Lập dàn ý luyện tập tạo lập văn bản

- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (có thể dự kiến phần mở đầu và kết thúc truyện), sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.

- Các bước lập dàn ý gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Phần II

1.

* Chọn nhan đề:

- Chị Dậu phá kho thóc Nhật

- Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

* Lập dàn ý:

Đề 1: Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.

Thân bài:

+ Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng.

+ Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật.

+ Chiến thắng trở về chị cứu được anh Dậu khỏi nhà lao, chia thóc cho những hộ dân nghèo.

+ Về sau, anh Dậu cũng được giác ngộ cách mạng và hai vợ chồng tham gia vào Đảng cùng nhân dân đánh giặc, cứu nước.

Kết bài: Cuộc sống sau khi tham gia cách mạng được cải thiện, anh chị Dậu cùng nhân dân hăng hái lập chiến công.

2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự

- Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết. Từ đề tài, chủ đề, cần tưởng tượng, phác ra những nét  chính của cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cấu trúc: mở - thân(phát triển, đỉnh điểm) – kết.

- Dàn ý chung:

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...).

+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

Luyện tập

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện (một học sinh học tập chăm ngoan nhưng do bị bạn bè lôi kéo đi chơi điện tử nhiều nên bê trễ việc học nhưng đã kịp thởi tỉnh ngộ do đọc được một cuốn sách của Nguyễn Ngọc Kí về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh).

- Thân bài:

++  Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi môn Tiếng anh, vị trí luôn đứng đầu lớp.

++ Giữa học kì Linh ngày càng thân thiết với một nhóm bạn xấu hay rủ rê bạn bè đi chơi, và đánh điện tử.

++ Ban đầu, Linh đi cùng chỉ đứng xem, sau đó thấy thích đã lao vào chơi. Càng chơi lại càng ham, Linh quên ăn, quên ngủ, quên luôn cả việc học chỉ vì chơi điện tử. Thành tích học không được duy trì, ngày càng thụt lùi.

++ Bị mẹ bắt được trong quán nét sau 2 ngày không về nhà, Linh xấu hổ không dám đến trường.

++ Cô giáo chủ nhiệm đến hỏi thăm, đem theo một cuốn sách viết về Nguyễn Ngọc Kí.

++ Sáng hôm sau, em đến lớp với sự hứng khởi và xin cô thêm bài tập để làm ở nhà.

++  Linh nỗ lực bắt đầu lại từ đầu và lại dành vị trí số 1 của lớp.

- Kết bài: Bài học về sự sa ngã trong những phút yếu lòng của Linh là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn học sinh.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện: bác chủ trọ nhân hậu, giúp đỡ sinh viên bằng cách nấu cơm hàng ngày, giảm tiền thuê nhà cho các bạn khó khăn.

- Thân bài:

++  Giữa Hà Nội xô bồ, tấp nập người ta đua chen kiếm tiền, nhưng bác chủ tọ ở Cổ Nhuế lại tận tình giúp đỡ sinh viên bằng tình cảm chân thành, không mong làm giàu.

++ Hàng ngày, bác nấu ăn cho sinh viên, nhờ vậy sau những giờ học tập mệt mỏi mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn.

++ Bác sẵn sàng giảm tiền thuê nhà để giúp đỡ các sinh viên nghèo.

++ Tình cảm của bác được mọi người đón nhận và thêm yêu quý

++ Đến một ngày khi tuổi đã cao, bác đã ra đi vì căn bệnh u não để lại tiếc thương cho tất cả sinh viên, hàng xóm, láng giềng.

- Kết bài: tấm lòng nhân hậu của bác được biết đến và lan tỏa lên sóng truyền hình. Tuy bác đã ra đi nhưng tấm lòng của bác thì luôn còn mãi.



Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

   a.

   - Mở bài (từ đầu… bày la liệt trên bàn): cảnh buổi lễ sinh nhật.

   - Thân bài (tiếp … chỉ gật đầu không nói) : món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.

   - Kết bài (còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

   b. Các yếu tố:

   - Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.

   - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.

   - Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.

   - Câu chuyện diễn ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.

   - Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.

   c. Những nội dung của ý (b) được tác giả kể theo trình tự thời gian của buổi sinh nhật và sự hồi tưởng đưa trở ngược quá khứ.

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

   (SGK trang 95)

Luyện tập

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Văn bản Cô bé bán diêm:

   a. Mở bài: Giới thiệu cô bé bán diêm rét mướt giữa đường đêm giao thừa.

   b. Thân bài: (Theo trình tự thời gian)

   - Cảnh giá rét của đêm và cảnh ngộ đáng thương.

   - 4 lần quẹt diêm:

       + Lần thứ nhất hiện ra một cái lò sưởi.

       + Lần thứ hai là bàn ăn thịnh soạn.

       + Lần thứ ba thấy một cây thông Nô-en.

       + Lần thứ tư được gặp người bà hiền hậu.

   - Kết quả: mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.

   - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác.

   c. Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động nhớ mãi”

   - Mở bài: Giới thiệu khái quát về người bạn và kỉ niệm xúc động.

   - Thân bài:

       + Hoàn cảnh diễn ra sự việc: thời gian, không gian… có gì đặc biệt.

       + Quá trình xảy ra sự việc: bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

       + Điều ấn tượng nhất khiến em xúc động là gì? Xúc động như thế nào?

   - Kết bài: Vì sao em nhớ mãi về kỉ niệm đó. Kỉ niệm đó ảnh hưởng như thế nào về tình cảm, cuộc sống của em sau này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 8 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Lập dàn ý luyện tập tạo lập văn bản

Lập dàn ý luyện tập tạo lập văn bản

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất | Soạn bài lớp 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.