm dịu và chữa lành vùng da bị hăm tã của trẻ. Bạn có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị hăm tã sau mỗi lần thay tã, hoặc hòa vài thìa dầu dừa với nước tắm của trẻ.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Bơ hạt mỡ (Shea butter): Bơ hạt mỡ có trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da nhờ hàm lượng chất béo thực vật cao, khả năng cải thiện tuần hoàn máu và đẩy nhanh tái tạo tế bào, tính cấp ẩm và khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Sau khi rửa và lau sạch vùng mông và bẹn của trẻ, hãy chà bơ giữa lòng bàn tay cho đến khi bơ tan chảy, thoa lên vùng da hăm tã của trẻ.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Bột yến mạch: Tắm cho trẻ bằng nước pha bột yến mạch giúp điều trị hăm tã và đẩy nhanh phục hồi da mà không cần bất kỳ loại thuốc bôi nào. Hãy hòa một thìa canh bột yến mạch vào nước tắm của trẻ và cho trẻ ngâm mình trong đó khoảng 10 phút.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Bột ngô: Bột ngô có tính hút ẩm, nhờ đó giúp giữ cho da trẻ khô thoáng, không để cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Sau khi cho trẻ tắm nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, hãy rắc một ít bột ngô lên vùng da hăm tã thay cho phấn rôm và lặp lại thao tác này mỗi lần thay tã cho trẻ.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh mà còn có nhiều công dụng khác. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ lên vùng da hăm tã của trẻ, thoa nhẹ nhàng cho đến khi sữa ngấm và khô lại, rồi mang tã cho trẻ.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Sữa chua: Sữa chua cũng rất hiệu quả trong việc làm dịu vùng da hăm tã của trẻ, với điều kiện loại sữa chua mà bạn sử dụng là sữa chua hữu cơ, tự nhiên, không đường, vì đường và chất bảo quản có thể có hại cho da của trẻ. Bạn hãy thoa một lớp sữa chua dày lên vùng da bị hăm mẩn của trẻ rồi ngay lập tức mang tã vào.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Sáp dầu: Sáp dầu có tác dụng như một lớp màng bảo vệ da trẻ khỏi các tác nhân gây kích ứng có trong tã bẩn. Sau khi vệ sinh vùng mông và bẹn của trẻ với nước ấm, hãy lau khô và thoa đều sáp dầu lên vùng da này trước khi mang tã cho trẻ.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Không khí: Để trẻ “thả rông” là cách đơn giản nhất để giảm tình trạng hăm tã của trẻ. Bạn có thể dùng miếng lót nhựa đặt lên khu vực nằm bò của trẻ để tránh trẻ làm bẩn chăn nệm, hoặc bạn có thể cho trẻ ngồi bô ngay khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài./.

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban. Tình trạng này thường gặp ở những bé trong độ tuổi từ 8 đến 12 tháng bởi đây là thời điểm mà chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo. Bạn có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị hăm tã bằng mắt thường thông qua các triệu chứng sau:

  • Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn: Vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm theo mùi khai, kéo dài từ hậu môn sau đó lan nhanh đến mông và đùi.
  • Ở những trường hợp nặng, da sẽ chuyển sang loét, chảy nước, chảy máu, có mủ.
  • Bé hay bị đau lúc đi ngoài, quấy nhiều, chán ăn, khó ngủ dẫn đến sút cân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị hăm đít hay trẻ bị hăm hậu môn, nhưng phổ biến nhất là do phân, nước tiểu của bé đọng lại quá lâu hoặc cũng có thể là do mẹ mặc tã cho bé khi da bé còn ẩm ướt. Ngoài ra, bé cũng có thể bị hăm tã do một số nguyên nhân khác như: da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, quấn tã quá chặt, bé bị tiêu chảy kéo dài…

Vậy, cách trị hăm tã cho bé là gì? Mời bạn đọc tiếp!

10 cách trị hăm tã tự nhiên, an toàn cho bé

1. Cách trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa

Bé bị hăm phải làm sao? Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm cho bé rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

2. Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng sữa mẹ

Cách trị hăm tã cho bé là gì? Dùng sữa mẹ là một cách trị hăm tã cho bé vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Vậy, làm gì khi trẻ bị hăm ở mông? Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

3. Cách trị hăm tã bằng giấm

Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm tã, phát ban. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh trong trường hợp này là bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH. Để trị hăm tã cho bé bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã nhằm chữa hăm cho bé.

4. Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch

Cách trị hăm hậu môn cho trẻ sơ sinh hay cách trị hăm háng cho bé là gì? Hãy dùng bột yến mạch! Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng bé bị hăm tã nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

5. Cách trị hăm tã bằng lô hội

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Một trong những cách trị hăm cho bé là dùng lô hội. Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Đối với cách chữa hăm cho bé này, bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé.

6. Cách trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà

Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.

7. Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn có thể dùng lá trầu không để trị hăm tã cho bé. Lá trầu không có tính kháng viêm, sát khuẩn tốt, giảm triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ. Để trị hăm tã cho con bằng lá trầu không, bạn làm như hướng dẫn sau.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3-4 lá trầu không to bằng bàn tay
  • Muối
  • 1 lít nước

Cách dùng lá trầu không chữa hăm cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 2: Đun sôi lá trầu không và 5g muối với 1 lít nước trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Khi nước lá trầu không nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 4: Dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không rồi chấm nhẹ nhàng lên da bị hăm của bé.

8. Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Lá chè xanh nổi tiếng với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, và thường được dùng để dưỡng da nhờ chứa nhiều vitamin.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để trị hăm cho bé bằng lá chè xanh:

  • 1 nắm lá chè xanh tươi
  • 1 lít nước
  • Muối

Cách trị hăm tã cho bé bằng lá chè xanh:

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh rồi ngâm với nước muối loãng trong 5 phút.
  • Bước 2: Đun sôi lá chè xanh và 5g muối với 1 lít nước trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Khi nước lá chè xanh nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm thấm nước lá chè xanh và rửa vùng da bị hăm cho bé.

Lưu ý:

Không dùng lá chè xanh trị hăm cho bé khi da trẻ có các vết thương hở, trầy xước, sưng tấy có mủ. Nguyên nhân là vì lá chè xanh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn những vùng da này.

9. Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn vùng da bị hăm tã, giúp tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn nhanh khỏi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2-3 quả mướp đắng non
  • 2 lít nước
  • Muối

Cách trị hăm tã cho bé bằng khổ qua:

  • Bước 1: Ngâm khổ qua với nước muối loãng trong 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Bước 2: Cắt lát khổ qua và bỏ hạt.
  • Bước 3: Đun sôi khổ qua và 5g muối với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Khi nước khổ qua nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 5: Dùng nước khổ qua rửa nhẹ nhàng vùng da hăm cho bé.
  • Bước 6: Thấm khô da bé bằng khăn mềm, không cần rửa lại với nước thường.

10. Cách trị hăm tã cho bé bằng lá khế

Lá khế là thảo dược có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm. Bạn có thể dùng lá khế để tắm cho vùng da bị hăm tã của trẻ để khắc phục tình trạng này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá khế
  • 1,5 lít nước
  • Muối

Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá khế:

  • Bước 1: Ngâm lá khế với nước muối loãng trong 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Bước 2: Giã nát lá khế.
  • Bước 3: Đun sôi lá khế và 5g muối với 1,5 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Khi nước lá khế nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 5: Dùng khăn sạch thấm nước lá khế và rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm
  • Bước 6: Rửa lại bằng nước sạch rồi dùng khăn mềm lau khô cho bé.

Bạn có thể xem thêm:

Những lưu ý trong cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Làm thế nào để chữa hăm cho trẻ sơ sinh năm 2024

Hăm tã là vấn đề khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và việc điều trị không quá khó. Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của hăm tã trở nên trầm trọng hơn:

  • Không vội vàng dùng phấn rôm em bé hoặc bột ngô để điều trị hăm tã khi thấy con có dấu hiệu hăm tã bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm tã trở nên tồi tệ hơn.
  • Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn như một cách trị hăm tã để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị hăm tã không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên nó có thể khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Là cha mẹ, bạn không chỉ nên biết cách trị hăm tã, mà còn có thể giúp bé giảm nguy cơ gặp vấn đề này thông qua các biện pháp sau:

1. Thay tã thường xuyên

Thay tã thường xuyên mỗi một hoặc hai tiếng là cách để ngăn ngừa và điều trị chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khi phân và nước tiểu được thải ra ngoài, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc với các điều kiện này trong thời gian dài sẽ dễ gây hăm tã, phát ban da.

2. Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé

Khi vệ sinh vùng mặc tã cho bé, để tránh bị kích ứng, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Nếu bé quá bẩn, bạn có thể dùng thêm một chút xà phòng nhẹ, không gây kích ứng, không có mùi hương. Sau khi vệ sinh cho bé xong, hãy để vùng kín thật khô thoáng trước khi đóng bỉm mới cho bé. Đây là một cách trị hăm tã và phòng ngừa hăm tã vô cùng đơn giản.

3. Cho bé “thả rông” một khoảng thời gian trong ngày

Thay vì cho bé mang tã suốt cả ngày, hãy cho bé “thả rông” một khoảng thời gian. Điều này không chỉ giúp cho vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng mà còn giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị đau rát. Để giảm nguy cơ bé tè ướt giường, bạn có thể lót một chiếc khăn không thấm nước lên giường trước khi cho bé nằm lên.

4. Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng

Khi thấy bé bị hăm tã hay trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn, bạn không chỉ nên tham khảo những cách trị hăm tã ở trên, mà còn có thể thử cho bé thử sử dụng một loại tã khác bởi rất có thể loại tã mà bé đang sử dụng dễ bị tràn hoặc có chứa mùi hương, dễ gây kích ứng cho những bé có làn da rất nhạy cảm. Ngoài ra, khi chọn tã cho bé, bạn cũng nên chú ý chọn những loại có kích cỡ phù hợp, tránh để bé cảm thấy khó chịu, chật chội, bí bách, gây kích ứng cho làn da, dẫn đến hiện tượng hăm tã.

5. Sử dụng kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa

Kem chống hăm tã là cách ngăn ngừa và cũng là cách điều trị hăm tã phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ nghĩ đến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm cho bé. Mỗi loại sẽ có những thành phần khác nhau nhưng đa phần, các loại kem này sẽ có chứa oxit kẽm với các thành phần tự nhiên để làm dịu da. Nếu bé bị hăm tã thường xuyên, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm này để ngăn ngừa hăm tã cho bé.